Ubuntu, hệ điều hành Linux được xem là tốt nhất hiện nay, có khá nhiều các bộ ứng dụng miễn phí và tuyệt vời, giao diện được cải thiện đáng kể, khả năng tương tác tốt với các ứng dụng truyền thông phương tiện, thậm chí là các ứng dụng game... Nhưng vì sao, Ubuntu vẫn chưa chiếm lĩnh được lòng tin của người dùng và thị phần của miếng bánh hệ điều hành dù nhiều người vẫn thường than phiền về các sản phẩm của Microsoft?
1. FUD (Fear, Uncertainty and Doubt)

FUD tức là lo lắng (Fear), không chắc chắn (Uncertainty), nghi ngờ (Doubt). FUD được hiểu chung là một nỗ lực có tính chiến thuật nhằm gây ảnh hưởng lên nhận thức của công chúng bằng cách gieo rắc những thông tin mập mờ, không chính xác.

Microsoft đã từng bị kết tội ở vô số phiên toà điều trần, chẳng hạn như vụ việc gần đây khi Novell (đỡ đầu cho phiên bản Linux SuSE) mua "quyền bảo vệ" từ các phát minh phần mềm của Microsoft. Các tin tức đã được "quét nước sơn" bóng bẩy nên từ giới truyền thông tới người dùng phổ thông, những người vốn không để ý tới cách tranh chấp, cũng như hầu hết người dùng vẫn cho rằng: "Chắc là Microsoft đã không lăm le kiện cáo những vấn đề liên quan tới Linux?"

2. Vấn đề phần cứng

Cài đặt và sử dụng Ubuntu rất dễ dàng, nhưng người sử dụng Windows lại không thường biên dịch các driver từ mã nguồn mở, một khi họ tìm thấy. Do đó, phải tốn cả khối thời gian để tìm kiếm driver thiết bị trên các trang lưu trữ của Linux (ALSA) không phải là điều mà mọi người cho là thú vị.

Trong khi đó, Microsoft sẵn sàng mở hầu bao cho các nhà sản xuất phần cứng để đổi lấy "lòng trung thành" của họ, chẳng hạn như vụ scandal gần đây liên quan đến Foxconn. Các nhà sản xuất phần cứng hùa vào, từ chối hệ điều hành Linux khi thiết kế drivers, nhằm để giảm giá thành. Còn rất lâu nữa Linux mới đủ tài chính để biến chiến trường trở nên cân bằng hơn. Đó là lí do sâu xa của vấn đề.

Mỗi khi một chiếc máy in hay webcam không làm việc, phía Linux lại mất một người dùng tiềm năng, và cán cân không thay đổi.

Tất nhiên, có những người đặc biệt nhiệt tình và thông thái dành thời giờ vàng son của họ để tạo ra các driver, nhưng có vẻ như khó khăn lại lộ ra khi số đội ngũ này lại không có người kế cận thực sự.

3. Tâm lý người sử dụng thông thường

Mặc dù đa phần người sử dụng Windows phải đối mặt hàng ngày với mối hiểm hoạ từ virus, spyware cũng như các ứng dụng ngày càng ngập lụt, nhưng họ vẫn tiếp tục sử dụng nó, kể từ đời phiên bản Windows 3.1.

Thử nghiệm trên chiếc máy tính xách tay Acer, sử dụng RAM 1 GB phiên bản mới nhất Ubuntu 8.04 thì thấy, hệ điều hành làm việc một cách mượt mà, chỉ tốn mất khoảng 400 MB, không cần bộ nhớ cache trên đĩa cứng. Pin hoạt động kéo dài 3 tiếng đồng hồ, trong khi đó, lượng pin này chỉ sử dụng được 1 tiếng rưỡi khi cài Vista.

Thử nghiệm trên cho thấy, có vẻ như mọi người vẫn không ngại ngùng bỏ ra hàng trăm USD đổ vào các phần mềm thương mại. Thậm chí, còn phải chịu phiền toái với thông tin quảng cáo trên sản phẩm. Có khi lí do chỉ vì họ muốn gửi được các hình mặt cười động đậy (có trên Yahoo Messenger).

An toàn, miễn phí và nhẹ nhàng, đó là 3 lí do để tìm tới Linux.

4. Kĩ năng sử dụng chưa đến đầu đến đũa

Thử tưởng tượng, bạn đang sử dụng Windows, còn tất cả những người xung quanh đều dùng Linux. Nếu muốn chia sẻ tập tin qua mạng Windows, bạn phải đọc các liệu hướng dẫn và chỉnh sửa thủ công tập tin cấu hình (hoặc cài một trình cấu hình bằng đồ hoạ đôi khi cũng có thể làm việc được). Chuyện gì xảy ra khi bạn không thể có 30 phút để làm việc đó? Đáng nhẽ ra mọi chuyện phải suôn sẻ, các máy tính này phải làm việc chứ? Tại sao bạn không quẳng ngay cái thao tác nhấp chuột phải để chọn share?

Đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ về sự không đồng bộ giữa các thiết bị phần mềm với nhau, cũng giống như những khó khăn thường mắc phải ở như ở trên có nêu do sự xung đột, thiếu hệ thống và chuẩn giữa phần cứng với phần mềm.

Nhưng trên hết, rõ ràng, ở ngay sự thiếu đồng bộ này thì nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng nhiều người xa lánh Linux là do họ chưa được đào tạo một cách bài bản, có ý thức cá nhân hoá sản phẩm cũng như những kĩ năng thực hành, sử dụng cơ bản nhất.

5. Thiếu thông tin...

Khi bạn mua một chiếc máy tính mới thì chắc chắn, bạn sẽ phải hỏi nhà sản xuất về khả năng thích ứng với các ứng dụng mã nguồn mở, trong đó có Ubuntu, Linux, nhưng câu trả lời từ họ lại thường không phải bao giờ cũng có. Vì thế, lựa chọn của bạn bị hạn chế đi nhiều.

Liệu một người sử dụng bình thường sẽ ngó ngàng tới Linux khi nào? Có lẽ, khi anh ta được tận mắt chứng kiến hai chiếc máy tính giống nhau cùng phi nước kiệu, một bên cài Vista, còn bên kia là Ubuntu. Dell và Asus là những nhà sản xuất máy tính xách tay mà chúng ta có thể thấy chút hi vọng về viễn cảnh này. Họ đang chọn một giải pháp khác ngoài Windows khi cài mặc định vào máy trước khi xuất sưởng, và đương nhiên đó là Ubuntu.

6. Người tiêu dùng và hoạt động thương mại

Công việc thương mại vốn sử dụng Windows ngay từ khi Bill Gate, người sáng lập Microsoft vẫn còn là một chàng trai. Thử tưởng tượng hàng triệu công nhân không tìm thấy nút Start trên màn hình máy tính, một công ty tiêu hàng đống tiền để đào tạo lại nhân viên một khi chuyển sang dùng hệ điều hành khác, thử tưởng tượng số giờ công bị đánh mất chỉ vì những hệ luỵ người ta vốn khó chấp nhận này? Mặc dù Linux là hoàn toàn miễn phí nhưng nó có một cái giá đáng kể đấy: tri thức để sử dụng.

Kết luận: Ubuntu vẫn chưa thể mở cờ chiếm thế thượng phong trên chiến thường hệ điều hành, cho dù có những cố gẳng của Canonical cũng như cộng cồng mã nguồn mở. Trong nay mai, Linux có thể sẽ thay đổi được dần cán cân chênh lệch hiện nay, nhưng hẳn tương lai đó còn rất xa...

Văn Vượng (theo Geek



Bình luận

  • TTCN (3)
Bùi Anh Tuấn  624

sfdf2Vượng: "bloated apps"="các ứng dụng ngày càng ngập lụt" ?

Hi Vượng! Từ ngày ông trở lại với TTCN, có lẽ ông là người chuyên tâm vào "phần mềm" nhất, tôi nhận thấy nội dung TTCN có phần nào hài hoà hơn vì ông đó. Dạo trước tôi là người phản đối dữ dội viêch ai ai đều chạy đua "phần cứng", lãng quên "phần mềm", tôi cũng thích "phần mềm" nhưng vì dạo này hơi bận.

Đọc bài của ông tôi "lượm" được "hạt sạn" ở trên, theo tôi thì ông có thể dịch "bloated apps" = "các ứng dụng ngày càng nhiều" thì ai cũng dễ hiểu hơn so với "bloated apps" = "các ứng dụng ngày càng ngập lụt", ông OK chứ ?

Dù sao thì tôi cũng hoan nghênh đóng góp của ông trong thời gian gần đây. Cố lên nhé ! Có thể tôi sẽ là "bạn đồng hành" với ông trong tương lai !

Vượng Nguyễn  3466

Chào sfdf, cảm ơn vì nhận xét và phản hồi của cậu. Thời gian trước tớ có lo công tác nên "chểnh mảng". TTCN, hẳn sẽ phát triển hơn với những đóng góp sắp tới của sfdf.

Riêng về gợi ý của cậu, tớ xin chân thành cảm ơn. Đúng là "bloated apps" dịch "ngày càng nhiều các ứng dụng" thì quả dễ hiểu hơn.

Trong một bài dịch, chắc chắn chúng ta phải thực hiện thao tác lựa chọn thường xuyên, do đó sự khác biệt trong lựa chọn của mỗi người là điều dễ hiểu. Tất nhiên, vẫn có những "biên giới" chung. Trường hợp trên tớ chọn có khác cậu vì tớ muốn thể hiện thêm một chút sắc thái phủ định.

See you!

Le Manh Cuong  2

Còn có một vấn đề lớn khi triển khai mới cho các doanh nghiệp là việc tích hợp và đồng bộ hệ thống IT. Khi triển khai các hệ thống cùng của Microsoft như Windows, Windows server, Sharepoint portal, Exchange .v.v. thì công sức triển khai, bảo trì hệ thống và đào tạo nhân lực sử dụng hệ thống giảm đi đáng kể vì đồ cùng một nhà nên chơi với nhau rất dễ.