Xuyên suốt lịch sử công nghệ, đã có rất nhiều đề tài tranh luận về các vấn đề xung quanh những chiếc PC, laptop và các thiết bị bỏ túi của chúng ta. Và trong năm 2015, đề tài về các thiết bị đeo trên người (wearable) sẽ bắt đầu bùng nổ.
Có lẽ các cuộc tranh cãi đã sớm bắt đầu rồi nhưng chúng ta tin chắc rằng thị trường cho các thiết bị công nghệ mang trên người vẫn chưa nổi bật lắm. Các doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực mà phần lớn người tiêu dùng vẫn chưa mấy quan tâm hoặc nếu họ có thích thú thì cũng sẽ sớm bị thất vọng mà thôi. Sự ra đời của đồng hồ thông minh Apple Watch sẽ thay đổi tất cả. Tất cả các công ty đã và đang kinh doanh trên thị trường thiết bị đeo đều thẳng thắn thừa nhận rằng Apple thực sự thâm nhập vào thị trường này theo đúng nghĩa của nó. Ngay cả những đối thủ cạnh tranh về phần cứng của Apple cũng nhận biết được hãng này không thường sớm nhảy vào danh mục sản phẩm mà họ đã tạo ra.
Bất cứ những phân tích về vòng đời chấp nhận sản phẩm công nghệ nào cũng sẽ cho biết thời điểm chính là chìa khóa mở cửa thị trường tiêu dùng. Một số công ty lao vào kinh doanh những danh mục sản phẩm rất sớm trước khi các công nghệ hỗ trợ nó được hoàn thiện và trước cả khi thị trường đã sẵn sàng để đón nhận. Còn nhớ vào những năm trước khi mà Consumer Electrics Show đã có gian hàng công nghệ các thiết bị Wearable. Chúng luôn trưng bày những thứ gây tò mò thích thú, nhưng không có thứ gì khiến đại đa số người dùng sẵn sàng để chấp nhận.
Microsoft cũng đã đi quá nhanh. Họ có tầm nhìn tốt cho chiếc máy tính bảng nhưng tiếc là quá sớm. Họ có vẻ đã nhận ra rằng thị trường các thiết bị đeo sẽ rất lớn và thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thiết bị cá nhân thông minh. Với hai ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng Microsoft đã quá vội vàng khi mà cả công nghệ lẫn thị trường vẫn chưa thực sự được chuẩn bị kĩ càng cho những loại sản phẩm như vậy. Một vị giám đốc điều hành nói rằng: quá sớm hay quá muộn đều tệ như nhau. Thời điểm thích hợp mới là mấu chốt. Theo định luật Moore, thời điểm kích hoạt thị trường các thiết bị đeo thực sự sắp đến gần.
Sự lan tràn của các vi mạch
Cuối cùng, sự phát triển theo định luật Moore đã cho ra đời những bộ vi xử lí nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn và tiết kiệm pin hơn. Nhờ vào những tiến bộ này, chúng ta sẽ có thể đưa vào các thiết bị siêu nhỏ nhiều tính năng hơn mà tốn ít năng lượng hơn. Nhưng công nghệ cho các thiết bị đeo sẽ không được nâng cấp trừ khi hệ thống xử lí được thiết kế đặc thù cho từng ứng dụng trên thiết bị. Đây là những gì mà Intel chuẩn bị thực hiện trên module Edison và Qualcom đang làm với hệ thống Toq của mình. Apple cũng xây dựng hệ thống tích hợp của mình cho đồng hồ Apple Watch goi là S1. Hệ thống này về bản chất là một cấu trúc máy tính đầy đủ trên một vi mạch đơn. Việc thiết kế một bộ vi xử lí đặc thù, không chỉ tận dụng các giải pháp có sẵn ăn khớp trên các ứng dụng khác, là một cách đầy ý nghĩa để thúc đẩy danh mục sản phẩm này tiến xa hơn nữa.
Thật là thú vị khi mà Apple thực ra đang đẩy nhanh tiến trình của định luật Moore để phục vụ cho lợi ích riêng của họ. Apple có được sự xa xỉ nhờ việc thiết kế kết cấu bộ vi xử lí đặc thù cho chính mình. Định luật Moore cho rằng các transistor sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm. Chip A8 của Apple đã gần như làm tăng gấp đôi lượng bóng bán dẫn chỉ trong 1 năm. Apple đã “đóng gói” 2 tỉ bóng bán dẫn trong A8. Điều này dặt ra câu hỏi : Apple có thể làm gì với đồng hồ thông minh Apple Watch khi họ có thể đưa 2 tỉ transistor vào trong nó? Điều này chắc chắn sẽ xảy ra tại một thời điểm nào đó trong tương lai.
Những cải tiến mạnh mẽ này là những gì được chuẩn bị cho cuộc chiến về các thiết bị công nghệ gắn trên cơ thể chúng ta.
Máy tính đeo trên người - Wearing Computer
Ý tưởng mang một cái máy tính trên người vẫn còn khá xa lạ đối với người tiêu dùng. Dù nó là một cái đồng hồ thông minh hay là một máy theo dõi hành vi, sức khỏe và chế độ luyện tập thì hầu hết mọi người đều chưa chấp nhận được thói quen đeo một thiết bị thông minh trên người. Thị trường này đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Chắc chắn là các thiết bị công nghệ mang trên người có nhiều vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, các vấn đề này vẫn chưa rõ ràng cho lắm đối với đại đa số. Trong năm 2015, chúng ta có thể tin rằng sẽ có những bước tiến trong việc khắc phục các vấn đề cho hàng loạt máy móc thiết bị gắn trên cơ thể.
Một trong số những giải pháp trên sẽ là các sản phẩm dùng cho nhiều mục đích thông thường, có thể thực hiện một loạt chức năng tương đối tốt và một hoặc hai chức năng gì đó thực sự hoàn hảo. Những giải pháp khác tập trung vào một số trường hợp khi sử dụng, có thể chỉ thực hiện một số chức năng nào đó thật tốt mà thôi. Trên thị trường tiêu dùng đang phát triển có hàng tỉ khách hàng là những người có thể yêu thích công nghệ gắn trên người, miếng bánh thị phần sẽ không đủ lớn để cho bạn chạy lòng vòng xem xét. Cũng giống như nhiều thị trường tiêu dùng công nghệ, công nghệ wearable không phải là một trò chơi có tổng lợi nhuận bằng không.
Như Lou Gertner, cự CEO của IBM đã từng nói: "Thị trường là người dùng nắm quyền chủ chốt”. Chúng ta có thể kì vọng các doanh nghiệp trau chuốt các sản phẩm, chọn lọc những thứ mang lại những điều mới lạ và có ích cho đại đa số người tiêu dùng. Có nhiều khả năng cuối cùng thị trường cũng sẽ tìm ra hướng đi của mình. Nhưng nó sẽ là người phán xét cuối cùng trong cuộc chiến các thiết bị gắn trên cơ thể. Không có gì tốt hơn một quan tòa và bồi thẩm đoàn xem xét đặc tính thân thiện với đời sống hằng ngày của những sản phẩm này.
Theo PC World VN.
Bình luận