Trang CNET mới đây đã đưa ra tổng kết danh sách tên gọi những sản phẩm công nghệ kì quặc nhất.

Apple Ping

Apple cũng có những cú... "bom xịt" của riêng mình và Apple Ping là một trong số đó. Ngày từ cái tên của mạng xã hội dành cho những người yêu nhạc này đã không để lại quá nhiều ấn tượng.

Asus PadFone/FonePad

Với các đặt tên hai sản phẩm khác nhau nhưng tương tự nhau là PadFone và FonePad, Asus đã làm khó không ít người dùng. Trong trường hợp bạn chưa biết, FonePad là chiếc máy tính bảng kích thước 7 inch có thể hoạt động với vai trò một chiếc điện thoại trong khi đó PadFone Infinity (hình) là chiếc smartphone 5 inch có thể biến thành một chiếc máy tính bảng 10,1 inch khi được gắn vào phụ kiện dock PadFone Infinity Station.

Casio G'zOne

Ngay cả việc gõ đúng tên chiếc điện thoại của hãng Casio này thôi cũng khiến người ta... đau đầu chứ chưa cần bàn đến cách đọc sao cho đúng.

Chumby

Chumby là một phụ kiện có màn hình cảm ứng dụng và được cài sẵn nhiều widget cho phép nó hoạt động như một thiết bị dự báo thời tiết, khung ảnh, hiển thị tin tức, lịch năm và cập nhật mạng xã hội. CNET cho rằng biểu tượng chú bạch tuộc 6 chân và tên gọi Chumby của thiết bị này... dễ thương quá mức cần thiết.

Cisco Cius

Bị "khai tử" vào năm 2012, tên dòng máy tính bảng Cius của Cisco có cách phát âm chính xác phải làm "see-us". Tuy nhiên nhiều người lại thích phát âm Cius thành "tschuss", có nghĩa là tạm biệt trong tiếng Đức.

Chestnut Hill Sound George

Với tên gọi quá dài, Chestnut Hill Sound George cũng lọt vào danh sách những sản phẩm công nghệ có cái tên tệ hại nhất của CNET mặc dù về chất lượng sản phẩm, phụ kiện loa này được đánh giá cao.

The Cool-er

Dụng ý đằng sau cái tên "The Cool-er" là viết tắt của cụm từ "The cool e-reader" (tạm dịch: máy đọc sách điện tử cực cool). Rất tiếc, thực tế sản phẩm này lại không quá tốt.

Cuil

Cuil là một cỗ máy tìm kiếm không thể... tìm thấy cho mình một cái tên tốt hơn.

Eee PC

Ba chữ e liên tiếp đứng cùng một chỗ trong cùng một tên sản phẩm rõ ràng không phải một ý tưởng hay.

Gizmondo

Thực tế, Gizmondo là một sản phẩm chơi game cầm tay chưa từng được tung ra thị trường chính thức mặc dù đã có rất nhiều hoạt động quảng bá được tiến hành.

Great Digital Ecoxgear Ecoxbt

Khoảng vào năm trước, Ecoxgear Ecoxbt là một sản phẩm loa chống nước rất đáng đồng tiền bát gạo. Chỉ có điều bạn không nên đọc tên sản phẩm này quá 5 lần nếu không muốn bị nhíu lưỡi.

I'm Watch

 

Có lẽ một chiếc đồng hồ cũng không cần phải khẳng định lại... mình là một chiếc đồng hồ làm gì. Đó là lí do tại sao I'm Watch, một chiếc đồng hồ thông minh đến từ Ý, lọt vào danh sách này.

iMuffs

Trong trường hợp bạn chưa biết, iMuffs là một thiết bị tai nghe không dây hoạt động nhớ kết nối Bluetooth.

Motorola Droid Xyboard

Trước đây, Motorola hay sử dụng chữ X làm chữ cái đầu tiên trong tên các dòng sản phẩm máy tính bảng của mình. Nếu như Xoom, chiếc máy tính bảng đầu tiên chạy Android 3.0 trình làng năm 2011. Tuy nhiên, chiếc Xyboard lại không suôn sẻ như thế. Đó là chưa kể đến cách đặt tên sản phẩm này cũng không được đánh giá cao.

Nintendo Wii U

Nintendo Wii hay Nintendo Wii U cũng không được đánh giá là một cái tên hay. Tuy nhiên với sự thành công của dòng sản phẩm này, người ta cũng dần quen với nó.

Olympus mRobe MP3

Olympus mRobe MP3 là một chiếc máy nghe nhạc đến từ Nhật Bản với một cái tên không quá... thông minh. CNET cho rằng công ty này đã gặp phải một vấn đề gì đó trong việc dịch tên từ tên Nhật Bản sang tiếng Anh nên mới có sự xuất hiện của một chiếc... dây thừng trong đó (robe).

OnePlus One - OnePlus 2

OnePlus có nghĩa là một "một cộng với...", điều này có nghĩa là tên sản phẩm của hãng smartphone này luôn là những phép toán dành cho học sinh lớp 1.

Oregon Scientiffic Meep

Theo từ điển tiếng Anh, meep được định nghĩa là một "tiếng kêu ngắn của một động vật nào đó hoặc tiếng còi xe." Tuy nhiên, nó còn là tên gọi của một chiếc máy tính bảng khám phá khoa học dành cho trẻ em nữa.

Pentax *ist series

Không hiểu vì lí do gì mà nhà sản xuất này phải thêm một dấu * vào tên sản phẩm.

Plastic Logic Que

Bên cạnh cái tên kì quặc, Plastic Logic Que còn bị ghét bởi rất nhiều người đã đặt hàng trước chiếc máy đọc sách này nhưng lại không nhận được bởi thiết bị này không bao giờ được tung ra thị trường trong thực tế.

Qwikster

Netflix đã từng lên kế hoạch chia công ty này thành hai phần riêng biệt và bộ phận dịch vụ giao nhận DVD sẽ có tên gọi Qwikster. Tuy nhiên, không biết có phải do tên gọi Qwikster quá khó đọc, khó nhớ hay không mà thực tế nó không thành công và Netflix đã nhanh chóng gộp lại hai phần của công ty này thành một.

Samsung :)

Có thể bạn chưa biết, Samsung đã từng trình làng một sản phẩm điện thoại có tên... Samsung :).

Sony Location-Free TV

Sony Location-Free TV là một sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, tuy nhiên "Location-Free" có vẻ không giống tên một thiết bị công nghệ cho lắm.

Sony h.ear

Sony từng trình làng một dòng tai nghe với tên gọi không lạ nhưng lại khá lạ là h.ear on và h.ear in.

Sony Qriocity

Sony Qriocity là tên gọi ban đầu của dịch vụ nghe nhạc - xem video trực tuyến ban đầu của Sony. Về sau, nó được chuyển thành Music Unlimited. Có vẻ cái tên này khá hơn rất nhiều.

Sony Rolly

Sony Rolly, sản phẩm loa Bluetooth, của Sony bị cho là làm nhiều người nhầm lẫn, chẳng biết phát âm kiểu gì.

TrekStor iBeat Blaxx

Vì một lí do nào đó, tên gọi chiếc máy nghe nhạc TrekStor iBeat Blaxx bị cho là có các yếu tố phân biệt chủng tộc. Một thời gian ngắn sau khi ra mắt, một nhân sự cấp cao của TrekStor đã phải xin lỗi về sự hiểu lần này và đổi tiên sản phẩm thành TrekStor Blaxx.

Tivoli iYiYi

Đây cũng là tên gọi một sản phẩm có khả năng... gây lú.

Theo Kenh14.




Bình luận

  • TTCN (0)