Các Photon liên đới sẽ đem lại tốc độ siêu nhanh cho vi xử lí. Ảnh: Internet.

Cơ học lượng tử có rất nhiều điểm kì là và thực sự không thể nhận ra bằng trực quan, tuy nhiên, đối với các nhà khoa học, đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc phát triển và thúc đẩy sự phát triển trong ngành công nghệ thông tin. Và gần đây nhất chính là việc áp dụng các photon liên đới (hay photon ở trang thái rối) vào vi xử lí giúp chúng đạt được một tốc độ siêu nhanh.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một đường dẫn siêu nhỏ có thể đưa photon liên đới vào vi xử lí silicon thông thường. Đường dẫn này được thiết kế dưới dạng vòng có thể đẩy (hút) liên tục các photon nhằm tạo ra các xung ánh sáng ở mức cao hơn, đồng thời đem lại một nước đột phá mới trong tính toán hiệu năng cao.

Trong thời gian qua, xung ánh sáng đã được sử dụng để truyền dữ liệu tốc độ cao trên các mạng thông tin liên lạc, và công nghệ này cũng đã được ứng dụng trong máy tính cá nhân và các trung tâm dữ liệu. Công nghệ Thunderbolt của Intel sử dụng ánh sáng để kết nối máy tính với thiết bị ngoại vi như ổ đĩa cứng gắn ngoài có tốc độ truyền đến 20 Gbps. Intel cũng đã phát triển kết nối quang học gọi là MXC có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 1,6 Tbps giữa các máy chủ.

Quang học mang lại ưu thế về hiệu suất trong khi giảm điện năng tiêu thụ. Siêu máy tính có rất nhiều thành phần, ngăn chứa, đơn vị xử lí, lưu trữ, rack, khe cắm… Do vậy, việc truyền tín hiệu giữa chúng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn là bản thân chúng tiêu thụ. Vì vậy, việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng một vi xử lí có tính quang học sẽ giúp các hệ thống siêu máy tính vận hành một các mạnh mẽ và ít hao tổn điện năng so với hiện nay.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, việc đưa vào sử dụng vi xử lí ánh sáng sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức. Hi vọng công nghệ này sẽ sớm có mặt trong thời gian tới.

Theo Xã Hội Thông Tin.



Bình luận

  • TTCN (0)