Hố đen khổng lồ được phát hiện ở trung tâm thiên hà lùn M60-UCD1 nhỏ hơn thiên hà Milky Way (Dải Ngân Hà) 500 lần, được cho là có khối lượng tương đương 21 triệu lần mặt trời, cách Trái Đất 54 triệu năm ánh sáng, nó chiếm 15% tổng khối lượng của chòm sao.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Seth và 13 nhà thiên văn học khác. Dự án nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kì, Quỹ nghiên cứu Đức và sự hợp tác với Đài quan sát Gemini, trong đó bao gồm NSF (cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kì) cùng các cơ quan khoa học tại Canada, Chile, Australia, Brazil và Argentina.

Hố đen là một miền chứa mật độ vật chất dày đặc đến nỗi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của nó. Các nhà khoa học cho rằng M60-UCD1 có thể là tàn dư của một thiên hà lớn hơn có miền ngoài bị tách ra sau khi tiếp cận quá gần với thiên hà M60 và trở thành một phần của thiên hà này.

Thiên hà lùn siêu nén (Ultra-compact dwarf galaxy) là một trong những hệ thống sao dày đặc nhất trong vũ trụ. M60-UCD1 là thiên hà lớn nhất trong hệ thống này được biết đến tại thời điểm hiện tại. Các nhà thiên văn ước tính khối lượng của hố đen siêu lớn trong thiên hà lùn bằng cách đo tốc độ và chuyển động của các ngôi sao trong quỹ đạo xung quanh nó.

Một giả thuyết khác là M60-UCD1 không có một hố đen siêu lớn, mà thay vào đó là rất nhiều sao mờ có khối lượng lớn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Anil Seth cho biết nhóm nghiên cứu đã kết hợp các quan sát từ Đài thiên văn Gemini North và phân tích các hình ảnh lưu trữ bởi Kính thiên văn không gian Hubble, đã tiết lộ rằng khối lượng được tập trung ở trung tâm thiên hà cho thấy sự hiện diện của một lỗ đen siêu lớn.

Các nhà thiên văn học đã công bố một bài báo nghiên cứu M60-UCD1vào năm ngoái cho thấy thiên hà này là một nguồn tia X vô cùng dày đặc. Tia X phát xạ chứng tỏ khí bị hút vào hố đen với tốc độ điển hình của hố đen siêu lớn trong các thiên hà lớn.

Nguồn Dailymail.



Bình luận

  • TTCN (0)