Vi xử lí của Qualcomm được sử dụng rộng rãi cho các thiết bị wearables bao gồm phần lớn các thiết bị Android Wear, ví dụ như đồng hồ thông minh mới nhất được giới thiệu tại 2015 Mobile World Congress – Đồng hồ Huawei, Đồng hồ LG Urbane, và đồng hồ LG Urbane LTE.

Chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ của Pankaj Kedia, Trưởng bộ phận quản lí sản phẩm wearables của Qualcomm Technologies Inc.

Wearables vẫn là một dòng sản phẩm khá mới. Ngoài khả năng tiếp nối trung tâm thông tin và đồng hồ thông minh theo dõi thể lực, chúng ta có thể mong chờ những tính năng mới nào trong tương lai? Wearables có lợi ích như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

Ý tưởng về wearables không mới (trở về những năm 1960), tuy nhiên những tiến bộ trong công nghệ di động đã mang lại cho các thiết bị wearables nhiều tính năng mới và chúng trở thành chủ đề được chính thức đề cập đến. Cho đến nay, những gì chúng ta đã và đang chứng kiến đều thuộc thế hệ đầu tiên của wearables. Qua thời gian, nhiều thiết bị và ứng dụng sẽ kết hợp với nhau, tất cả đều nhằm gia tăng sự thoải mái, thuận tiện và tính năng cho người dùng đầu cuối, đồng thời mang đến những trải nghiệm đặc sắc. Sẽ có thêm nhiều trang phục và thiết bị mang theo trên cơ thể được tích hợp cảm biến. Những cảm biến này, kết hợp với khả năng GPS, và kết nối liên tục sẽ tạo nên nhiều tính năng mới. Chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy sự gia tăng các wearables, nhưng cụ thể một ngành công nghiệp chúng ta nhìn thấy phát triển mạnh mẽ là chăm sóc sức khỏe. Lợi ích khi có một thiết bị trên cơ thể để đo các chỉ số sức khỏe và gửi trực tiếp thông tin đó đến nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc nhà thuốc là vô cùng độc đáo.

Smartphone đã và đang giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Điều gì sẽ khiến các wearables trở nên hấp dẫn ?

Chúng ta đang có những bước tiến đầu tiên trong việc khám phá các công dụng hấp dẫn của wearables. Hãy nhớ rằng chúng ta đã đi được bao xa với smartphones. Trong 20 năm qua, chúng ta từ việc phát triển những điện thoại di động đầu tiên cho đến nay khi mà smartphone đã thâm nhập đến 87% tại các quốc gia phát triển như Hong Kong và Singapore, và gia tăng chóng mặt tại các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam với 36% và Indonesia là 23% (Nielsen, TNS).

Niềm đam mê của người tiêu dùng và sự phổ biến trong việc sử dụng thiết bị di động chính là động cơ dẫn đến nhu cầu dùng thiết bị wearables, những thiết bị được xem là bước phát triển tự nhiên thiết yếu của các thiết bị di động hiện nay và đem lại những trải nghiệm thú vị hơn trong thế giới thiết bị di động. Các thiết bị wearables sẽ giữ vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo rằng chúng ta nhận được những thông tin liên quan liền mạch và liên tục, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu có thể. Bằng cách này, dù cho chúng ta đang ở đâu hoặc đang làm gì, chúng ta sẽ nhận được thông tin chính xác để giải quyết dễ dàng hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn. Ngày nay, với những tiến bộ trong công nghệ và di động, ngành công nghiệp này đã được định hình để đáp ứng nhu cầu riêng cho thiết bị wearables.

Nếu thiết bị wearable kết nối liên tục (always-on) trở thành xu hướng phổ biến, ông dự đoán thế nào về tương lai của smartphone?

Thiết bị wearables sẽ không thay thế smartphone – sự kết hợp của smartphone và thiết bị wearables sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm di động độc đáo hơn.

Công nghệ di động đã đi được một chặng đường dài qua vài thập kỉ, wearables sẽ khó vượt qua bề dày phát triển này, thậm chí với tốc độ cải tiến trong lĩnh vực này như hiện nay. Khi bạn đọc thống kê, điều đó thể hiện càng rõ hơn, Gartner dự đoán rằng từ năm 2014 đến 2018 sẽ có đến 8 tỉ đơn vị smartphone ra đời so với con số 200 triệu thiết bị đeo HIS được kì vọng sẽ xuất xưởng trong năm 2018. Chúng tôi thấy rằng smartphones và thiết bị wearables đang bổ sung cho nhau, wearables sẽ tiếp tục mở rộng chức năng và sự hiện diện của smartphones vượt qua giới hạn vật lí của chúng.

Trong lúc việc sử dụng smarphone trở nên phổ biến đáng kinh ngạc trong vài năm qua, tiềm năng phát triển của các thị trường mới nổi như Indonesia và Việt Nam tiếp tục trở nên rõ nét. Qualcomm rất phấn khởi trước cơ hội này, và chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong hệ sinh thái không dây để hỗ trợ sự phát triển này thông qua các phát minh di động và cải thiện hạ tầng mạng.

Đâu là thiết bị wearable “lí tưởng” cho người dùng?

Câu hỏi này không có câu trả lời chính xác, bởi những người dùng khác nhau có yêu cầu khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Chúng tôi hiểu rằng thiết bị wearables sẽ được đeo trên cơ thể bạn, qua thời gian chúng sẽ càng trở nên mỏng hơn, nhẹ hơn, và mịn màng hơn. Để hoạt động cả ngày, thiết bị wearables sẽ có dung lượng pin rất lớn và chức năng sạc không dây giản tiện. Các thiết bị sẽ luôn phải ở trạng thái kết nối, luôn hoạt động, và luôn cảm nhận môi trường xung quanh bạn, cho phép thiết bị wearable của bạn trở thành một phần của cuộc sống một cách hài hòa. Cuối cùng, thiết bị wearables sẽ có nhiều hình dạng, kích cỡ, và thiết kế khác nhau, thể hiện sở thích thời trang và phong cách của bạn.

Dung lượng pin là yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi thiết bị sẽ được đeo cả ngày. Qualcomm đang làm gì để kéo dài thời lượng pin cho thiết bị wearables?

Chúng tôi đang tiếp cận dung lượng pin từ cả hai góc độ cung và cầu. Về phía cầu, chúng tôi đang triển khai các kĩ thuật quản lí năng lượng mạnh mẽ vào chipset và ở mức độ toàn hệ thống. Ở mức độ chipset, thiết bị wearables được trang bị vi xử lí Qualcomm Snapdragon, có khả năng giúp tiết kiệm pin bằng cách tích hợp các CPU năng lượng thấp với các hệ thống con như tích hợp DSP cho xử lí cảm biến, Adreno GPU cho việc đem lại trải nghiệm người dùng mượt mà mà vẫn tiết kiệm năng lượng, và các giải pháp kết nối tiết kiệm năng lượng. Ở mức hệ thống, chúng tôi sử dụng các tính năng thông minh của chipset để hạ mức năng lượng của các phần khác nhau của thiết bị, ví dụ như màn hình khi không sử dụng.

Về phía cung, Qualcomm đã và đang làm việc rất chặt chẽ với các tổ chức trong ngành, Liên minh Năng lượng Không dây (Alliance for Wireless Power), nằm xây dựng một hệ sinh thái chuyển giao năng lượng không dây dựa trên công nghệ Rezence, công nghệ này có thể được dùng để biến bất kì bề mặt nào trở thành bề mặt sạc không dây. Qualcomm Quick Charge cũng đem lại khả năng sạc nhanh hơn 40% khi cần thiết phải cắm sạc.

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm chính trong sự phát triển của thiết bị wearables cho mắt là vấn đề bảo mật, dẫn đến việc thiết bị bị cấm sử dụng tại bar, rạp chiếu phim, casino và một số nơi khác. Ông nghĩ gì về việc vượt qua vấn đề này?

Nhưng đã đề cập, thiết bị wearables là một sự mở rộng tất yếu của các thiết bị di động hiện có và bảo mật là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi sử dụng smartphone. Smartphone yêu cầu mức độ bảo mật thế nào, thì thiết bị wearables cũng sẽ yêu cầu các chức năng bảo mật tương ứng. Đối với các yếu tố mới, có thể cần phải phát triển các công nghệ mới hoặc tái sử dụng công nghệ hiện có.

Giải pháp bảo mật của Qualcomm Technologies được thiết kế để việc bảo mật trở nên đơn giản, trực quan, và vì vậy dễ tiếp cận hơn cho tất cả người dùng trên mọi thiết bị. Chúng tôi cũng tham gia các tổ chức hỗ trợ nâng cao bảo mật như Liên minh FIDO (Fast IDentity Online), mục tiêu của liên minh này là đưa ra các thông số kĩ thuật có thể hỗ trợ toàn bộ các công nghệ xác thực, bao gồm sinh trắc học như vân tay và máy quét mống mắt, giọng nói và nhận diện khuôn mặt.

Bên cạnh sức khỏe, thiết bị wearables còn có thể sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Công nghệ wearable có rất nhiều tiềm năng phát triển trong phân khúc người tiêu dùng và doanh nghiệp. Theo dõi và phân tích thể lực cao cấp (“tự định lượng”), mạng xã hội và nhắn tin, định vị và vị trí trong nhà, bảo mật danh tính và thanh toán, an toàn cá nhân, bất động sản gia tăng và giải trí là một vài ví dụ của các mục đích sử dụng mới nổi. Ví dụ, các doanh nghiệp đang khai thác cách thiết bị wearables được công nhân nhà máy sử dụng để đọc hướng dẫn theo từng bước và bảo trì và cảnh báo hư hỏng, đem lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn trong một số trường hợp. Smartwatch có thể đem lại một ngày làm việc hiệu quả hơn bằng cách sắp xếp thứ tự ưu tiên cuộc gọi đến, email, và các thông báo khác để người làm văn phòng có thể tập trung vào các cuộc họp và thảo luận trực tiếp. Khách hàng có thể tận hưởng kinh nghiệm mua sắm hoàn hảo hơn bằng khả năng xem được đánh giá sản phẩm và các kinh nghiệm khác qua việc sử dụng thiết bị đeo mắt kĩ thuật số trong cửa hàng. Tương lai của việc chơi game cũng có thể sẽ khác về trực giác và xúc giác, các lập trình viên đang hướng đến việc đưa ra trò chơi mà trong đó người chơi có thể cảm nhận hành động trong game bằng cách sử dụng cảm biến của thiết bị wearables.

Thiết bị wearable hoạt động thế nào với Internet of Things?

Hãy tưởng tượng bạn đang sống trong một thế giới mà mọi vật đều kết nối với nhau và có thể đáp ứng những gì bạn cần và muốn một cách thông minh và nhanh chóng. Các thiết bị trong nhà bạn và thế giới xung quanh bạn có thể khám phá lẫn nhau, kết nối và giao tiếp, trong lúc đưa thêm bối cảnh cá nhân vào các tình huống để có thể hỗ trợ bạn. Đây là sự hứa hẹn mà chúng tôi thấy ở Internet of Things. Chúng tôi hình dung ba giai đoạn trong Internet of Things – thiết bị bạn đeo trên người (smart wearables), thiết bị trong-và-quanh nhà, và thiết bị thông minh xunh quanh thành phố.

Các tiêu chuẩn và kết nối mở là điểm then chốt, và là lí do Qualcomm Technologies đã làm việc chặt chẽ với các tổ chức trong ngành như AllSeen Alliance để cho phép và thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi đối với sản phẩm, hệ thống và dịch vụ hỗ trợ Internet of Things với một cơ cấu phát triển mở và toàn cầu được hỗ trợ bởi một hệ sinh thái sôi động và cộng đồng công nghệ mạnh mẽ. Để đảm bảo một mạng di động ổn định và đáng tin cậy, chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các nhà mạng trên thế giới để phát triển hạ tầng, hỗ trợ việc cải thiện mạng di động và thương mại hóa 4G LTE.

Ông nghĩ thế nào về tình hình thị trường wearables tại Indonesia và Việt Nam? Liệu hai thị trường này có thể trở thành thị trường then chốt không, hay ông cho rằng thiết bị wearables chủ yếu chỉ dành cho các thị trường phát triển?

Mức độ nhận biết và mong đợi thiết bị wearables đang gia tăng trên khắp thế giới, và là cộng đồng ngày càng mang tính quốc tế, người tiêu dùng Indonesia và Việt Nam không đứng ngoài cuộc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thiết bị trên thế giới cũng sẽ ảnh hưởng đến Indonesia và Việt Nam – khả năng chi trả, sự thoải mái, dung lượng pin, và tính thẩm mĩ.



Bình luận

  • TTCN (0)