Phó chủ tịch TP HCM Lê Mạnh Hà

Phát biểu của Phó chủ tịch TP Lê Mạnh Hà nhân việc chiều nay ĐB HĐND chất vấn Giám đốc Sở TT&TT về việc ít lãnh đạo sử dụng thư điện tử cơ quan nhà nước để giao dịch, làm việc chiều nay.

"Ta trang bị xe hơi mà không biết lái thì vô phương", ông Hà ví von chuyện đầu tư vào hệ thống chính quyền điện tử không ít tiền nhưng sử dụng vẫn chưa hiệu quả xứng tầm.

"Tin buồn là tính chung cHỷ có 50% lãnh đạo sử dụng thư điện tử. Sử dụng hiệu quả từ giải quyết thủ tục hồ sơ, trao đổi nhanh lắm, chủ tịch quận, huyện làm rất nhanh nhưng chúng ta không chịu", ông nói.

Phó chủ tịch TP không ngần ngại điểm danh cụ thể ngay trước HĐND số lãnh đạo sử dụng thư điện tử cơ quan nhà nước. Theo ông, Sở Nội vụ, TT&TT, Y tế, Tư pháp có nhiều lãnh đạo dùng email, các sở còn lại số này thấp, thậm chí không hề sử dụng. Nơi cHỷ có một lãnh đạo dùng là Sở VH-TT-DL. 100% không sử dụng là Sở LĐ-TB-XH. Sở Xây dựng cHỷ có 13% sử dụng thư điện tử, trong khi theo ông Hà đây lẽ ra phải dùng nhiều nhất vì liên quan đến dân.

Ông Lê Mạnh Hà ngạc nhiên khi có những huyện xa trung tâm, tưởng chừng khó khăn như Bình Chánh, Củ Chi thì lãnh đạo huyện 100% sử dụng. Nhưng số cán bộ 2 huyện này sử dụng lại thấp hơn. Trong khi đó có huyện 100% không sử dụng là Hóc Môn. Đáng chú ý lực lượng phòng cháy chữa cháy sử dụng nhiều thư điện tử cơ quan nhà nước, cHỷ có 1 người không dùng. Các quận 7, 8 Bí thư sử dụng nhưng cấp dưới thì không.

Phó chủ tịch TP nói rằng TP đã trang bị nhiều cho hệ thống văn phòng điện tử, sử dụng mã nguồn mở trong các quận huyện thống nhất, bản quyền Việt Nam không phải mua của nước ngoài, tiết kiệm nhiều, bảo mật tốt. Nên đây là câu chuyện của ý thức của lãnh đạo, cán bộ. Thời gian tới, ngoài việc triển khai còn phải gắn với huấn luyện, đào tạo chuyên viên, trưởng phòng, cán bộ quận, huyện, sở ngành để ít nhất phải nắm được mình có hệ thống đó không và ứng dụng thế nào.

Cải cách hành chính điện tử

Chất vấn Giám đốc Sở TT&TT Lê Thái Hỷ, ĐB Trần Văn Khuyên nêu thực trạng cải cách hành chính điện tử chưa đồng bộ, liên thông, thông suốt và muốn nghe giải pháp hiện đại hóa, minh bạch, dân chủ nền hành chính thành phố.

ĐB Trần Thị Tuyết Hồng cũng lo lắng để cải cách hành chính hiệu quả, cơ sở hạ tầng thông tin chưa đồng bộ, mạng liên thông kết nối mất kết nối, chậm, là cơ quan tham mưu, Giám đốc Sở có giải pháp gì? ĐB Tăng Chí Thượng băn khoăn lộ trình 2015 dịch vụ công trực tuyến cơ bản đạt mức độ 3 liệu có giải pháp nào để tăng tốc trong bối cảnh tất cả chưa đồng bộ, liên thông.

Ảnh
ĐB Trần Thị Tuyết Hồng. Ảnh: XĐ.

Giám đốc Sở TT&TT Lê Thái Hỷ cho hay, đến nay 24 quận huyện, 7 sở ngành đã tham gia cổng 1 cửa của TP.HCM, hình thành sớm nhất nước. Qua đó người dân có thể tra cứu hồ sơ, xem kết quả dịch vụ công. Đến thời điểm này, 93% hồ sơ dịch vụ công được trả đúng hạn, trong đó quận 4, Tân Bình, Tân Phú tỉ lệ giải quyết hồ sơ cho người dân rất cao.

Ông Hỷ cho hay, trong 2014 đã thực hiện trục kết nối liên thông thủ tục hành chính với 141 đơn vị của TP tham gia. Người dân có thể sử dụng nhiều thủ tục hành chính, các sở ngành quận huyện có thể trao đổi hồ sơ, đảm bảo cho an toàn an ninh thông tin.

Liên quan mức độ dịch vụ hành chính công, ông Hỷ cho hay, hiện TP có hơn 2.000 dịch vụ cấp 2. TP đang cân nhắc chọn các dịch vụ thật thiết thực cho người thân để nâng lên cấp 3 vì cấp này đòi hỏi trình độ CNTT, hạ tầng máy móc thiết bị tốt. Để dịch vụ công đạt cấp 4 có vấn đề khó là thanh toán trực tuyến.

"Tháng 6/2014 chúng tôi trình UBND khó khăn triển khai nâng cấp dịch vụ công cấp 4, đó là khi dân đến trả tiền qua thẻ với đơn vị cung cấp dịch vụ công thì lệ phí cho ngân hàng ai trả. Chúng tôi tham mưu để có hướng dẫn xử lí, giống như cán bộ nhận lương qua thẻ ATM không mất phí, nhưng chưa nhận được giải pháp cuối cùng", ông cho biết.

Theo VietNamNet.




Bình luận

  • TTCN (0)