Google được xem là trung tâm của sự lo ngại của châu Âu

Với 384 phiếu thuận và 174 phiếu chống, nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết nhằm thúc giục các cơ quan quản lí về chống độc quyền cần hành động mạnh hơn với Google và các công cụ tìm kiếm khác, và xem xét đến việc chia tách công cụ tìm kiếm ra khỏi dịch vụ thương mại khác trong cùng một doanh nghiệp.

Ramon Tremosa, nghị sĩ người Tây Ban Nhà và là người dự thảo nghị quyết, cho biết nghị quyết này phản ảnh sự đồng thuận về việc xem thị trường trực tuyến là thị trường chung, bao gồm cả việc tách công cụ tìm kiếm ra nếu cần thiết.

Nghị quyết này không nhắc đến Google hay một công cụ tìm kiếm cụ thể, cho dù Google đã vượt xa tỉ lệ thị phần quy định của một doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế với thị phần ở châu Âu của Google là khoảng 90%.

Các nghị sĩ kêu gọi ủy ban châu Âu có trách nhiệm phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong liên minh và xem xét đề xuất chia tách công cụ tìm kiếm ra khỏi các dịch vụ thương mại khác.

Trong khi các nhà lập pháp không có quyền lực trong thực hiện việc này, nghị quyết này được xem như hành động hối thúc ủy ban châu Âu tạo sức ép lên bà Margrethe Vestager, người vừa mới nhận chức phụ trách chống độc quyền ở ủy ban, cần có hành động nhanh chóng hơn.

Google là mục tiêu của một cuộc điều tra kéo dài bốn năm của ủy ban do sự khiếu nại đến từ Microsoft, Expedia, các nhà xuất bản châu Âu và một số công ty khác.

Tuy nhiên, nhóm vận động hành lang của hiệp hội máy tính và truyền thông (CCIA), bao gồm Google, eBay, Facebook, Microsoft và Samsung, cho rằng chia tách là giải pháp “cực đoan và không khả thi” vì nó không thúc đẩy nhanh thị trường trực tuyến.

Nhóm vận động hành lang CCIA cho biết, rõ ràng chúng ta đang nhằm vào Google, thì trong thực tế nghị viện châu Âu lại nói về tất cả các công ty có công cụ tìm kiếm hoặc công ty kinh doanh trên mạng có công cụ tìm kiếm có thể phải chia tách; việc chia tách này thực sự gây lo ngại đối với nỗ lực xây dựng một thị trường kĩ thuật số chung (digital single market).

Theo Nhandan.




Bình luận

  • TTCN (0)