Khi các nhà sản xuất đài radio của Đức tụ tập lại hồi năm 1924 để trình làng những snar phẩm mới của họ, chỉ 1 năm sau đó, các bản tin phát sóng định kì trở nên phổ biến trong đất nước này. Có lẽ họ không tưởng tượng ra được họ đã gieo một hạt giống mà sau này cái cây IFA trở nên xum xuê như ngày nay.

Dù cho chiến tranh, dù cho có sự trỗi dậy của các công nghệ truyền thông mới cùng sự suy tàn của các công ty điện tử tiêu dùng từ Âu cho tới Á thì sự kiện hàng năm funkausstellung ở Berlin, viết tắt là "FA" trong từ IFA đến nay trở thành một trong những triển lãm điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới, khởi đầu từ năm 1920 là những chiếc radio.

TV xuất hiện tại IFA hồi năm 1928 nhưng thống trị vẫn là radio. Một trong những hình ảnh mới nhất của IFA cho thấy Albert Einstein đang ngắm nghía chiếc radio tại sự kiện này. Ông đã phát biểu khai mạc sự kiện tại thời điểm mà người dân Đức gọi là "Triển lãm radio và máy hát đĩa Đức vĩ đại lần thứ 7".

Ảnh
Albert Einstein đang xem chiếc radio tại IFA năm 1930.

Sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát-xít Đức hồi những năm 1930 khiến sự kiện này rơi vào tay Bộ Khai sáng và Tuyên truyền tổ chức, năm 1939 bị gián đoạn sau 16 năm liên tục khi mà cả châu Âu rơi vào chiến tranh thế giới thứ 2.

Tiếp theo thời hậu chiến và nước Đức chia đôi, triển lãm này không còn giữ nhịp thường niên và không còn cố định ở Berlin nữa. Năm 1950 IFA được tổ chức tại Dusseldorf và sau đó là tại Frankfurt. Những năm đó đánh dấu sự bùng nổ về thiết bị điện tử tiêu dùng như radio FM, TV, các thiết bị dùng transistor và các phát minh mới như máy cassette và bộ điều khiển từ xa.

Năm 1967, IFA lang thang khắp nơi cuối cùng quay trở về vùng Tây Berlin và năm ấy là năm lần đầu tiên xuất hiện công nghệ TV màu. Thống đốc Berlin Will Brandt tận dụng sự kiện này để phát sóng trên toàn thành phố, vài năm sau đó Đông Đức mới có thể có được công nghệ phát sóng truyền hình màu.

Cùng với tốc độ phát triển của ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng thì có rất nhiều sản phẩm mới được trình làng tại IFA. Triển lãm từng là sàn diễn đầu tiên của máy teletext (1977), đĩa hát (1979) hệ thống data radio (1987), TV màn hình rộng (1989), MiniDisc và MP3 (1991), DVD (1997) và TV số (2003).

Ảnh
Một trong những chiếc máy quay VHS đầu tiên tại IFA 1983.

Mãi cho đến năm 1995, các nhà tổ chức mới hướng IFA sang triển lãm đa phương tiện thực thụ, nhưng đối với khách tham quan, tương lai của điện tử tiêu dùng cần phải rõ ràng là: nhỏ, kĩ thuật số và có mạng.

Khi cứ đợt sóng sản phẩm này tiếp nối đợt sóng sản phẩm khác tràn ngập trên thị trường, các nhà sản xuất không còn giữ được chu kì sản phẩm 2 năm được nữa và IFA đưa ra một quyết định quan trọng nhất của họ: phải giữ nhịp tổ chức thường niên.

Quyết định này có từ năm 2005, nên khiến một số công ty điện tử tiêu dùng không theo kịp nhịp này và họ chuyển sang triển lãm Cebit, là triển lãm về CNTT lớn được tổ chức hàng năm tại Hanover vào tháng 3 (mùa lạnh), rồi đến IFA vào đầu tháng 9 đầy nắng tại Berlin. Nhưng Cebit lại không thu hút các nhà sản xuất điện thoại bằng sự kiện Mobile World Congress tổ chức hàng năm vào tháng 2, trước Cebit 1 tháng.

Đến nay, IFA vẫn là một trong hai triển lãm điện tử tiêu dùng chính của thế giới. Triển lãm còn lại là CES vào tháng 1 ở Las Vegas, Mỹ có tuổi đời trẻ hơn, từ năm 1967.

Theo PC World VN. Nguồn Computerworld.




Bình luận

  • TTCN (0)