Khối lượng băng ở Bắc Cực đang giảm nhanh, đe dọa nơi sinh tồn của loài chim Cánh Cụt.

Những phát hiện mới đây trên bản Báo cáo Bắc Cực được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006 của Cục Quản lí Đại Dương và Bầu khí quyển quốc gia Mỹ cho thấy, đang có sự thay đổi mang tính sâu rộng do hiện tượng ấm dần lên của Trái Đất. Phần lớn nguyên nhân không đâu khác ngoài lượng khí thải nhà kính đang xả thẳng vào bầu khí quyển không ngừng qua từng năm của loài người.

Các số liệu mới phát hiện đo được lượng tuyết bao phủ từ năm 1967 đã thấp dưới mức trung bình và thiết lập ở mức kỉ lục trong tháng Tư vừa qua tại các khu vực giáp ranh giữa Bắc Cực với Châu Á và Châu Âu.

Đặc biệt, nhiệt độ bề mặt nước tại đây cũng đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở vùng biển Chukchi, phía Tây Bắc đảo Alaska (Mỹ). Nơi đây được ghi nhận với tốc độ ấm dần lên của nước biển ở mức gần -17 độ C mỗi một thập kỉ.

Quy mô của biển băng ở Bắc Cực vào mùa hè năm nay tuy không hẳn đạt mức thấp kỉ lục, nhưng đó là mức thấp nhất lần thứ 6 kể từ khi phương pháp đo bằng vệ tinh được tiến hành tại đây từ năm 1979. Các nhà khoa học đã ghi nhận rằng, có 8 lần khối lượng băng tại Bắc Cực đã bị thu hẹp quy mô xuống nhỏ nhất trong vòng 8 năm qua.

Bản báo cáo còn cho thấy, theo đà lượng băng ngày càng ít và lượng nước từ băng tan ngày càng nhiều hơn, đồng thời kết hợp cùng yếu tố ánh sáng mặt trời tất yếu sẽ dẫn đến sự phát triển của các loài thực vật biển.

Ở trên đất liền, nơi có băng che phủ cũng sẽ xuất hiện hệ thảm thực vật mới để tạo nên các vùng lãnh nguyên và gần như thay thế hoàn toàn băng tuyết ở Bắc Cực. Trong thực tế, tính đến năm 2013 số lượng sinh khối trên các vùng lãnh nguyên tại Bắc Cực đã tăng 20% kể từ năm 1982.

Ảnh
Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh.

Ngoài ra, sự suy giảm băng ở Bắc Cực cũng là nguyên nhân chính gây suy giảm số lượng gấu Bắc Cực ở phía Tây vịnh Hudson (Canada) kể từ năm 1987 - 2011. Tuy nhiên, hiện chúng vẫn có thể nhanh chóng thích nghi và di cư tới ở những địa điểm khác chưa bị băng tan.

Tại đảo Greenland, các nhà khoa học quan sát thấy rằng sự tan chảy diễn ra với khoảng 40% khối băng trong suốt mùa hè. Vào tháng Tám vừa qua theo ghi nhận của vệ tinh, các dải băng đã đã phản chiếu ít ánh sáng mặt trời hơn trước rất nhiều kể từ khi được bắt đầu quan sát vào năm 2000.

Nói như vậy để khẳng định rằng, băng ở Nam Cực đang ngày càng ít đi trông thấy do sự suy giảm số lượng dẫn tới khả năng phản xạ kém và hấp thu nhiệt nhiều hơn. Chính vì hiện tượng này mà tốc độ tan chảy của băng ngày càng nhanh hơn cũng không phải là điều đáng bàn cãi.

Theo một số phép đo phản xạ của NASA kể từ năm 2000 tới nay, lượng bức xạ mặt trời được hấp thụ ở Bắc Cực trong những tháng mùa hè đã tăng gấp 5%. Con số tuy không lớn nhưng cũng đã đủ giật mình với sự thay đổi quá bất ngờ tại Bắc Cực, mà minh chứng rõ nhất là số lượng các núi băng khổng lồ đang ngày càng tan chảy hiện nay.

Tính ra, sự thay đổi về việc hấp thu nhiệt trên có thể tương đương với một bóng đèn sợi đốt 10W chiếu trên mỗi m2 của Bắc Băng Dương. Còn trong khu vực nóng hơn như biển Beaufort ở phía Bắc bán đảo Alaska (Mỹ) thì công suất còn được cho rằng lên tới 50W mỗi m2.

Trước đó, các nhà khoa học đều dự đoán Bắc Cực sẽ không còn băng cho tới cuối thế kỉ này. Tuy nhiên, với những diễn biến nhanh như hiện nay thì thực tế ấy có lẽ sắp cận kề ngay trước mắt chúng ta. Vậy thì đâu là giải pháp để ngăn chặn tình trạng này về lâu dài và những biện pháp đối phó tạm thời tại thời điểm này là gì?

Ảnh
Gấu Bắc Cực cũng sẽ phải thích nghi với sự thay đổi môi trường sống.

Để trả lời cho bài toán hóc búa này, tiến sĩ Martin Jeffries của văn phòng Nghiên cứu Hải Quân (Mỹ) cho rằng: "Sự suy giảm băng sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng tới đời sống tại Bắc Cực. Nhưng nó cũng sẽ mở ra con đường vận chuyển và khả năng khoan dầu tại đây. Như vậy, chúng ta sẽ không phải về con số 0 dù vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng".

Trong khi đó, một nhà khoa học khí quyển khác tại Trường ĐH Colorado (Mỹ) lại khẳng định: "Nếu ai đó hỏi tôi rằng, băng biển sẽ tiếp tục tăng lên hay giảm xuống trong vòng một thập kỉ tới thì có lẽ tôi sẽ phải tung đồng xu. Tuy nhiên, nếu đó là 30 hoặc 40 năm nữa thì tôi chắc là sẽ không cần tới việc tung đồng xu".

Nói tóm lại, chúng ta thật sự sẽ không có nhiều lựa chọn cho việc giới hạn một ngưỡng băng hợp lí tại Bắc Cực hoặc Nam Cực để đảm bảo an toàn cho nhân loại trong tương lai. Nhưng những biện pháp trước mắt cần thực hiện chắc chắn có việc giảm phát thải khí nhà kính, tích cực trồng cây xanh và bảo vệ môi trường. Còn trong dài hạn, yếu tố tiên quyết đó là làm sao phục hồi được lượng băng ở hai cực càng sớm càng tốt trước khi mọi thứ trở nên quá muộn.

Theo Dân Việt.




Bình luận

  • TTCN (0)