Pin Lithium-ion. Ảnh: Internet.

Với sự tiến bộ vô cùng mạnh mẽ của công nghệ, điện thoại đã dần trở thành "vật bất li thân" đối với cuộc sống con người hiện nay. Tuy nhiên, công nghệ càng cao càng dẫn đến những mối nguy hại vô cùng lớn về sức khỏe, thậm chí đánh đổi cả tính mạng. Và những tai nạn nghiêm trọng trong thời gian qua đều xuất phát từ nguồn cung cấp năng lượng của điện thoại - pin.

Những công nghệ pin thông dụng hiện nay

Điện thoại ngày nay đều được trang bị ba loại pin thông dụng bao gồm :

Thứ nhất, Lithium Ion (gọi tắt là Li-Ion) tạo ra nguồn năng lượng pin mạnh hơn các loại pin cũ là NiMh và NiCd. Tính đến năm 2011, pin Li-ion đã chiếm tới 66% thị phần pin sạc tại thị trường Nhật Bản.

Tuổi thọ của hầu hết các loại pin Li-ion bị giảm nếu pin thường xuyên ở trong nhiệt độ cao. Sau một thời gian sử dụng, tốc độ sạc của pin Li-ion cũng giảm dần, pin cũ có thời gian sạc chậm hơn so với pin mới, thời gian sạc kéo dài hơn. Số lần xả kiệt năng lượng trong pin cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin Li-ion. Cụ thể: Nếu số lần xả kiệt pin ít, tuổi thọ pin sẽ càng cao.

Mặc dù vậy, dòng pin Li-Ion đang là chuẩn của hầu hết các dòng điện thoại trên thị trường hiện nay.Hầu hết người dùng đều công nhận loại pin nầy đạt chất lượng về kích cỡ, dung lượng và thời gian sử dụng. Bạn cũng có thể sạc lại pin Li-Ion lúc đang sử dụng dang dở mà không lo đến việc chai pin.

Thứ hai, Lithium Polymer (LiPo), được sản xuất lần đầu trong khoảng những năm 1995-1997. Pin LiPo có dung lượng cao hơn các loại khác, viên pin có dạng “lá” polymer, giúp pin “dẻo hơn” và nhẹ hơn so với pin Li-ion vốn sử dụng các “trụ” chứa hóa chất theo kiểu pin truyền thống. Điểm mạnh của dòng pin LiPo là cho phép sạc lại bất kì lúc nào mà không sợ bị chai pin.

Pin Li-Po đang có vài điểm yếu như điện trở nội cao, thời gian sạc lâu và tuổi thọ pin không cao, đòi hỏi phải thực hiện thêm những nghiên cứu lâu dài để hoàn thiện công nghệ. Năm 2007, Toshiba công bố thiết kế mới cho phép sạc nhanh hơn, chỉ mất khoảng 5 phút để nạp được 90% dung lượng pin, nâng tuổi thọ từ hai lần lên 65-90 lần sạc. Một loại pin LiPo khác đang được phát triển, có tuổi thọ tới... 10.000 lần sạc.

Và cuối cùng là Lithium-ion polymer hay còn gọi là LiPo lai, đây cũng là loại pin được sử dụng nhiều trong năm 2014. LiPo lai không nguy hiểm như Li-Ion những vẫn có thể bắt lửa hoặc phát nổ nếu sạc điện áp quá cao hoặc quá thấp, hay khi bị chọc thủng.

Ảnh
Pin Lithium-ion Polymer được sử dụng trên iPhone. Ảnh: Internet.

Khi được giới thiệu lần đầu tiên, pin LiPo đắt hơn so với Li-Ion, vì sản xuất khó hơn. May mắn là giá đã giảm đáng kể từ khi ra đời, nếu nó không phổ biến hơn so với công nghệ pin Li-Ion. Điều này đặc biệt đúng cho lĩnh vực đồ chơi điện RC máy bay điều khiển từ xa và người điều khiển đằng sau sự nghiên cứu về Pin LiPo, các thiết bị truyền thông cầm tay/giải trí.

LiPo lai sử dụng cấu trúc các cell phẳng giống nhau như những tấm khô có cùng kích thước, có nghĩa là nó có cùng kích thước, hình dáng linh hoạt cho phép tạo ra viên pin có hình dáng đặc biệt để sử dụng trên các model RC. Bởi cấu trúc này, LiPo lai có kích thước mỏng hơn và được sử dụng nhiều trong các smartphone có thiết kế nguyên khối.

Nguy hại từ pin trên điện thoại

Điện thoại càng thông minh, dung lượng pin càng lớn và dẫn đến hiệu suất hoạt động của các thành phần trong pin càng cao lại càng gây hại cho người sử dụng. Bình thường, không có những xác nhận cụ thể tác hại từ pin điện thoại gây ra do phần lớn đã đề cập trong tác hại chung từ việc sử dụng smartphone. Song, các trường hợp bị tác động trực tiếp từ pin lại có nguy cơ tiềm ẩn rất cao và mức độ nghiêm trọng vượt xa so với những tác hại chung đó.

Thứ nhất, từ khâu sản xuất pin đã gây ra những hậu quả khôn lường đến môi trường sống. Như các bạn đã biết, Graphite (than chì) là một trong những thành phần dùng để chế tạo pin lithium-ion đã gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước cũng như môi trường sống của con người trong giai đoạn khai thác. Gần đây nhất, Trung Quốc cũng đã đóng cửa rất nhiều mỏ khai thác loại tài nguyên này.

Thứ hai, Pin Lithium dễ hấp thụ nhiệt tỏa ra từ các linh kiện trong điện thoại (tốc độ xử lí càng cao dẫn đến tỏa nhiệt càng lớn khiến cho các cực điện từ bên trong pin phản ứng với dung dịch điện phân và hệ quả là gây suy yếu khả năng sạc), lại vừa dễ hấp thu cả chất ẩm và tạo ra axit. Loại axit này sẽ ăn mòn cả hai tấm cathode và anode bên trong pin và thải ra khí gas gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng. Hơn nữa, đây là lí do vì sao pin lithium-ion ở nhiệt độ quá cao rất dễ bốc cháy và phát nổ.

Ảnh
Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao. Ảnh: Internet.

Hiện nay, không phải mẫu smartphone nào cũng đươc trang bị một viên pin LiPo lai mới nhằm hạn chế khả năng hấp thụ nhiệt năng cao, bởi vậy nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn đối với người sử dụng. Tất nhiên, một khi điện thoại bốc cháy, người dùng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể, thậm chí trong nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Cho dù các hãng sản xuất điện thoại cũng đã tính toán đến trường hợp người sử dụng vừa sử dụng vừa sạc điện thoại đã lường trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên, các hãng vẫn đặc biệt lưu ý khách hàng cách sử dụng như: Không tiếp xúc với điện thoại đang sạc khi tay ướt, không sử dụng ở môi trường có nguy cơ cháy nổ cao, đảm bảo đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách…Trong quá trình sạc nếu pin kém chất lượng có thể gây nổ. Bởi vậy, ngay cả khi tin tưởng vào các nhà sản xuất và công nghệ pin hiện nay, bạn vẫn phải thực hiện các thao tác thật sự an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Cuối cùng, Pin hỏng thường được người dùng dành cho con trẻ chơi cũng như không có biện pháp tiêu hủy an toàn. Nên nhớ, cadimum sinh ra trong pin cũ có thể hấp thụ qua da và gây ra các bệnh về thận, đồng thời Niken sẽ thấm sâu vào đất gây các nguy hiểm khôn lường cho hệ sinh thái và cuộc sống của con người. Ngay cả pin lithium-ion được cho là ít độc hại cũng sẽ sể lại những hậu quả không tốt cho sức khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp và gây ra các bệnh về mắt, mũi và miệng.

Theo Techz.




Bình luận

  • TTCN (0)