Không giống như Microsoft sau khi mua lại Nokia sẽ loại bỏ dần thương hiệu này ra khỏi thiết bị của mình, Lenovo vẫn giữ nguyên thương hiệu Motorola và các thương hiệu liên quan. Do đó thời gian tới, chúng ta vẫn sẽ thấy sự xuất hiện thương hiệu này cũng như nhận được sự hỗ trợ từ Lenovo.

Thế nhưng trước khi về tay hãng máy tính Trung Quốc, Motorola cũng có một thâm niên sản xuất điện thoại 31 năm. Kể từ năm 1983 khi chiếc DynaTAC 8000X ra đời, hãng điện thoại từng được sở hữu bởi Google đã có nhiều sản phẩm ấn tượng, từ điện thoại di động, điện thoại nhắn tin, điện thoại vỏ sò, điện thoại thời trang hay mới nhất là điện thoại thông minh (smartphone).

Dưới đây là 29 cái tên gắn liền với sự phát triển của Motorola:

DynaTAC 8000X (1983)

Là chiếc điện thoại đời đầu của Motorola, DynaTAC 8000X là biểu tượng của sự giàu có và sang trọng ở thời điểm đó. Đây là chiếc điện thoại di động đầu tiên được thương mại hóa.

Motorola MicroTAC 9800X (1989)

Đây là chiếc điện thoại di động gây nhiều sự chú ý nhất trên thế giới khi vừa mới ra mắt nhờ thiết kế nhỏ và nhẹ nhất thời điểm cuối thập niên 1980, đầu những năm 1990.

Motorola StarTAC (1996)

Là phiên bản kế thừa của MicroTAC, chiếc điện thoại vỏ sò này cũng gây được tiếng vang lớn và là một trong những điện thoại di động đầu tiên được bán rộng rãi tới người dùng.

Motorola D160 (1997)

Đây là một phiên bản giá tốt hơn so với chiếc StarSTAC ra mắt một năm sau đó. Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên áp dụng hình thức PAYG (pay-as-you-go).

Motorola I1000 Plus (1998)

Đây là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới tích hợp rất nhiều tính năng hiện đại trong cùng một thiết bị bao gồm điện thoại kĩ thuật số, radio 2 chiều, máy nhắn tin, chữ kí số, thậm chí là truy cập Internet, email, fax,…

Motorola V100 (1999)

Được mô tả như một chiếc máy giao tiếp cá nhân và kiêm luôn vai trò điện thoại, V100 đã tạo nên “cơn sốt” nhắn tin thời bấy giờ.

Motorola Timeport P7389i (2000)

Đây là chiếc điện thoại có mặt của GPRS thương mại đầu tiên trên thế giới. P7389i là kết quả hợp tác giữa Motorola và Cisco Systems và tung ra bởi nhà mạng Anh BT Cellnet.

Motorola T720 (2002)

Được mô tả là sự kết hợp của StarSTAC và dòng V60, T720 được người dùng chú ý nhờ khả năng tùy biến cao, chủ sở hữu thiết bị cũng có thể thay đổi tấm mặt trước của điện thoại.

Motorola V70 (2002)

Cũng trong năm 2002, Motorola đã tung ra chiếc điện thoại thời trang và có thiết kế lạ mắt V720. Máy có màn hình nằm trong khung tròn, thiết kế nắp xoay và thậm chí bàn phím máy được trang bị đèn nền neon đẹp mắt.

Motorola C200 (2003)

Đây chính là chiếc điện thoại tuy có thiết kế khá đơn giản, thậm chí là nhàm chán. Nhưng nhờ chiến lược giá rẻ, C200 là sản phẩm bán chạy thứ ba của Motorola.

Motorola I730 (2003)

Đây là sản phẩm tiên phong cho cơn sốt PTT (push-to-talk) thời bấy giờ. Máy có thiết kế nắp gập và có phong cách khá nữ tính.

Motorola A760 (2003)

A760 chính là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới chạy HĐH Linux và công nghệ Java, hoạt động với chức năng là một thiết bị KTS hỗ trợ cá nhân (PDA) đầy đủ.

Motorola Razr V3 (2004)

Có lẽ rất nhiều người không còn xa lạ gì với thiết bị này. V3 là chiếc điện thoại vỏ sò được nhiều người tìm mua nhờ thiết kế mỏng manh và thời trang.

Motorola Rokr E1 (2005)

Có thể xem Rokr E1 là một “phiên bản iPhone gốc” bởi về mặt kĩ thuật, đây là điện thoại đầu tiên được tích hợp với iTunes của Apple.

Motorola Karma U6 (2005)

Chiếc điện thoại nắp gập này cũng được nhiều người dùng chú ý bởi thiết kế của nó. U6 rất giống một viên đã cuội khi gập lại.

Motorola Q (2006)

Đây là chiếc điện thoại chạy HĐH Windows Mobile 5.0 và được xem là một chiếc smartphone thực thụ. Tuy nhiên, máy không sử dụng màn hình cảm ứng mà được điều khiển bởi bàn phím vật lí.

Motorola Krzr K1 (2006)

Khá giống với chiếc Razr V3 nhưng Krzr K1 có thiết kế dài hơn và hẹp hơn. Đây cũng là thiết bị khởi đầu của dòng Krzr.

Motorola SLVR L6 (2006)

Với thiết kế dày 11 mm và nặng chỉ 86 gram, L6 được coi là điện thoại mỏng nhẹ nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên, “ngôi vị” này bị Samsung P300 “soán ngôi” sau đó.

Motorola Droid (2009)

Chạy Android, Droid là thiết bị chủ đạo nhắm mục tiêu để “đối đầu” với iOS của Apple khi ra mắt.

Motorola Cliq (2009)

Được tích hợp cả D-Pad và bàn phím QWERTY dạng trượt, Cliq được khá nhiều người dùng lựa chọn khi ra mắt, đặc biệt là giới trẻ và những người yêu thích nhắn tin, đánh văn bản,…

Motorola Droid X (2010)

Motorola Droid X chạy Android và được chú trọng cho việc giải trí. Droid nổi bật với màn hình to 4,3 inch độ phân giải cao 480x854 pixel, bộ vi xử lí 1GHx, RAM 512 MB, máy ảnh chính 8 Mpx,… Đồng thời, máy cũng có thiết kế khá mỏng với 9,9 mm.

Motorola Droid Bionic (2011)

Droid Bionic để lại ấn tượng bởi những khả năng đa phương tiện, các ứng dụng thân thiện với doanh nghiệp và khả năng sử dụng như laptop nhờ các phụ kiện đi kèm. Máy chạy VXL lõi kép và hỗ trợ mạng LTE.

Motorola ATRIX 4G (2011)

Atrix 4G được xem là một trong những smartphone có tốc độ xử lí nhanh nhất thế giới và đoạt được giải thưởng điện thoại hàng đầu tại CES 2011. Máy mang sử mạng của một chiếc laptop thời điểm đó và có thể sử dụng như một chiếc máy tính thông qua bộ chuyển đổi mang tên HD Multimedia Dock.

Motorola Droid Razr Maxx (2012)

Đây là chiếc điện thoại đánh dấu việc phục hồi lại dòng RARZ của Motorola. Máy ấn tượng với tuổi thọ pin cao và các phần mềm thông minh.

Motorola Droid 4 (2012)

Droid 4 được xem là chiếc smartphone cuối cùng của Motorola có trang bị bàn phím QWERTY vật lí.

Motorola Moto X (2013)

Đây là sản phẩm ấn tượng đầu tiên đánh dấu việc mua lại của Google vào năm 2012. Máy có cấu hình rất mạnh thời điểm đó với VXL lõi kép Qualcomm Snapdragon S4 Pro tốc độ 1,7 GHz, RAM 2 GB, GPU Adreno 320, máy ảnh chính 10 Mpx, trước 2 Mpx,…

Motorola Moto G (2013)

Đây chính là smartphone bán chạy nhất trong lịch sử Motorola. Đây cũng là sản phẩm cuối cùng tồn tại dưới “triều đại” Google trước khi thuộc về Lenovo.

Motorola Droid Turbo (2014)

Được công bố cách đây ít lâu, Droid Turbo vừa gây ấn tượng với người dùng thế giới nhờ thiết kế mạnh mẽ và cấu hình “hàng khủng” hiện nay như màn hình AMOLED 5,2 inch, độ phân giải 1440 x 2560 pixel, mật độ điểm ảnh 565ppi, VXL lõi tứ Qualcomm Snapdragon 805 tốc độ 2,7 GHz, RAM 3 GB, camera chính 21 Mpx, phụ 2 Mpx,… và chạy Android 4.4, có thể cập nhật lên 5.0 Lollipop.

Google Nexus 6 (năm 2014)

Nexus 6 là smartphone được phát triển bởi Motorola, chạy Android 5.0 Lollipop. Máy được công bố lần đầu tiên vào ngày 15/10 vừa qua và là sản phẩm Android hàng đầu mới nhất của Google.

Nguồn Pocket-lint.




Bình luận

  • TTCN (0)