Dianne L. Kelley, một cư dân của hòn đảo Camano, Washington, mua một PC được gắn nhãn hiệu "Windows Vista Capable". Nhưng máy tính của cô chỉ có thể nâng cấp lên được Vista Home Basic - hệ điều hành có thêm một vài tiện ích không đáng kể so với hệ điều hành XP hiện hữu chứ không phải là mọi phiên bản của Vista như khẳng định của Microsoft. Và Kelley đã kiện Microsoft về nhãn hiệu "Windows Vista Capable" và "Premium Ready" của hãng này.

Một quan tòa của bang Washington  đã từ chối yêu cầu của Microsoft Corp để gạt bỏ mọi tuyên bố khẳng định "Windows Vista Capable" nhãn hiệu được đặt trên những PC đã xâm phạm luật Bảo hộ người tiêu dùng. Tòa án quận Western của Washington ở Seattle và quan tòa Marsha J. Pechman bác bỏ một trong số bốn cáo buộc của nguyên cáo Dianne L. Kelley trong một vụ kiện chống lại Microsoft qua những nhãn hiệu, Microsoft phối hợp với những nhà sản xuất PC để cài đặt sắn hệ điều hành Windows Vista trước khi bán cho người tiêu dùng, như một gợi ý nên sử dụng Windows Vista.

Vụ kiện cũng chỉ ra sự thiếu công bằng trong chương trình "Express Upgrade" của Microsoft mà theo đó những người sử dụng có thể nâng cấp lên Vista từ XP miễn phí hoặc với một chi phí rất nhỏ nếu mua máy tính "Windows Vista Capable".

Theo những chứng cứ của tòa án, Pechman đang cho phép hai trong số những cáo buộc của nguyên cáo sẽ được xem xét. Một khẳng định rằng Microsoft xâm phạm "quyền bảo hộ người tiêu dùng" vì những tập quán kinh doanh không công bằng hay dễ hiểu lầm bằng việc gắn những nhãn trên PC khiến người tiêu dùng phải mất một số tiền khá lớn cho chiếc máy tính của mình để có thể chạy được các dòng hệ điều hành Premium. Khẳng định khác cho rằng sự sai trái của Microsoft là đã nhận tiền của người tiêu dùng từ Windows XP licenses và cả những sự nâng cấp từ Vista Basic tới Vista Premium.

    

Pechman bác bỏ một tuyên bố: Microsoft đã sắp đặt để những nhãn hiệu máy tính "Windows Vista Capable" không thể chạy mọi phiên bản Windows Vista - một "sự vi phạm hợp đồng". Microsoft cũng cho biết: ""Windows Vista Capable" là nhãn hiệu đã được đảm bảo trong bộ luật liên bang. Điều này có nghĩa cô Kelley biết mình phải sẽ phải làm thế nào".

Những đối tác phần cứng của Microsoft bắt đầu cung cấp những PC với nhãn hiệu "Windows Vista Capable" từ tháng 4/2006. Nhãn hiệu này như một khẳng định với người tiêu dùng rằng nó đã luôn sẵn sàng cho Windows Vista. Tuy nhiên, sự chỉ định này ẩn chứa nhiều rắc rối, bởi vì một PC có nhãn "Windows Vista Capable" được cam kết là có thể sử dụng hầu hết các phiên bản của Vista, Windows Home Basic.

Một tháng sau đó, Microsoft giới thiệu một trang web để giải thích những yêu cầu phần cứng cho những phiên bản khác nhau của Vista, cũng theo đó các PC có nhãn hiệu "Windows Vista Premium Ready" thì đều có thể sử dụng các phiên bản khác như Vista Home Premium, Vista Ultimate  với nhiều đặc tính tốt hơn Vista Basic. Microsoft cũng cung cấp thẻ ưu đãi cho người mua những PC này để nâng cấp tới những phiên bản Vista thích hợp miễn phí hay với chi phí rất nhỏ.

Vụ kiện của Kelley chống lại Microsoft như một trường hợp kiện cáo tập thể, nhưng liệu có phải sự kiện tụng có thể ứng dụng vào toàn bộ một tập thể với những đơn kiện không rõ ràng. Ông Esnouf người phát ngôn của Microsoft nói: "Microsoft rất hài lòng khi đã giải đáp được một số cáo buộc của cô Kelley và mong rằng nó sẽ được làm sáng tỏ trong phiên tòa tới."

Theo như lịch xét xử thì phiên tòa tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 8/10/2007.

Minh Tiến (theo ComputerWorld)



Bình luận

  • TTCN (0)