Năm 1999, Larry Page và Sergey Brin, đồng sáng lập của Google ở trong một garage cũ với bàn làm việc có màn hình CRT, xung quanh là các linh kiện máy tính tháo rời, hộp giấy cứng và đống dây cáp. Có thể nhìn thấy chiếc xe đạp trong garage đèn mờ và nơi có mùi chất tẩy rửa. Larry kể rằng, đó là nơi mà tầm nhìn về “trí tuệ nhân tạo là nền tảng của Google” được mở ra.

Năm 2014, ý tưởng trí tuệ nhân tạo đó sẽ sớm được Google biến thành hiện thực trong tương lai. Truy cập thông tin miễn phí – đó chính là cách mà người ta biết tới Google. Nhưng Page và Brin còn muốn nhiều hơn nữa: công nghệ thông minh trợ giúp con người trong cuộc sống thường nhật và kết nối với toàn cầu; công nghệ có thể khiến con người bất tử vào một ngày nào đó.

Ảnh
Bảng giới thiệu cuộc thi DARPA Robotics Challenge

Với mục đích tìm kiếm trí tuệ đó, Larry Page, con trai của nhà nghiên cứu AI - Carl Page, đã đến tham quan cuộc thi DARPA Robotics Challenge hồi năm 2005. Những gì được thấy ở đó có ảnh hưởng khá lớn đến ông.

Những chiếc xe hơi ở đây được thiết kế có thể tự lái trên quãng đường dài và nhiều chướng ngại vậy. Thời điểm này công nghệ tự động mọi thứ không thực sự hoàn hảo nhưng kết quả thu được cũng rất ấn tượng với Larry Page.

Con đường tìm kiếm trí tuệ nhân tạo

Trong cuộc thi đó chỉ có 5 chiếc xe là tới đích. Chiếc thắng cuộc là Stanley, chiếc Touareg của VW - nhìn giống như loại ô tô bình thường ngoại trừ có máy quét ngoại vi trên nóc. Tài xế ngồi trong khoang lái với hệ thống máy tính gồm 6 bộ xử lí Pentium M (tốc độ 1.6 GHz). Hệ thống này xử lí dữ liệu từ máy quét laser, camera và module GPS để tự động tìm đường đi. Điều này mê hoặc Larry Page và bốn năm sau, ông đã đưa nhà sáng chế Stanley – Sebastian Thrun về Google. Và đó cũng là lúc mà người đàn ông này bắt đầu chế tạo ra chiếc xe hơi không người lái - một bước tiến lớn trên con đường tham vọng của Google.

Ngoài những chiếc xe không người lái, Google còn có nhiều dự án tạo bạo để theo đuổi như: siêu máy tính Google Brain, người máy, mạng kết nối toàn cầu bằng bóng bay Internet và nhiều thứ khác. Bây giờ, Google không còn là một nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm. Đại bản doanh của Google có thể gọi là phòng thí nghiệm cho nhân loại trong tương lai. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là, chúng ta có nên phấn khích về những sản phẩm mang tính cách mạng, hay nên e ngại thế lực của một công ty đa quốc gia được ban cho nguồn lực công nghệ, tài chính khổng lồ và được dẫn dắt bởi những bộ não thiên tài đang cải tạo thế giới.

Nhiệm vụ có liên quan đến công nghệ được hãng tìm kiếm mô tả có vẻ vô hại: “Google đang hướng đến việc tổ chức lại thông tin trên toàn cầu và để có thể dễ dàng truy cập và trở nên bổ ích đối với tất cả mọi người trong mọi thời điểm”.

Gần đây Larry Page đã chỉ ra rằng “Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu - mặc dù điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn bởi vì chúng ta đã làm điều này kể từ 15 năm trước”.

Nhưng công cụ tìm kiếm bằng bàn phím cổ điển của Google thường trở nên khá phức tạp, trên smartphone chẳng hạn. Và điều khiển bằng giọng nói trở thành phương án tốt hơn nhiều để lấy thông tin trên thiết bị di động. Mọi thứ sẽ tiện hơn nhiều nếu smartphone có thể đoán trước những gì bạn đang tìm kiếm theo ngữ cảnh thay vì việc bạn phải tự mình nhập yêu cầu tìm kiếm. Một hệ thống thông minh sẽ có tính năng tự động xuất thông tin mà không cần yêu cầu.

Page nói: “Chúng ta nhận thấy rằng những chiếc máy tính không thực sự biết được những việc con người làm và những thứ con người muốn”. Điều này đúng với việc hoàn thành các truy vấn tìm kiếm tự động, với việc điều khiển bằng giọng nói trên các thiết bị di động và kết nối dữ liệu hỗ trợ với dịch vụ Now.

Google thiếu một hệ thống thông minh, những thuật toán tìm kiếm xử lí dữ liệu dựa trên các nguyên tắc cố định sẽ không giúp ích gì ở đây cả. Nhưng hệ thống nào có thể ghi lại muôn vàn các tín hiệu, lấy ra các thông tin quan trọng trong nháy mắt và đưa ra quyết định dựa vào những thông tin đó? Câu trả lời rõ ràng là quá tham vọng: hệ thống tương tự bộ não của con người.

Máy tính của Google học cách suy nghĩ

Google tái tạo bộ não bằng phương pháp thực nghiệm và đánh giá với các mạng lưới thần kinh nhân tạo. Họ mô tả mạng lưới tế bào thần kinh trong não bộ, đặc biệt là các liên kết (các khớp thần kinh). Liên kết càng mạnh mẽ, chúng sẽ trao đổi thông tin nhanh hơn và lưu trữ trong thời gian dài.

Cũng giống như não bộ, những khớp nối này được củng cố qua qua trình học hỏi; các mạng lưới thần kinh nhân tạo cũng có thể làm như vậy. Hệ thống học một cách tự động theo phương pháp của Goole “Deep Learning -Học hỏi chuyên sâu”, ví dụ như: thực hiện công việc mà không cần con người can thiệp điều khiển.

Các mạng lưới thần kinh đã được sử dụng để mô phỏng bộ não con người trong nhiều thập kỉ. Nhà nghiên cứu Michiel Bacchiani của Google cho rằng: “Sức mạnh của máy tính ngày nay đã tăng lên đáng kể, nên mới có một lượng lớn thông tin sẵn có như vậy. Và điều này đã cải thiện rất nhiều hoạt động của việc mô phỏng bộ não”.

Mức độ lỗi của nhận diện giọng nói trên Adroid giảm 25% nhờ vào các thuật toán Deep Learning, bởi vì khả năng lọc ra âm nhiễu tốt hơn. Đây là một tiến bộ lớn của Google bởi vì nhận diện giọng nói là công nghệ chủ chốt được dùng trong dự án biến Android thành một trợ lí công nghệ số.

“Cat”: từ đầu tiên của Google AI

Ảnh
Deep Learning- trong đó hệ thống máy tính sẽ tái tạo khớp nối thần kinh

Năm 2012, lấn át cả tiếng rì rầm của hơn 1000 chiếc máy tính và hệ thống làm mát của chúng là tiếng nói của Google Brain: Cảnh báo! Đang trong quá trình suy nghĩ!

Siêu máy tính với tên không chính thức là Google Brain đang trong quá trình phân tích 10 triệu hình ảnh chụp từ các video trên Youtube. Bộ não nhân tạo có nhiệm vụ phân loại nội dung thành 22000 mục định sẵn, ví dụ như khuôn mặt, xe ô tô, xe đạp. 16000 nhân máy tính mô phỏng khoảng 1 tỉ tế bào não. Còn não bộ con người có khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh.

Những nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy các hình ảnh tách ra của khuôn mặt, nhà cửa, và máy bay trên một màn hình. Mọi thứ lúc đó đang được tiến hành theo kế hoạch cho đến khi màn hình đột nhiên hiển thị một mẫu hình ảnh ngoài ý muốn, đó là khuôn mặt của một con mèo (cat). Các nhà nghiên cứu đã bị sốc bởi vì siêu máy tính này đã tự học để nhận diện ra con mèo.

Các tế bào não mô phỏng gặp phải hình ảnh này khá thường xuyên nên một nơ-ron thần kinh nhân tạo bắt đầu phản ứng lại với tất cả hình ảnh có mèo. Đây có phải là một bằng chứng để chứng minh trí thông minh của Google Brain?

Câu trả lời cho câu hỏi này ở trung tâm nghiên cứu Garching của Đại học Công nghệ Munich. Chỉ một cánh tay robot trong phòng trưng bày đã cho thấy rằng nghiên cứu về AI đang được tiến hành ở đây. Các giáo sư ở đây phấn khích trước thành quả nghiên cứu Google: “Hình ảnh được nhận diện có hình của một con mèo. Mặc dù hệ thống hoàn toàn không hiểu được đó là một con mèo”. Đó là bởi vì, từ "hiểu" ở đây có nghĩa rộng hơn là biết rằng con mèo là vật nuôi mà người ta có thể ôm trên tay vuốt ve... Google Brain chỉ tìm thấy các mẫu tương tự phù hợp với gương mặt của một con mèo. Trí thông minh nhân tạo này đơn thuần nhận diện một mẫu hình đại diện lớp các vật thể tương tự nhau của siêu điện thoại, nên về bản chất thì nhận diện vật thể này là con mèo không đóng vai trò gì ở đây cả.

Ảnh
Khuôn mặt con mèo và những gì mà Google AI nhận diện.

Bên cạnh đó, dù Google Brain có tất cả sức mạnh tính toán, nó vẫn thiếu một vài khía cạnh quan trọng. Trong khoa học việc chế tạo người máy được nhận đinh rằng: bộ não không có nghĩa là suy nghĩ bộ phận này ở đó để đưa ra hướng dẫn hợp lí. Và bộ não có thể làm vậy chỉ nếu khi được đặt trong một cơ thể, và cơ thể đó được đặt trong một môi trường. Trí tuệ vì thế mà không thể tồn tại nếu thiếu một cơ thể.

Larry Page đã không bỏ qua những kiến thức này. Cho nên cũng không có gì làm ngạc nhiên khi mà các robot đã thực hiện những bước đi nỗ lực đầu tiên của phòng thí nghiệm Google trong thời gian dài.

Andy Rubin, người phát triển Android và là đã từng là kĩ sư robot tại Carl Zeiss vào những năm 90 đang chịu trách nhiệm về dự án Robot tại Google. Chúng ta hiểu được lợi ích của hệ thống AI cho Google, nhưng còn robot thì sao?

Ảnh
Andy Rubin với giấc mơ người máy

Trong tuyên bố chính thức của mình, Google dự định sử dụng robot cho cácthành phần của thiết bị để mọi thứ hoạt động nhanh hơn và nhằm tối ưu hóa hệ thống giao nhận ở nhà kho.

Nhưng cũng có thể Google đang nghĩ về ý tưởng khoa học viễn tưởng cũ:trợ lí thông minh giúp việc hằng ngày. Một robot như vậy có thể là sự mở rộng của trợ lí thông minh mà gần đây đang dừng lại trên các smartphone Android. . Nói chung, một công nghệ nhắc chúng ta nghĩ về các sinh vật cơ khí hóa (cyborg) và rằng nó sẽ khắc phục và bù đắp cho những điểm yếu, khiếm khuyết của con người.

Làm con người - chỉ là một sự xáo trộn?

Đằng sau viễn cảnh này là ý tưởng gây tranh cãi, mà nó chỉ sáng tỏ chừng nào chúng ta nhìn vào vấn đề một cách cẩn trọng: ý tưởng về transhumanism (siêu nhân học)? Nhà khoa học chính trị Mỹ Francis Fukuyama đã từng miêu tả thuyết siêu nhân học như “một ý tưởng nguy hiểm nhất trên thế giới”. Dòng suy nghĩ nổi tiếng vào những năm 70 này được chi phối bởi niềm hi vọng con người có thể trở nên tốt hơn, mạnh mẽ và hạnh phúc hơn nhờ công nghệ. Hay, theo Robert Ettinger, một trong những nhà triết học siêu nhân học nổi tiếng nhất và là cha đẻ của phương pháp Cryonics (kĩ thuật đóng băng cơ thể người đã chết với hi vọng về cuộc sống thứ hai), cho rằng: “Loài người chính tự bản thân đã là một sự xáo trộn, chúng ta cần được cứu chữa”.

Hệ tư tưởng này được đưa vào đại bản doanh của Google sau khi Larry Page gặp Ray Kurzweil, nhà triết học siêu nhân học nổi nhất ngày nay vào năm 2012. Kurzweil- 66 tuổi, chân mày cao, giọng nói đều đều, luôn cười nhếch mép kiểu như ông ấy biết nhiều hơn cái người mà ông đang đứng cạnh, yêu cầu Page đọc bản thảo cuốn sách mới của ông “How to create a Mind”.

Ảnh
Ray Kurrzweil

Trong cuốn sách này, ông ấy cố gắng mô tả cách mà trí khôn, lí trí và sự tỉnh táo hình thành trong não bộ, và cách những thứ này có thể tái sản xuất bởi một cỗ máy. Larry Page đã rất ấn tượng nên đã đưa cho Kurzweil một công việc: ông ta phải xây dựng một chiếc siêu máy tính thông minh với nền tảng là Google. Kurzweil đã gia nhập Google với tư cách là giám đốc kĩ thuật vào tháng 1/2013: “Đây là giây phút trao giải cho 50 năm làm việc với trí tuệ nhân tạo”.

Ray Kurrzweil nổi tiếng và cũng khét tiếng với luận điểm về sự phi thường. Theo ông, sức mạnh tính toán của một chiếc máy tính đơn lẻ có có giá 1000 USD sẽ vượt qua sức mạnh tính toán của tất cả bộ não của con người gom lại tại thời điểm năm 2045.

Điểm chính ở đây là con người và trí tuệ nhân tạo sẽ hòa nhập vào một thực thể siêu phàm, thứ sẽ phát triển nhanh hơn nguồn gốc sinh học của chúng ta. Sẽ không còn bất cứ sự khác biệt nào giữa con người và máy móc, giữa vật chất và ý thức. Đây là một giấc mơ của các nhà triết học siêu nhân họcnhư Kurzweil.

Theo các nhà phê bình, Ray Kurzweil muốn cắt giảm khả năng nhận diện hình ảnh của bộ não. Theo đó, ông ấy bỏ qua mọi cảm xúc, lí trý và các lựa chọn cân nhắc, những thứ trên hết khiến chúng ta là một con người. về tổng thể, có vẻ như Kurzweil có một vấn đề lớn với nhân loại. Giáo sư Rolf Pfeifer, trưởng phòng thí nghiệm AI tại Đại học Zurich cho rằng: “Kurzweil đơn giản là sợ cái chết Đó là lí do tại sao ông ta uống cả tá thuốc mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh. Mục đích của ông là trở nên bất tử bằng cách sáp nhập chính mình với công nghệ”. Pfeifer nghi ngờ rằng có những nỗi sợ hãi cổ xưa đằng sau sự tưởng tượng này. “Các nhà triết học siêu nhân học như Kurzweil không muốn chấp nhận thực tế rằng chúng ta như một thể sinh học sẽ kết thúc cuộc sống theo cách sinh học".

Những lời bình phẩm như vậy không ảnh hưởng tới Larry Page. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà kể từ khi Kurzweil gia nhập vào đầu năm 2013, Google chứng tỏ bằng việc thu nhận nhiều công ty về AI với quan niệm của phù hợp các nhà triết học siêu nhân học. Theo các chuyên gia trong ngành, theo đó Google đã tập hợp rất nhiều, có lẽ cả nửa số công ty hàng đầu trên thế giới đang nghiên cứu trong lĩnh vực Deap Learning.

Tại Miami, Florida tháng 12/2013, tầm nhìn của Google được chắp cánh. Một robot hình dạng kiểu biến đổi trèo lên từng bậc cầu thang trên đôi chân màu xanh một cách chắc chắn. Những động cơ điện của chân, tay của nó kêu rì rầm chỉ chịu đừng khi bị cản đường, có khả năng mở cửa và đóng van bình ga. Đó là S-one, một robot được phát triển bởi một công ty Nhật Schaff. Hình thức di chuyển Parcour đã được S-one khống chế thông thạo trong cuộc thi DARPA Challenge. Cũng không có gì phải băng khoăn khi mà Google cũng đã mua lại Schaff, chỉ để đưa về Sebastian Thrun, người thắng cuộc của cuộc chiến tại DARPA.

Ảnh
S-one

Cả tỉ USD chi cho công nghệ tương lai

Những robot như S-One có thể biến thành trợ lí thông minh hằng ngày vào một ngày nào đó. Nhưng để điều đó xảy ra, nó sẽ cần thay đổi dáng vẻ mạnh mẽ bên ngoài. Google đã mua Nest vào năm 2014. Nest là một công ty đã biến những thiết bị nhàm chán như bộ điều nhiệt và máy phát hiện khói trở thành những phụ kiện gia dụng được săn lùng. Năng lực của nhà sáng lập Nest, Tony Fadell (người phát minh ra iPod) chính là lí do để Google mua lại thiết bị nhà thông minh này. Nếu có người nào có thể phát triển được những con robot đầy lôi cuốn, thì đó hẳn là Fadell.

Google sẽ còn mua các thiết kế về mặt kĩ năng nếu hãng có kế hoạch chế tạo các loại chân tay giả. Việc Google có hứng thú về công nghệ sinh học không chỉ từ những dẫn chứng của việc đầu tư cho các công ty kĩ thuật di truyền 23andMe hay DNAnexus, mà còn từ việc thành lập công ty Calico – viết tắt của California Life Company. Công ty này được sáng lập bởi Larry Page cùng với người đi đầu trong công nghệ sinh học Arthur Levinson, với mục tiêu theo đuổi sự trường sinh. Nỗi sợ hãi của cái chết và nỗ lực để chống lại nó bằng công nghệ - đó có thể gọi là chủ nghĩa siêu nhân học.

Trở về với Mountain View, với khoảng cách khoảng 1 cây số tính từ trụ sở của Google. Tại đây là tòa nhà bằng nơi mà tất cả những ý tưởng – từ chân thật cho tới mờ hồ hội tụ; đây là phòng thí nghiệm nghiên cứu Google X. Vào năm 2010, phòng thí nghiệm này bắt đầu phát triển những chiếc xe lái tự động dưới sự điều hành của Sebastian Thrun thuộc dự án Moonshot.

Ngày nay, ban điều hành Google X đã có người nối nghiệp của Thrun, thuyền trưởng của Moonshot: Eric “Astro” Teller. Ông ấy là cháu của nhà vật lí học Edward Teller người phát triển bom khinh khí trong dự án Manhattan). Ông ấy thể hiện ý tưởng của Larry Page về một Google mới mà không giống ai. Lí tưởng của ông là : “Chúng ta sẽ khắc phục mọi vấn đề mà con người phải đối mặt khi có ý tưởng, giải pháp”. Hoặc theo cách nói của Larry Page: đừng cố gắng 10% tốt hơn đối thủ cạnh tranh của bạn; mà hãy nỗ lực tốt hơn gấp mười lần như vậy.

Theo suy nghĩ “gấp 10 lần” của Larry Page, thì không có dự án nào là quá lớn, không có ý tưởng nào là lố bịch. Teller đã mô tả cách mà hệ tư tưởng này ảnh hưởng tới các hoạt động hằng ngày của các nhà nghiên cứu Google: “Bạn cho Larry xem một cỗ máy, ông ấy cắm điện và nó hoạt động! Nhưng Page sẽ ngưỡn mộ bạn mà sẽ hỏi : Tại sao cái máy này cần phải cắm điện? Không phải sẽ tốt hơn nếu nó không cần dây điện sao? Không phải vì ông ấy không hứng thú hay không cảm thấy biết ơn mà vì bản chất của ông là luôn luôn nghĩ trước, để đi bước tiếp theo”.

Câu hỏi đặt ra là: động lực sáng tạo có vẻ thất thường này sẽ dẫn chúng ta về đâu? Chúng ta, những con người bình thường, có nên sợ hãi những gì mà những đứa trẻ thông minh to xác, đầy sáng tạo này đang chế biến cuộc sống trong sàn thử nghiệm (sandbox) công nghệ cao? Và Google sẽ thay đổi cuộc sống, xã hội của chúng ta như thế nào với những ý tưởng của nó?

Google và chuyên chế công nghệ

Cuộc hành trình gần đây nhất của Google để lại đằng sau một hình ảnh đáng sợ. Chúng ta thấy các nhân viên của họ với nhiều màu khác nhau trên quần áo- màu trằng dành cho nhân viên toàn thời gian (như những lập trình viên), màu đỏ dành cho các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài (như nhóm lau dọn và nhân viên căng tin) và màu xanh dành cho các nhân viên tập sự. Chỉ có những người mang huy hiệu trắng mới được hưởng mọi đặc quyền ưu tiên (như đồ ăn ngon miễn phí, toàn quyền sử dụng xe đạp Google và các dịch vụ giao thông khác). Những người khác không được ưu tiên.

Và sau đó, chúng ta thấy những người đeo huy hiệu màu vàng, làm việc mà không có bất kì quyền lợi nào. Đây là những nhân viên thuộc nhóm có tên gọi là ScanOps, làm những việc như số hóa các cuốn sách. Có lẽ chỉ là một sự trùng hợp không đáng kể khi mà đa số trong bọn họ đều là người da màu. Google thực ra không muốn cả thế giới biết về hệ thống phân cấp của nó. Khi Andrew Wilson, người từng mang huy hiệu màu đỏ trong đại bản doanh Google, muốn quay một đoạn băng cá nhân phỏng vấn các nhân viên mang huy hiệu màu khác nhau để hiểu hơn về hệ thống này, anh ta đã bị sa thải và đoạn băng đó được Google thu hồi.

Ảnh
Google X và dự án xe tự động đầu tiên

Tất cả việc nàu có một sự tương đồng nguy hiểm với hệ thống chính trị ít có sự dân chủ. Giáo sư Bernhard Irrgang, triết gia công nghệ của Đại học Dresden nói: “Tôi e rằng một chế độ cực quyền vượt phạm vi quốc gia đang nổi lên ở đây”. Thế mới nói, một hệ thống hoạt động bên ngoài tầm ảnh hưởng của sự kiểm soát dân chủ bởi vì không giống với chế độ cực quyền chính trị của thế kỉ 20, những công ty lớn như Google đang bành trướng trên toàn cầu qua việc kết nối mạng lưới. “Hình thức chuyên chế này hoàn toàn không tệ như trong chính trị và có lẽ không tự chứng minh trong chiến tranh”. Nhưng Irrgang sợ rằng chế độ này có thể không khiến thế giới nhìn nhận và ca ngợi công nghệ và rằng sự kết nối và lợi ích của công nghệ sẽ quyết định địa vị xã hội trong tương lai.

Vậy, có phải chúng ta đang bị đe dọa bởi thế giới Google mà trong đó tất cả mọi người bị biến đổi thành một nửa là máy móc, tối ưu hóa các khía cạnh trong cuộc sống? Giấc mơ của các nhà siêu nhân học là có thể tưởng tượng được nhưng không thể xảy ra. Bởi vì lịch sử cách mạng cho thấy quá trình ứng dụng những tiện nghi thoải mái luôn đi cùng với những căn bệnh của nền văn minh. Các ví dụ nghiên cứu cho thấy: khi mà bộ lạc du cư Oji-Cree ở Canada lần đầu tiên liên lạc với những người khác vào những năm 60 và hấp thu công nghệ của học, những vấn đề nhanh chóng nổi lên trong cộng đồng này như bệnh béo phì, bệnh tim, nghiện rượi, và tử tử. Họ không được mang lại một cuộc sống hạnh phúc hơn dù có công nghệ hiện đại.

Có lẽ tầm nhìn mà Google đang theo đuổi sẽ không dẫn chúng ta tới một điều phi thường nào mà Kurzweil đã dự đoán, nhưng đưa sẽ giúp con người trở nên mạnh mẽ. Có nghĩa là con người được cắt giảm công việc để dành thời gian còn lại là hưởng thụ. Tầm nhìn của Google: đang đưa chúng ta tiến về phía trước hay lùi lại đằng sau?

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)