Nokia cho thấy sự sẵn sàng của mình cho 5G tại Mobile World Congress (MWC) 2018. Những nội dung nổi bật bao gồm:
- Chipset ReefShark có khả năng đạt được mức độ cải thiện hiệu năng đáng kể trong mạng 5G nhờ khả năng tăng thông lượng cell site thêm ba lần, thu nhỏ kích thước ăng-ten MIMO (multiple-input and multiple-output – nhiều đầu vào, nhiều đầu ra) và hạ thấp mức tiêu thụ điện năng. Những chipset này tích hợp các năng lực trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa tài nguyên vô tuyến và hỗ trợ công nghệ “phân lớp mạng” (network slicing) cũng như cải tiến dòng sản phẩm AirScale terabit - một phần trong danh mục giải pháp 5G toàn diện của Nokia. Nokia hiện đang hợp tác với 30 nhà mạng sử dụng chipset ReefShark.
- Kiến trúc mạng Future X dành cho 5G cung cấp hiệu năng mạng đột phá và hạ thấp chi phí.
- Future X là sự kết hợp giữa giải pháp dung lương lớn cho vô tuyến 5G mới (5G New Radio), mạng lõi và mạng truyền tải ‘Anyhaul’ trên nền công SDN (Software Defined Network) để cung cấp đầy đủ tính năng dành cho mạng 5G thương mại
- Kiến trúc mạng và chipset ReefShark cung cấp khả năng mở rộng và hiệu năng vượt trội, tăng gấp ba lần thông lượng của công nghệ RAN đang đầu thị trường hiện tại của Nokia
- Giải pháp tự động hóa ứng dụng công nghệ “open machine learning”của Nokia giúp tiết kiệm Tổng chi phí sở hữu (Total Cost of Ownership - TCO) tới 30%
Hiện nay, Nokia đang hỗ trợ các nhà mạng hiện thực hóa mạng 5G thương mại. Chỉ trong vòng hai tháng đầu năm 2018, Nokia đã đưa ra hơn mười công bố mới về các chương trình hợp tác 5G với khách hàng, bao gồm cả thỏa thuận cung cấp thiết bị 5G cho NTT DOCOMO để cung cấp dịch vụ 5G thương mại. (Vui lòng bấm vào đây để đọc thêm)
- Dịch vụ quản lí An ninh dành cho các mạng trong kỉ nguyên số để đảm bảo mạng lưới được bảo vệ một cách đầy đủ và hiệu quả trước tất cả các mối đe dọa và cung cấp khả năng ngăn chặn, phát hiện, đối phó và khôi phục sau các vụ tấn công. Các nhà mạng có thể cung cấp các Dịch vụ Bảo mật cho các doanh nghiệp để họ gắn với thương hiệu họ, qua đó tạo ra nguồn doanh thu mới đồng thời tối ưu hóa tốc độ đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.
- Các dịch vụ và công nghệ để giúp các nhà mạng đáp ứng nhu cầu của các thành phố kĩ thuật số, bao gồm:
- Giải pháp IoT dành cho Thành phố thông: là một nền tảng tích hợp, có kiến trúc mô-đun và có khả năng mở rộng toàn diện để triển khai và quản lí một cách hiệu quả các dịch vụ thành phố thông minh như là camera giám sát an ninh, chiếu sáng, đỗ xe, quản lí rác thải và cảm biến môi trường
- Mô hình Cảm biến như là một Dịch vụ (Sensing as a Service), được hỗ trợ bởi công nghệ chuỗi khối (blockchain) đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, cung cấp khả năng phân tích thông minh đối với những dữ liệu môi trường mà các nhà mạng có thể bán cho các thành phố và các cơ quan chức năng khác
- S-MVNO (Secure Mobile Virtual Network Operator) dành mạng LTE nâng cao phục vụ dịch vụ công với các dịch vụ công băng rộng (mission-critical broadband services), tạo ra các luồng doanh thu mới cho các nhà mạng viễn thông
- Giải pháp cải tiến Wi-Fi cho nhà riêng (Whole - home Wi-Fi) giúp các mạng cung cấp trải nghiệm truy cập mạng nhanh hơn, tốt hơn và thông minh hơn
Nokia đang đưa ra một số cải tiến đối với giải pháp Wi-Fi dành cho môi trường nhà riêng để tối đa hóa hiệu năng mạng Wi-Fi và đơn giản hóa chức năng quản lí mạng. Giải pháp Wi-Fi mới mở rộng thêm danh mục sản phẩm của Nokia bằng thiết bị meshed Wi-Fi gateways and beacons đồng thời tạo ra một giải pháp cổng Wi-Fi nhà riêng (Wi-Fi Home Portal) mới cho các nhà cung cấp dịch vụ, giới thiệu một ứng dụng di động cho người dùng và cung cấp các chức năng phần mềm mới cùng công nghệ phân tích để tăng cường tính thông minh của mạng.
- Cộng tác với Facebook để mở rộng hệ sinh thái giải pháp Truy cập Cố định Không dây (Fixed Wireless Access) ở băng tần trên 60 GHz
Nokia và Facebook đang cùng hợp tác để đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ truy cập cố định không dây ở băng tần 60 GHz nhằm cung cấp các dịch vụ tốc độ gigabit và kết nối được nhiều người hơn, với tốc độ nhanh hơn. Băng tần 60 GHz cho phép kết nối băng rộng tốc độ cao tại các cùng ngoại ô hoặc nội đô, hỗ trợ cho mạng cáp quang hiện tại. Nokia sẽ kết hợp các năng lực triển khai toàn cầu và mạng quang thụ động không dây (wireless passive optical network - WPON)của mình với công nghệ Terragraph của Facebook để triển khai thí điểm công nghệ băng rộng gigabit toàn cầu vào năm 2018 với một số khách hàng.
- Cộng tác với Vodaphone để đưa công nghệ 4G lên mặt trăng
Vodaphone Germany đã chỉ định Nokia làm đối tác công nghệ của mình trong việc phát triển một mạng quy mô siêu nhỏ (Ultra Compact Network) dành cho không gian vũ trụ, với trọng lượng chỉ tương đương với một túi đường, để cho phép live-streaming nội dung video HD của các chuyến bay đến mặt trăng vào năm 2019.
- Khái niệm ‘Conscious factory in a box’ cung cấp một giải pháp để đáp ứng nhu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Khái niệm ‘nhà máy trong côngtennơ - conscious factory in a box’ được công bố bởi hiệp hội bao gồm 12 nhà sản xuất thiết bị điện tử, đứng đầu là Nokia. Mục tiêu là nhằm tạo ra một dây chuyền sản xuất điện tử sử dụng các công-ten-nơ hàng hóa có thể được di chuyển đến các địa điểm khác nhau theo nhu cầu. Chương trình cộng tác này được định hướng bởi những thay đổi theo dự báo trong ngành sản xuất, khởi đầu từ Cách mạng Công nghiệp 4.0, trong đó bao gồm cả các giải pháp dựa trên nền tảng điện toán đám mây, rô-bốt và các giải pháp IoT mới dành cho lĩnh vực sản xuất, tất cả sẽ đòi hỏi các nhà sản xuất có độ linh hoạt và tính uyển chuyển cao hơn.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Tổng Giám đốc của Nokia Việt Nam cho biết: “Tại Triển lãm Di động Toàn cầu năm nay, rất đông khách tham quan đến từ Việt Nam đã ghé thăm gian trưng bày của Nokia. Mọi người đều rất quan tâm đến những khái niệm về Thành phố Kĩ thuật số, Doanh nghiệp Kĩ thuật số, Chăm sóc Y tế Kĩ thuật số và mạng 5G của Nokia . Chúng tôi đã có nhiều buổi trao đổi, đối thoại về việc Nokia có thể hỗ trợ các nhà mạng tại Việt Nam trong việc chuyển đổi mô hình từ nhà cung cấp dịch vụ truyền thông (CSP) kiểu truyền thống thành nhà cung cấp dịch vụ kĩ thuật số (DSP), nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nokia sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning trong rất nhiều giải pháp với mục tiêu trở thành thương hiệu duy nhất trên toàn cầu cung cấp phương pháp tiếp cận trong đó tích hợp mạng end-to-end và các dịch vụ một cách thống nhất, và đó là lí do chúng tôi đang có nhiều lợi thế nhất trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Việt Nam.”
Bình luận