Chuyên gia ICDREC hỗ trợ về thiết kế vi mạch cho sinh viên các trường Đại học. Ảnh: Hồng Thúy.

Trung tâm nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch, Đại học Quốc gia TP HCM (ICDREC), vừa ký với công ty IBM VN để được hỗ trợ các công nghệ sản xuất chip tốc độ cao 32 bit sau thành công của chip 8 bit đầu tiên tại VN.

Theo đó, IBM sẽ cung cấp cho ICDREC các đặc tính kỹ thuật, sơ đồ thiết kế, cùng với những tài liệu mới nhất về công nghệ bán dẫn 65 nanomet (nm), 90 nm và 130 nm...

Bên cạnh đó, trung tâm cũng có quyền công bố hay phổ biến những thông tin thiết kế này cho các trường Đại học nhằm phục vụ việc giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về vi mạch.

Với sự hợp tác này, ICDREC tiếp tục triển khai dự án nghiên cứu và chế tạo chip xử lý 32 bit để ứng dụng cho các thiết bị xử lý tốc độ cao hơn như máy tính.

"Sự kiện sẽ mở ra nhiều cơ hội để VN tiếp cận và thu hút thêm nhiều sự đầu tư quốc tế vào ngành thiết kế vi mạch", ông Ngô Đức Hoàng, Giám đốc ICDREC, phát biểu.

Trước đó, chip vi xử lý 8 bit SigmaK3 được ICDREC chế tạo đã khởi đầu cho ngành này tại VN. Đây là loại chip hiện vẫn còn được ứng dụng nhiều trong các thiết bị gia dụng và điều khiển từ xa như máy giặt, tủ lạnh, remote điều khiển từ xa...

(Theo Vnexpress)



Bình luận

  • TTCN (9)
Quang Trung  22192

Bravo bravo! bôp bộp.. ^^

Nemo Nguyen  21665

Nói chung việc thiết kế chip hay lõi chip vì mục đích phát triển nguồn nhân lực là chính, chứ để thương mại hoá trong tương lại 10 năm tới thì hơi khó.

Hiện trên thế giới chắc phải vài trăm dòng VXL 8 bit, hơn 50 dòng VXL 32 bit.. nhưng chỉ sản phẩm vài hãng lớn là chiếm lĩnh thị trường.

Việt Khoa  27

Sản xuất để cạnh tranh á, làm sao làm được. Nghe cái chuyện để ứng dụng cho máy tính đã vô duyên rồi. Quy trình sản xuất chip cực kì phức tạp, riêng chuyện sản xuất cái wafer có chứa các core là điều không tưởng ở VN, các thiết bị vài trăm triệu $ rồi, nhưng mà có thiết bị cũng chẳng làm được. 10 năm nữa thì may ra mới làm được hihi

Việt Khoa  27

Nói chung chỉ đào tạo để thiết kế theo đơn đặt hàng của các công ty thì được, chứ nói sản xuất thì chưa đủ trình

Nemo Nguyen  21665

Sản xuất chip MCU hay SoC trong ứng dụng tích hợp thì không nhất thiết phải có Fab, trên thế giới cũng đầy nhà sản xuất Fab-less. Tuy nhiên muốn cạnh tranh thì hơi bị khó, phát triển nhân lực để hình thành nền công nghiệp "gia công thiết kế phần cứng" thì khả thi hơn 1 chút.

Minh Đạt  823

@Silencer: Sản xuất wafer và thiết kế chip là 2 lãnh vực hoàn toàn khác nhau, chả liên quan tí tị gì cả.
Các hãng sản xuất chip lớn như Intel, AMD đều mua wafer của công ty khác, của nước nước khác.

Hình như ngay cả giai đoạn cuối mình cũng ko làm được, mình chỉ thiết kế mạch thôi rồi gởi qua nước khác gia công giùm.

Quang Trung  22192

Thiết kế được nhưng chưa chắc đã tối ưu. Dù sao đây cũng mới chỉ là sản phẩm đầu tiên, một bước tiến đáng khích lệ. Nếu thương mại hoá thì phải có chính sách hỗ trợ của nhà nước để tiếp cận thị trường trong nước, cụ thể hơn là các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ thế thôi có khi cũng đã hết hơi rồi. Chưa nói đến thị trường tiêu dùng nói chung.

Việt Khoa  27

@ab: Intel đang sử dụng công nghệ 32nm trong việc chế tạo core trên tấm Wafer, mình nghĩ chẳng có bọn nào có thể gia công hộ bọn Intel được.
Còn việc mua Wafer có thể là tấm Wafer Silicon chưa có core

Minh Đạt  823

VN mình đã bỏ lỡ nhiều công nghệ rồi.

Như trước chiến tranh VN có nền tảng về công nghệ sản xuất vật liệu từ, đến thời mở cửa thì mình đã để các cơ sở sản xuất đó chết ngóm vì nhà nước ko bảo hộ.