Tại sự kiện, trọng tâm là các mối đe dọa tài chính đang ngày một tăng lên trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung, gây ra nguy cơ cho nhiều tổ chức và cá nhân.

Vitaly Kamluk, Trưởng nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Kaspersky Lab chia sẻ: “Tại Kaspersky Lab, chúng tôi tin rằng việc hiểu rõ tấn công máy tính là rất quan trọng trong việc ngăn chặn chúng. Chúng tôi dành thời gian phân tích, phân loại và nghiên cứu kĩ lưỡng các cuộc tấn công đang gia tăng về số lượng, chủng loại và độ phức tạp. Với sự hỗ trợ từ khách mời tại sự kiện, chúng tôi hi vọng có thể chia sẻ kiến thức và chuyên môn của mình với những ai cần đến nó, nâng cao nhận thức cho nhiều người khác và giúp thế giới trở nên an toàn. Thông tin cá nhân, tài chính và danh tiếng của những nhà tổ chức cũng như người dùng tại nhà có thể được bảo vệ bằng chính thái độ có trách nhiệm với CNTT, với các giải pháp bảo mật và sẵn sàng tìm hiểu vấn đề sâu hơn của họ.”

Số liệu từ dịch vụ đám mây trên Mạng lưới bảo mật Kaspersky Lab (KSN) trong giai đoạn tháng 7 – tháng 9/2016 được công bố trong sự kiện cho thấy một số nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam) có số người dùng gặp phải sự cố bảo mật liên quan đến mạng nội bộ và dữ liệu di động trung bình khoảng 49% và 17% người dùng gặp các mối đe dọa trên web. Tất cả đều được giải pháp của Kaspersky Lab ngăn chặn.

Việt Nam, Philippines và Ấn Độ có số người dùng gặp sự số trên máy tính cao nhất (lần lượt là 64%, 58% và 55%), trong khi đó, Trung Quốc đứng đầu về phát hiện mối đe dọa trên web (24%), sau đó là Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia (lần lượt là 23%, 18,5% và 18,5%). Úc và Singapore là các quốc gia ít bị ảnh hưởng nhất nhưng vẫn có khoảng 12% người dùng gặp sự cố web và khoảng 30% bị mối đe dọa trên máy tính tấn công. Trong tổng số sự cố mạng được các sản phẩm của Kaspersky Lab phát hiện thì tỉ lệ tăng nhanh nhất tại Ấn Độ và giảm nhiều nhất tại Úc.

Số vụ tấn công do ransomware gây ra trong khu vực APAC trong tháng 7 và tháng 8 tăng mạnh so với tháng 2 và tháng 3 (114%). Quốc gia có số lần lây nhiễm bằng ransomware cao nhất là Ấn Độ, tiếp đến là Việt Nam. Sự gia tăng này phản ánh xu hướng toàn cầu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy APAC là đang trở thành khu vực mục tiêu cho ransomware và những chiến dịch cryptoware.

Vitaly Kamluk đã đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh mối đe dọa trong khu vực, những xu hướng hiện tại và đưa ra dự đoán, nhấn mạnh sự phức tạp của các cuộc tấn công tài chính và tấn công có chủ đích. Seongsu Park, Nhà nghiên cứu cấp cao về Bảo mật, Kaspersky Lab, nói rõ hơn trong bài thuyết trình của mình về lỗ hổng trong e-Commerce và thông tin xuất phát từ doanh nghiệp. Ruslan Stoyanov, Trưởng bộ phận Phân tích sự cố máy tính, Kasperksy Lab cung cấp thông tin về cách phân tích an ninh mạng.

Khách mời đặc biệt trong sự kiện sẽ được nghe trình bày về những chủ đề quan trọng trong việc đánh giá bảo mật hệ thống từ Anton Bolshakov, Managing Consultant, IT Defence Asia; những vấn đề pháp lí chủ yếu khi xử lí sự cố mạng từ Lionel Tan, Đối tác Rajah & Tann Singapore LLP – công ty luật hoạt động trong khu vực APAC. Nicolas Collery, Chuyên viên Vận hành bảo mật CNTT tại ngân hàng DBS khái quát về tội phạm mạng dưới góc độ của tổ chức tài chính.

Nicolas Collery lưu ý: “Tội phạm mạng hầu như chỉ quan tâm đến tiền, vì vậy ngân hàng và khách hàng của họ thường bị chúng tấn công. Mặc dù chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ của mình trong phạm vi CNTT và giao dịch nhưng người dùng vẫn là mối liên kết yếu kém nhất. Một trong những mục tiêu của chúng tôi là nâng cao nhận thức và cảnh giác cho họ về các mối đe dọa từ những lá thư giả mạo cho đến Trojan ngân hàng trên di động.”



Bình luận

  • TTCN (0)