Sau cột mốc này, mục tiêu quan trọng của Zalo vẫn là tiếp tục tối ưu hóa sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dùng Việt. Hòa vào xu hướng chung của thế giới, Zalo tập trung hỗ trợ việc trao đổi hình ảnh, video trong quá trình liên lạc giữa người dùng với nhau. Từ khoảng cuối năm 2016 đến nay, Zalo đã và đang giới thiêu các tính năng liên quan đến camera như: chia sẻ hình ảnh, video hiển thị trong 24h, tin nhắn ảnh tự huỷ, chụp ảnh, quay video clip đính kèm hiệu ứng, phát trực tiếp video trong nhóm…

Giao diện của sản phẩm cũng được thay đổi rõ rệt và ưu tiên phục vụ xu hướng này khi biểu tượng “camera” được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy và thuận tiện trên khung cửa sổ nhắn tin. Khu vực hình ảnh, video, giọng nói, check-in được phân chia rõ rệt. Không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, Zalo còn được người dùng ưa thích bởi họ có thể tìm thấy nhiều dịch vụ tiện ích cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như mua sắm, đi lại, ăn uống, sức khoẻ, điện nước trên nền tảng này. Gần đây nhất, hàng chục ngàn bà nội trợ đã được hưởng lợi từ chương trình “Tết Việt, nhận quà khủng” do siêu thị Co.opmart triển khai trên Zalo.

Ngoài ra, Zalo hiện được ứng dụng trong hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước và đang phát huy hiệu quả trong việc tương tác với người dân. Tiếp nối thành công của Tổng công ty Điện lực TP.HCM với dịch vụ tra cứu và thanh toán tiền điện, Bộ Y Tế với sổ tiêm chủng và cung cấp thông tin cải thiện sức khoẻ, Tổng Đài hành chính Công Đà Nẵng mở rộng việc sử dụng Zalo sang tra cứu vệ sinh an toàn thực phẩm, hay Đồng Nai áp dụng Zalo để phục vụ cho công tác cải cách quản lí thủ tục hành chính của tỉnh, bắt đầu từ cuối năm 2016.

Song song với việc phục vụ tập khách hàng trong nước, Zalo cũng đã phát hành phiên bản thử nghiệm tại thị trường Myanmar vào tháng 6/2016 và thu hút hơn 2 triệu người sử dụng tại quốc gia này chỉ trong vòng 4 tháng.



Bình luận

  • TTCN (0)