Trong số các đồng minh của Mỹ, Úc có chính sách cứng rắn nhất với Huawei. Nước Anh cho phép Huawei cung cấp một số thiết bị viễn thông nhưng chính quyền Anh cũng xem xét những vấn đề an ninh liên quan đến tập đoàn này.

Cựu Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSI) năm 2013 khẳng định Huawei “do thám cho chính phủ Trung Quốc, và các cơ quan tình báo nắm được bằng chứng chắc chắn về những hoạt động như vậy”, Reuters đưa tin.

Các cơ quan tình báo phương Tây sợ Huawei có quan hệ với quân đội Trung Quốc và có thể cung cấp cửa hậu (backdoor) bí mật vào các mạng băng thông rộng, để từ đó cho phép Bắc Kinh theo dõi hay vô hiệu hóa những giao tiếp quan trọng.

Trong khi đó, lãnh đạo điều hành Huawei nói rằng Mỹ không còn là thị trường ưu tiên đối với họ, trong khi công ty này đang làm ăn rất suôn sẻ ở châu Âu và châu Á. Họ đã thành lập bộ phận thiết bị điện tử tiêu dùng và trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ ba thế giới, sau Samsung và Apple, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Gartner.

Được thành lập năm 1987 bởi ông Ren Zhengfei, một cựu kĩ sư của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Huawei đã trở thành nhà sản xuất các thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Huawei mua lại công ty thiết bị viễn thông Ericsson của Thụy Điển năm 2012. Trụ sở của công ty này đặt tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông.

Theo Tiền Phong.




Bình luận

  • TTCN (0)