Như đã biết, ngoài các nhà sản xuất tên tuổi đã và đang bắt đầu làm nên thương hiệu cho mình tại Trung Quốc và trên toàn thế giới như Lenovo hay Huawei thì cho tới nay, các nhà sản xuất không tên tuổi khác ở Trung Quốc hiện vẫn chưa có nhiều dấu ấn đặc biệt, nhất là trong việc tiếp cận và nắm lợi thế trên thị trường.

Do đó, có thể nhận thấy rõ ràng chiến lược hiện nay của nhiều nhà sản xuất smartphone Trung Quốc có cả nổi tiếng lẫn không tên tuổi trong giới công nghệ đang ngày càng hướng tới việc tiếp cận và mở rộng nhiều hơn nữa ra các thị trường bên ngoài.

Tuy vậy thì điều này không để khẳng định rằng, thị trường có tới "tỉ dân" này là thị trường thiếu tiềm năng và khiến hãng ngay cả các hãng công nghệ trong nước phải bỏ mặc để chuyển trọng tâm sang các thị trường khác. Vậy thì nguyên nhân gì khiến các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc phải làm như vậy?

Ảnh
Dù có chiến lược giá rẻ rất thành công trong thời gian trước nhưng các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc vẫn bị thua ngay trên sân nhà do phần lớn nguyên nhân nằm ở số lượng đông đảo các nhà sản xuất smartphone trong nước đang gia tăng nhanh chóng hiện nay.

Mọi thứ có thể hiểu khá rõ ràng rằng, trong khi các ông lớn hiện nay như Samsung hay Apple vẫn đang cố "đổ xô" và cố gắng chiếm lĩnh thị trường "đông dân" nhất thế giới này thì chính việc cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu mạnh vào thị trường Trung Quốc đó đã vô tình tạo nên sức ép và áp lực lớn lên các nhà sản xuất trong nước và chưa kể là thị trường smartphone sẽ trở nên càng ngày càng "chật chội" hơn.

"Thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc đang dần bão hòa và nếu bạn muốn tiếp tục phát triển, bạn phải hướng ra bên ngoài", chuyên gia phân tích Peter Yu của hãng BNP Paribas nói.

Cũng theo số liệu thống kê từ IDC, vào khoảng thời gian từ năm 2011 tới năm 2013, dù các lô hàng smartphone được cung cấp cho thị trường Trung Quốc đã có mức tăng trưởng khá tốt, gấp 4 lần thì với tình hình hiện nay, các lô hàng dường như đã có dấu hiệu chậm lại nhanh chóng và cho thấy triển vọng không mấy sáng sủa.

Trong khi đó, trái ngược với thị trường Trung Quốc, các thị trường như Ấn Độ, Đông Nam Á hay Châu Mỹ La Tinh lại đang nổi lên như là các thị trường có sức hút lớn và nhu cầu cao với các dòng điện thoại thông minh, điều cũng đã từng xuất hiện tại thị trường "tỉ dân" cách đây khá nhiều năm.

Như vậy có thể thấy, đối với các nhà sản xuất Trung Quốc, việc mở rộng ra các thị trường bên ngoài là một việc tất yếu và vô cùng cần thiết để có thể duy trì sự phát triển và gia tăng lợi nhuận bởi "sự cạnh tranh về giá cả ở Trung Quốc thực sự quá khốc liệt", nhà phân tích IDC Kiranjeet Kaur cho biết.

Ảnh
Các nhà sản xuất mới nổi như Xiaomi cũng đang cho thấy chiến lược "hướng ngoại" rõ ràng hơn của mình thời gian gần đây, mặc dù mọi thứ vẫn còn rất khó khẳn ở các thị trường mà nó hướng tới.

Cũng trong một phát biểu với Nhật báo phố Wall gần đây, chính CEO của Lenovo cũng đã phải khẳng định chắc chắn rằng thị trường Trung Quốc thực sự là thị trường cạnh tranh nhất trên thế giới hiện nay khi mà ngoài các NSX ngoại ra thì còn có rất đông đảo các nhà sản xuất trong nước.

Với Lenovo và Huawei, hai hãng công nghệ lớn có tiềm lực tài chính dồi dào có thể tiếp cận ra các thị trường ngoài nước một cách dễ dàng thì đó không phải là điều bàn cãi tuy nhiên với một số hãng không tên tuổi hoặc có nguồn lực nghèo nàn như CoolPad hay Xiaomi thì đó là cả một thách thức lớn.

Một trở ngại tiềm tàng khác cũng được đưa ra phân tích đó là thứ mà một số nhà sản xuất Trung Quốc còn thiếu để có thể đứng vững trên các thị trường nước ngoài, đó chính là số lượng những bằng sáng chế đang sở hữu, điều sẽ trở thành những rủi ro lớn với họ nếu như phải đem ra tranh chấp, kiện tụng tại tòa án, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu.

Nguồn Nhật báo Phố Wall.



Bình luận

  • TTCN (0)