Năm 2014 là một năm đầy biến động với các dự án startup. Không nhiều dự án có thể vươn mình và làm thay đổi thế giới như Uber đã làm, có tới 90% startup đã thất bại để lại nhiều tiếc nuối. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại lí do dẫn đến sự thất bại của một số startup được kì vọng trong năm qua.
Aereo
Aereo - một công ty trên mạng internet cung cấp dịch vụ cho phép bạn xem trực tuyến các kênh TV như (NBC, ABC, Fox, PBS…) trên máy tính, smartphone và tablet. Aereo phát triển một cách chóng mặt, khi vào cuối năm 2013, có khoảng 80.000 thuê bao sử dụng dịch vụ này với mức phí 8-12USD/tháng. Số tiền đầu tư cho Aereo lên tới 100 triệu USD khi mọi người đều nghĩ nó sẽ châm ngòi cho sự phát triển truyền hình trực tuyến.
Tuy nhiên, kết cục buồn sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hoa Kì vào tháng Sáu đã cho rằng Aereo vi phạm bản quyền của các đài truyền hình. Năm tháng sau phán quyết này, Aereo nộp đơn phá sản lên Tòa án tại New York. Trong đơn đệ trình tòa án, Aereo cho biết tổng tài sản hiện có giá trị khoảng 20,5 triệu USD cùng số nợ 4,2 triệu USD. Aereo chính thức ngừng dịch vụ video truyền tải trực tuyến của mình tại 11 khu vực đô thị ở Mỹ.
Fab
Fab là một hệ thống bán hàng thương mại điện tử cực kì thành công. Startup vào giữa năm 2011, cuối năm 2012 trang web đã có hơn 10 triệu thành viên và đến năm 2013, công ty đã có giá trị trên 1 tỉ USD.
Nhưng đến thời kì bão hoà của thương mại điện tử, Fab đã không có sự thay đổi kịp thời để thích nghi, hậu quả là công ty đã thua lỗ 14 triệu USD trong tháng 10 vừa qua và phải cắt giảm 70% nhân viên. Hiện tại Fab đang được PCH đàm phán mua lại với giá chỉ 15 triệu USD – 7% giá trị của công ty trong năm ngoái.
Hailo
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Jay Bregman cũng rời khỏi công ty, Hailo bắt buộc phải chuyển trọng tâm sang các thị trường châu Á và tập trung nhiều vào Nhật Bản.
Twitpic
Twitpic, thành lập năm 2008, là một trong những ứng dụng đầu tiên cho phép người dùng chia sẻ hình ảnh trên Twitte đồng thời cung cấp nhiều công cụ tạo hiệu ứng hình ảnh.
Tuy nhiên, Twitter đã bất ngờ yêu cầu Twitpic dừng việc sử dụng tên thương hiệu, hoặc không, Twitter sẽ không cho phép Twitpic truy cập tới API của họ.
Theo Noah, nhà sáng lập Twitpic, Twitpic không có đủ nguồn lực để thắng được công ty lớn như Twitter nên họ đã quyết định ngừng sử dụng tên thương hiệu này từ ngày 25/9 tới.
Fotopedia
Fotopedia được các cựu nhân viên Apple sáng lập năm 2009. Khác với mô hình website chia sẻ hình ảnh, Fotopedia giúp người dùng “kể chuyện qua ảnh” theo những chủ đề, trong đó hầu hết là các câu chuyện về những địa điểm du lịch thú vị.
Thông tin trên Fotopedia có độ chính xác cao, những câu chuyện được kể qua ảnh bởi những nhà nhiếp ảnh với nhiều hình ảnh chất lượng cao. Fotopedia có 200 triệu lượt xem hàng tháng từ khoảng 17 triệu người sử dụng. Đã có 20 triệu lượt tải về ứng dụng với người dùng đến từ hơn 200 quốc gia.
Tuy nhiên thật bất ngờ, “Bách khoa toàn thư qua ảnh” này tuyên bố chính thức ngừng hoạt động cho cả dịch vụ lẫn ứng dụng từ ngày 10-8-2014. Đến nay vẫn nhiều người vẫn chưa hiểu chuyện gì đã xảy ra với startup này.
Rovio
Rovio, công ty phát triển dòng game cực kì nổi tiếng trên nền tảng di động Angry Birds, đã cho thấy dấu hiệu đi xuống sau một thời gian dài phát triển mạnh mẽ. Đầu tháng 12/2014, Rovio đã xác nhận công ty đã sa thải 110 nhân viên và đóng cửa một studio của mình.
Có thể nói cái tên Rovio gắn liền với tựa game Angry Birds, vốn có đến hơn chục phiên bản được phát hành. Các bản gần đây nhất của Angry Birds là Star Wars và Transformers. Tuy nhiên,việc cố gắng mở rộng nhượng quyền thương hiệu Angry Birds của Rovio đã không thành công và mức độ hấp dẫn của nó đối với người sử dụng cũng không còn được như xưa nữa.
Hiện tại, tính đến tháng 9 năm 2014, dù vẫn có khoảng 200 triệu người chơi Angry Birds mỗi tháng nhưng con số này đã giảm gần một phần tư so với thời đỉnh điểm 263 triệu người hồi năm 2012. CEO của Rovio Mikael Hed đang đứng trước áp lực từ chức vào cuối năm nay.
LivingSocial
Kể từ khi ra mắt, website mua chung LivingSocial chưa bao giờ vượt qua đối thủ Groupon. Và khi hình thức kinh doanh này thoái trào, LivingSocial lại càng gặp khó. Quý I/2014, hãng lỗ tới 50 triệu USD, trong khi cùng kì năm ngoái lãi 156 triệu USD. Tạp chí quảng cáo nổi tiếng AdWeek còn nhận xét họ sẽ chẳng ngạc nhiên nếu LivingSocial “bị bán cho một công ty lớn hơn năm 2014” nếu không muốn bị phá sản.
Yo
Nhưng chỉ 1 tháng sau đó, Yo đã rơi khỏi top 1000. Mọi người bắt đầu cảm thấy nhàm chán và chỉ xem ứng dụng này như một trò đùa. Cái tên “Yo” cũng bị lãng quên từ đấy.
Flappy Bird
Và cuối cùng là Flappy Bird, trò chơi đã tốn bao nhiêu giấy mực của truyền thông thế giới năm qua. Được phát triển chỉ trong thời gian 2 ngày nhưng chỉ trong vòng 1 tuần, Flappy Bird đã trở thành ứng dụng miễn phí được tải nhiều nhất App Store và Google Play.
Trên YouTube xuất hiện hàng ngàn clip về Flappy Bird, còn trên mạng xã hội ngập tràn hình ảnh game cùng những chia sẻ bức xúc của người chơi. Giới truyền muốn khai thác khía cạnh vì đâu mà một chàng trai vô danh, làm việc độc lập như Đông lại có thể tạo ra một trò chơi dẫn đầu App Store, trong khi các hãng game lớn thì muốn chiêu mộ anh hoặc mua lại Flappy Bird.
Tuy nhiên khi đang ở đỉnh cao của sự nổi tiếng, Nguyễn Hà Đông bất ngờ xoá sổ trò chơi gây sốt toàn cầu này vì “không thể chịu nổi”. "Cái không thể chịu nổi nữa" của Nguyễn Hà Đông là do dư luận và nhiều người Việt quá săm soi vào thành công của Flappy Bird.
Cụ thể hơn, trong khi các báo nước ngoài đưa những thông tin thú vị về game, những phản ứng độc đáo thì người trong nước chăm chăm bắt lỗi, chê bai một trong những thành công sáng giá của game Việt.
Cư dân mạng còn nghi ngờ Flappy Bird có “sự gian lận" trong việc tăng top và chế ảnh "ném đá" game này. Gần đây nhất là chuyện Tổng cục thuế "để mắt" tới Flappy Bird và đang rốt ráo vào cuộc để kiểm soát nguồn thu nhập của game này, tránh thất thu thuế.
Tháng 9/2014, Nguyễn Hà Đông trở lại với một game mới có tên Swing Copters với cách chơi và độ khó như Flappy Bird. Tuy nhiên vì nhiều lí do, Swing Copters không còn gây nên cơn sốt như “chim điên” trước đấy nữa. Việc xoá sổ Flappy Bird phải chăng là nguyên nhân khiến cho studio của Nguyễn Hà Đông trở thành một startup gây thất vọng trong năm qua?
Theo Genk.
Bình luận