Sao Diêm Vương đang đứng trước cơ hội để có thể quay trở lại gia nhập "câu lạc bộ" 9 hành tinh trong Hệ mặt trời.

Sao Diêm Vương được phát hiện lần đầu tiên và mang danh hiệu "hành tinh" vào năm 1930, tuy nhiên, nó đã nhanh chóng bị tước đi tên gọi này và được nhắc với cái tên là "hành tinh lùn" kể từ sau cuộc họp của hơn 3000 nhà thiên văn và khoa học thuộc Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) tại Praha, CH Séc vào tháng 8/2006.

Trong đó, những lí luận mà các nhà khoa học đưa ra chủ yếu liên quan tới định nghĩa một thiên thể thế nào được gọi là một hành tinh thực sự, đồng thời họ cũng phát hiện ra rằng, còn có sự tồn tại của các thiên thể thậm chí còn lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng sao Diêm Vương trong vùng ngoài cùng của Hệ mặt trời là vành đai mới phát hiện Kuiper.

Qua đó, sao Diêm Vương sẽ cùng với thiên thể mới tìm thấy 2003 UB313, tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời Ceres và mặt trăng lớn nhất của chính nó là Charon bị coi như là hành tinh lùn và là các thiên thể hình cầu nằm ngoài sao Hải Vương.

Ảnh
Hiện sao Diêm Vương đang được xếp vào danh sách hành tinh lùn cùng với các thiên thể khác.

Tuy nhiên, gần đây vấn đề có nên gọi sao Diêm Vương là hành tinh lùn tiếp tục hay không lại đang được mang ra cân nhắc và mổ xẻ một cách kĩ lưỡng thêm lần nữa.

Theo nhà lịch sử khoa học Owen Gingerich đến từ trường ĐH Harvard, kiêm chủ tọa buổi diễn đàn của Ủy ban định nghĩa hành tinh trực thuộc IAU hồi tháng trước, ông tranh luận rằng: "Một hành tinh là một từ được định nghĩa theo phương diện văn hóa và nó có thể thay đổi qua thời gian" do vậy sao Diêm Vương sẽ là một hành tinh theo như định nghĩa mới.

Trái lại với những ý kiến đó, một chuyên gia khác về lĩnh vực này là ông Gareth Williams, PGĐ Trung tâm Tiểu hành tinh của IAU vẫn tiếp tục giữ vững quan điểm cho rằng sao Diêm Vương không thể là hành tinh được dựa trên những trích dẫn định nghĩa hành tinh trước đó nói rằng một thiên thể để được gọi là một hành tinh thì cần phải đảm bảo các tiêu chí như sau:

  • Thiên thể phải nằm trong quỹ đạo Mặt trời.
  • Thiên thể phải có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính có thể tạo nên hình dạng tròn hoặc gần tròn.
  • Quỹ đạo bay của thiên thể phải tách biệt và không cắt với bất kì một vật thể nào khác có cùng kích thước hay các đặc điểm tương tự.

Và do vậy, Williams nói rằng sao Diêm Vương đã không đáp ứng được tiêu chí thứ ba khi quỹ đạo với độ lệch tâm lớn và rất nghiêng của nó đã vô tình cắt qua quỹ đọa của sao Hải Vương, đồng thời nó cũng quá nhỏ và quá xa trung tâm hệ mặt trời. Thực tế là sao Diêm Vương có "thân hình" rất nhỏ với bán kính chỉ gần 1207 km, tức là bằng 1/5 so với bán kính 6.371 km của Trái Đất chúng ta.

Ảnh
Sao Diêm Vương và ba vệ tinh đã được khám phá của nó. Sao Diêm Vương và Charon là các vật thể sáng nhất ở giữa, hai vệ tinh nhỏ hơn ở phía phải và phía dưới xa hơn phía ngoài.

Trong một cuộc tranh luận được công khai trước các nhà khoa học, giáo viên và khán giả vào ngày 18/9 vừa qua, ba nhà khoa học là Gingerich, Williams và Dimitar Sasselov (Giám đốc của Sáng kiến khởi nguồn cuộc sống thuộc trường ĐH Harvard) đã đưa ra những lập luận để bảo vệ quan điểm của mình và hai trong số ba nhà khoa học là Gingerich và Sasselov đã chính thức lên tiếng về việc khẳng định sao Diêm Vương phải là một hành tinh. Bên cạnh đó, một cuộc bỏ phiếu từ người xem cũng đã cho thấy sự đồng ý đông đảo từ phía người quan tâm tới vấn đề hệ trọng này.

Tuy nhiên, theo tờ USA Today cho biết, một phát ngôn viên của IAU khẳng định thì hiện tại vẫn chưa hề có bất kì một nhà thiên văn học nào đưa yêu cầu về vấn đề này vào trong chương trình nghị sự của Đại hội đồng sẽ diễn ra vào tháng 8/2015 tới tại Honolulu. Hawaii, Mỹ.

Dù chưa biết kết quả sắp tới sẽ như thế nào, nhưng đây vẫn là một tín hiệu rất tốt cho thấy những sự thay đổi quan trọng, đầy tích cực của con người về thế giới quan cũng như đẩy nhanh quá trình khai phá các khái niệm vũ trụ mới vẫn còn đầy bí ẩn ngoài không gian kia.

Theo VnReview. Nguồn Usatoday.



Bình luận

  • TTCN (0)