Không có pháo hoa trên mặt trời của chúng ta đầu năm mới 2015 mà thay vào đó là một sự việc kì bí - một lỗ thủng khá lớn đã xuất hiện trên bề mặt của "quả cầu lửa'. Đúng vào ngày đầu tiên của năm 2015 (01/01), Hiệp hội nhiếp ảnh bầu khí quyển (AIA) đã chụp lại bức hình rõ nét về hố đen này.

Qua ống kính hiện đại của NASA, trên bề mặt phía Nam của mặt trời dường như trở nên tối đen với một vòng tròn rộng lớn. Những vật thể bay ngang qua mặt trời sẽ bị đẩy ra xa nhờ lực đẩy khá lớn tại đây. Một số ít vượt qua được lực đẩy bắt lửa và cháy trụ trên bề mặt.

Lượng khí di chuyển ra vào khu vực hố đen này với tốc độ rất lớn, khoảng hơn 500 dặm/giờ.

Các nhà khoa học cho rằng, hố đen này sẽ còn tồn tại khá lâu trên mặt trời của chúng ta và còn thay đổi kích cỡ cũng như hình dạng trong tương lai, theo Dailymail. Thời gian tồn tại ước tính khoảng 5 năm.

Hiện tượng khoa học này đã từng xảy ra vào những năm 1973 - 1974 khi kính thiên văn của NASA chụp được các hình ảnh tương tự trên bề mặt của mặt trời.

Khi Trái đất quay quanh mặt trời, nó cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ hố đen này. Các tác động tiêu cực có thể gây nên dòng nước biển chảy nhanh và mạnh hơn bình thường.

Theo VTC.




Bình luận

  • TTCN (0)