Nước Mỹ đang hủy hoại tương lai. Đó là một trong những tuyên bố giật mình từ Chủ tịch Intel Craig Barrett trong một cuộc trả lời phỏng vấn.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Business Week mới đây, Chủ tịch hãng sản xuất chip Mỹ lớn nhất thế giới Intel, ông Barrett đã trút giận dữ và nỗi thất vọng của mình về sự bất lực của chính quyền Mỹ trong giải quyết các vấn đề dài hạn của nước Mỹ và ông đặc biệt quan ngại rằng Chính phủ Mỹ đã thất bại trong việc thông qua dự luật cung cấp cho các doanh nghiệp và tổ chức hàn lâm của mình khoản 1,2 tỷ USD dành cho các dự án nghiên cứu và phát triển.

Ông Barret phàn nàn về việc chính quyền tiếp tục tập trung vào ngắn hạn, nhấn mạnh “sự tập trung là các vấn đề của hôm nay và quên đi các vấn đề của ngày mai. Anah không thể cứu cách anh ra khỏi suy thoái. Hy vọng tiếp tục thấy dòng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Nếu anh dừng các dòng đầu tư, tức là anh đang cắt cổ họng mình”, ông nói.

“Khi anh nhìn vào các trợ cấp nông nghiệp và những cứu trợ tài chính, những khoản chi tiêu dành riêng, khó có thể tin là chính phủ không thể dành 1 tỷ USD tài trợ cho sáng tạo. Chúng ta là một đất nước đã được chọn không phải để cạnh tranh”, ông nói.

Ông nói thêm một trong những mặt tích cực của sự chững lại của nền kinh tế Mỹ hiện nay là Intel đã trở nên đa dạng hóa về mặt địa lý hơn rất nhiều so với quá khứ. "75-80% kinh doanh của chúng tôi đến từ bên ngoài nước Mỹ. Chúng ta hơi được che chắn một chút. Phần lớn của thế giới vẫn đang đầu tư cho cơ sở hạ tầng như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ. Những khu vực này đang chứng kiến tỷ lệ tăng trưởng tốt”.

Ông Barrett cũng xoáy vào điều ông nói là nước Mỹ “đang từ bỏ vị trí dẫn đầu về tài chính và thanh toán cho châu Âu. Chúng ta không cạnh tranh về giáo dục tiểu học và trung học. Chúng ta không cạnh tranh về nghiên cứu cơ bản. Chúng ta không có chính sách nhập cư. Thuế suất doanh nghiệp cao hạn chế đầu tư”.

Ông Barrett cũng lưu ý gần 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật là từ hải ngoại. “Chúng ta trả tiền cho giáo dục họ nhưng sau đó chúng ta trả họ về nước. Đó, họ hoặc cạnh tranh với chúng ta hoặc lấy việc làm khỏi Mỹ. Chúng ta đã giết đầu tư ngân hàng và nay chúng ta đang giết ngành kỹ thuật”.

(Theo ICT News/EETimes)



Bình luận

  • TTCN (1)
Nemo Nguyen  21665

Ông Barrett cũng lưu ý gần 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật là từ hải ngoại.“Chúng ta trả tiền cho giáo dục họ nhưng sau đó chúng ta trả họ về nước" -> câu này ngài chủ tịch Intel nói bậy rồi. Mỹ là chuyên gia "hái quả" các nền giáo dục khác (vd: nhiều sinh viên Ấn, Trung, Việt... được đầu tư 12, 17 năm giáo dục ở quê nhà.. Mỹ chỉ cần cấp 1 học bổng bé bé trong 1,2 năm Master, sau đó đa số sẽ ở lại Mỹ làm việc:D -> quá lời)

Mỹ trợ cấp đào tại đại học cho sinh viên nước ngoài ko nhiều (nên học phí cho sinh viên nước ngoài cao chót vót), thua xa các nước phát triển tại Châu Âu (rất nhiều nước gần như miễn phí)