Đã 25 năm trôi qua, từ khi hệ điều hành của Microsoft có mặt trên thị trường. Các phiên bản MS-DOS và Windows cũng đã từng thất bại trước đây, thậm chí còn bị bài bác. Nhưng sự thống trị của Microsoft trên thị trường máy tính để bàn trong suốt 1/4 thế kỉ giúp cho hệ điều hành của hãng tiếp tục được duy trì tới nay, ngay cả khi người dùng không còn muốn nâng cấp Windows.

Giờ đây, Windows không còn thống trị nữa, và Microsoft không còn quyền lực như trước nữa.

Các đối trọng

Windows 8 thất bại, phần lớn ngay từ màn hình khởi đầu. Nếu Windows 10 không cải thiện gì thì sẽ có 2 viễn cảnh có thể xảy ra. Một là nền tảng Windows sẽ bị lỗi thời, buộc Microsoft phải cân nhắc lại xem họ có nên phát triển hệ điều hành nữa hay không.

Đúng là có vài phiên bản Windows trước đây không thành công và thị trường vẫn vậy, không chuyện gì ghê gớm xảy ra. Không phải vì Windows không tác động nhiều mà người dùng có nhiều chọn lựa, thay vì chọn nâng cấp lên phiên bản Windows mới thì họ có thể vẫn dùng bản cũ hoặc dùng một hệ điều hành khác. Nhưng nếu trong trường hợp Windows 10 thất bại, các nhà sản xuất thiết bị có lẽ sẽ cùng nhau rời bỏ mảng PC. Những sản phẩm họ làm ra sẽ cài những hệ điều hành khác thân thiện hơn, có thể không giống một chiếc laptop mà có thiên hướng của một chiếc tabet hơn.

Vài nhà phân tích lại nghĩ khác: Chính Windows 7, không phải Windows 8, có được thị phần lớn nhất trong các máy tính cài sẵn hệ điều hành khi bán ra thị trường. Nếu Windows 10 không có gì nổi bật hơn Windows 8, người dùng sẽ tiếp tục quay lại với Windows 7.

Theo Giám đốc mảng nghiên cứu và phát triển phần mềm của IDC thì Windows 7 có sức cạnh tranh rất mạnh đối với bất kì hệ điều hành cho máy tính để bàn nào. Nhưng nếu môi trường mới có thiết kế thân thiện hơn cho người dùng và nhà phát triển thì tốc độ thay mới PC, nâng cấp hệ điều hành mới có thể đạt được thành công.

Nếu Windows 10 thất bại như cái cách từng xảy ra với Windows 8 thì liệu các công ty OEM và nhà sản xuất thiết bị sẽ không dùng nền tảng này nữa? Và rồi người dùng và doanh nghiệp cũng theo lối đó? Nhưng theo Jan Dawson, nhà phân tích tại Jackdaw Research, viễn cảnh này khó có thể xảy ra. Vì trước mắt vẫn chưa có một hệ điều hành để bàn nào thực sự vượt trội. Chrome OS đang nổi lên, nhưng chỉ phổ biến trong môi trường giáo dục, đào tạo. Chrome OS có một số khiếm khuyết nghiêm trọng như mọi công việc đều cần phải có kết nối Internet mới thực hiện được. Nó cũng không chạy được nhiều ứng dụng mà người dùng cần có chỉ trên một thiết bị.

Những hệ điều hành khác

Theo Ross Rubin, nhà phân tích tại Reticle Research, nếu Microsoft chuyển lên một hành tinh khác thì rất lâu nữa Windows mới thực sự biến mất. Có đó Chromebook giá rẻ cho người dùng phổ thông, Mac cho thị trường cao cấp nhưng Windows vẫn có thị phần rất lớn. Có thể Android nhảy vào nhưng Google chỉ mới hăm he ở dòng máy tính xách tay mà thôi.

Chromebook vẫn chưa đóng vai trò chủ chốt trong thị trường máy tính cơ bản, giá rẻ và MacBook vẫn chưa hoàn toàn chiếm trọn thị trường cao cấp. Còn người dùng ở phân khúc giữa ấy lại chờ đợi một nền tảng nào đó nhiều chức năng và ổn định. Do vậy, đối với nhiều người, thực sự không có hệ điều hành nào khác ngoài Windows.

Một trong những tài sản giá trị nhất của Windows mà các chuyên gia tin tưởng là tính quen thuộc đối với người sử dụng. Nhiều yếu tố rất quen thuộc, từ nền tảng phần mềm, giao diện cho đến cách vận hành hệ thống. Windows 8 đã cho thấy rõ điều đó khi phiên bản này cố thay đổi giao diện, cách dùng nhưng không thành. Người dùng không muốn học cách dùng mới, trong khi đó lại có nhiều thiết bị như máy tính bảng rẻ hơn, nhẹ hơn, hữu dụng hơn thay thế. Có vẻ như giá trị về tính quen thuộc là "điểm mù" mà các công ty công nghệ vấp phải. Nếu Windows 10 theo vết đổ của Windows 8, cố thay đổi thói quen người dùng, thì có thể sẽ chung số phận với Windows 8.

Di động, gia đình

Trong khi PC có thể tiếp tục với vài hình thức, thì sự thất bại của Windows 10 đa nền tảng cũng có nghĩa là nó sẽ tiễn Windows Phone "lên đường". Do vậy, các chuyên gia dự đoán sự kiện công bố Windows 10 sắp tới sẽ hướng nhiều đến người tiêu dùng và sẽ tập trung chủ yếu vào Windows Phone. Có thể Microsoft sẽ đưa ra một bản Windows Phone 10. Nhưng điều gì sẽ tạo nên sự thành công của Windows Phone 10? Thị phần của Windows Phone 10 sẽ đạt được bao nhiêu năm 2016? Thậm chí Windows Phone 8.1 đã giúp Microsoft đẩy được doanh thu bán điện thoại lên nhưng công ty vẫn bị mất thị phần.

Theo Dawson, với mảng di động, Microsoft cần thu nhỏ quy mô để giảm lỗ. Ông cho rằng Windows Phone khó có thể trở thành hệ điều hành di động quan trọng, trừ khi nó phải tốt hơn gấp 2 hoặc 3 lần so với hiện nay. Nếu số lượng điện thoại chạy Windows Phone tăng được lên con số gấp đôi hiện nay trong vòng 1 năm rưỡi tới thì đó sẽ là thành công vượt bậc của Microsoft. Nhưng nhìn vào tình cảnh hiện tại của Microsoft, Dawson không tin điều đó có thể xảy ra.

Theo Rubin, lịch sử chỉ ra rằng con người không muốn dùng một giao diện PC trên điện thoại. Đó là lí do tại sao phải cần đến một phiên bản Windows Mobile.

Ảnh
Bản MS-DOS 4.0 bị cho là hệ điều hành thất bại của Micorsoft thời kỳ đầu.

Đối với nhiều người dùng, và có lẽ cả những người dùng tiềm năng, Windows 8 hoàn toàn thất bại. Hệ điều hành tương tự rơi vào tình trạng này của Microsoft là MS-DOS 4.0.

Hồi năm 1989, Microsoft chuyển chiến lược, từ phát triển DOS và OS/2 sang phát triển Windows 3.0. Họ giải thích rằng việc thay đổi kế hoạch như vậy là dựa vào ý kiến khách hàng và họ nhận ra thị trường đã đạt tới điểm bão hòa. Nếu Windows 10 thất bại thì rõ ràng chứng tỏ Microsoft không muốn nghe ý kiến người dùng. Và đến lúc đó, có lẽ một mong mỏi của thị trường dành cho Microsoft là nâng thời gian hỗ trợ trọn đời cho Windows 7, để phần còn lại của thế giới tiếp tục tiến lên.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)