Ảnh
Một trong nhiều bức ảnh đăng trên Instagram chụp bằng camera có số lượng megapixel hạn chế của iPhone

Hiểu nhầm: Bạn không thể chụp được những bức ảnh đẹp nếu camera có ít megapixel

Sự thật: Đó là một trong những niềm tin phổ biến nhất trong ngành nhiếp ảnh số. Nhưng chất lượng bức ảnh còn được quyết định bởi nhiều yếu tố khác, chứ không chỉ có số điểm ảnh (megapixel). Đó là các yếu tố như ống kính camera, mạch, cảm biến – đấy là còn chưa nói đến khả năng điều chỉnh ánh sáng, bố cục – đều là những yếu tố quan trọng để có bức ảnh đẹp.

Hiểu nhầm: dùng ĐTDĐ tại trạm xăng dễ gây nguy cơ cháy nổ

Sự thật: Cho đến nay, mới chỉ có một trạm xăng được đưa tin là bị cháy có liên quan đến ĐTDĐ, nhưng dù thế, sau đó người ta đã phát hiện ra chiếc ĐTDĐ đó không hề phải chịu trách nhiệm gây ra vụ cháy. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ rõ sự hiểu nhầm lâu dài này, rằng ĐTDĐ có thể tạo ra tia lửa điện làm cháy nổ trạm xăng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, Hiệp hội phòng chống cháy nổ quốc gia Mỹ vẫn khuyên mọi người nên theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, để điện thoại lại trong xe. Trong khi đó, Ủy ban truyền thông Mỹ nói nguy cơ cháy do các thiết bị không dây “là rất mơ hồ”.

Hiểu nhầm: World Wide Web và Internet là một

Sự thật: Chúng không phải là một. Internet là cơ sở hạ tầng cho phép thông tin chia sẻ giữa các mạng lưới trên thế giới, như giữa các máy tính, smartphone, các loại phần mềm khác nhau… Còn web chỉ là một trong những mạng lưới này, cụ thể là một trang web bắt đầu bằng www.

Web cần phải có Internet mới hoạt động được, nhưng Internet lại có nhiều thứ bên trong, ngoài web ra.

Hiểu nhầm: Nếu không dùng cho đến khi cạn pin rồi mới sạc pin cho điện thoại, laptop, pin sẽ mất khả năng sạc đầy

Sự thật: Điều này từng là sự thật, nhưng với sự tiến bộ trong công nghệ pin, nó không còn là vấn đề nữa. Hiện nay, hầu hết các thiết bị đều dùng pin lithium-ion hoặc lithium-ion polymer, mà như Apple lưu ý, bạn có thể sạc “bất cứ khi nào tiện, mà không cần phải để cạn rồi mới sạc”.

Ảnh
Dù bạn có khiêu vũ trong lò vi sóng cũng không sao. Ảnh minh họa

Hiểu nhầm: Đứng cạnh lò vi sóng không tốt cho sức khỏe của bạn

Sự thật: Lò vi sóng có thể rò rỉ một số bức xạ, và không nên đứng gần chúng để tránh tác hại. Thực tế, FDA đã đặt ra quy định lượng bức xạ mà lò vi sóng có thể rò rỉ phải “dưới mức an toàn và không thể gây hại cho người dùng”.

Hiểu nhầm: sử dụng chế độ duyệt web ẩn danh nghĩa là hoàn toàn “ẩn danh” trên Internet

Sự thật: Bật chế độ duyệt web ẩn danh có thể sẽ dấu các trang web mà bạn truy cập trong lịch sử duyệt web, nhưng bạn không hoàn toàn được ẩn dấu khỏi thế giới mạng. Chỉ đơn giản là các trang web bạn truy cập không bị ghi lại trong lịch sử duyệt web, hoặc tự động đăng nhập bạn vào các tài khoản.

Hiểu nhầm: ĐTDĐ có thể gây ung thư não

Sự thật: Nỗi sợ này khiến mọi người hoang mang từ những năm 1990 và đầu 2000, nhưng cho đến nay vẫn không có nghiên cứu nào phát hiện ra mối liên hệ giữa việc dùng điện thoại di động và bệnh ung thư. Nghiên cứu kéo dài 11 năm tại Anh đã kết luận: “Mặc dù nghiên cứu rất kĩ lưỡng, chúng tôi không tìm ra bằng chứng rủi ro nào đối với sức khỏe vì các sóng radio mà ĐTDĐ hay trạm BTS phát ra”.

Nghiên cứu cũng khẳng định “không cần thiết phải nghiên cứu thêm nữa”.

Hiểu nhầm: Video game khiến trẻ trở thành người xấu

Sự thật: Dù video game đôi khi vẫn bị khiển trách là đã gây ra các hành vi xấu của trẻ, nhưng khoa học không khẳng định điều đó. Nhìn vào các dữ liệu trong hơn 10 năm qua, một nghiên cứu năm 2013 của trường Đại học Glasgow phát hiện ra liên tục chơi video game không ảnh hưởng đến hành vi người chơi. Thực tế, một nghiên cứu khác nữa phát hiện ra những trẻ chơi video game trong chưa đến 1 giờ/ngày cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn những trẻ không chơi.

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác phát hiện ra chơi video game quá nhiều có thể gây ra các kết quả tiêu cực, đặc biệt khi game quá “nặng đô”.

Theo Xã Hội Thông Tin.




Bình luận

  • TTCN (0)