Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và phổ cập Internet, máy in, máy fax, điện thoại bàn đều sẽ sớm trở nên vô dụng trong tương lai gần sắp tới.

Công nghệ phát triển như vũ bão - các sản phẩm của ngày hôm nay sẽ nhanh chóng lỗi thời ngày mai. Ngay cả những sản phẩm tưởng chừng "trường tồn" như máy in, ổ đĩa quang, thậm chí .. điện thoại bàn cũng không phải ngoại lệ. Tất nhiên, một số trong đó vẫn còn phục vụ con người trong thời gian dài nữa, đặc biệt là người dùng chuyên nghiệp làm việc văn phòng. Nhưng với phần lớn "không chuyên" còn lại, những thiết bị này sẽ sớm trở nên .. vô dụng.

1.Máy in

 Máy in hiện tại có giá cực rẻ nếu không xét đến các khoản chi phí phụ trội như tiền giấy, mực in chính hãng (để "bản in đạt chất lượng cao nhất" theo như khuyến cáo của hãng sản xuất!). Nhưng trên thực tế, ngoại trừ văn phòng và các cơ sở in ấn, không nhiều người sử dụng máy in tại nhà thường xuyên. Xu hướng này sẽ rõ nét hơn nữa trong những năm tới nhờ sự phát triển của Internet - công việc sẽ được trao đổi chủ yếu qua email & văn bản điện tử, hạn chế tối đa nhu cầu in ấn. Thậm chí, thói quen in văn bản ra để đọc cũng sẽ dần biến mất nhờ smartphone với màn hình lớn, pin lâu, hiển thị văn bản rõ nét ngày càng phổ biến.

2. Máy quét

 Tác dụng chính của máy quét là quét ảnh, văn bản v.v.. để chuyển thành dạng số (phần lớn trường hợp là dạng file ảnh). Chậm chạp, chiếm chỗ, ồn ào - máy quét sẽ "mất dạng" còn sớm hơn cả máy in. Máy ảnh số với độ phân giải cao, hoặc thậm chí máy ảnh của điện thoại di động sẽ giải quyết nhu cầu "số hoá" văn bản tức thời của người dùng thông thường với chất lượng ở mức khá. Tất nhiên, máy quét vẫn có vị trí nhất định tại văn phòng, tương tự như máy in.

3. Ổ đĩa quang

 Nhiều người hẳn không đồng tình với giả thiết này. Đĩa CD vẫn còn sống khoẻ, DVD cực kì phổ biến, Blu-ray hàng chục GB mỗi mặt đĩa chuẩn bị thay thế DVD. Phim, nhạc v.v.. vẫn được ghi và bán trên đĩa DVD. Nhưng với Internet tốc độ cao phổ cập tới mọi hộ gia đình như hiện nay, nhu cầu dùng đĩa quang đang ngày càng ít dần đi. Phim, nhạc đều có thể mua về về từ Internet dưới dạng nén hoặc độ phân giải cao (HD) tuỳ ý. Ổ cứng ngày càng rẻ khiến việc "cặm cụi" sao lưu dữ liệu ra đĩa DVD trở nên lỗi thời. Dần dà đầu video, đầu thu kĩ thuật số có khả năng kết nối với PC và các dịch vụ thuê phim bằng hình thức tải về trực tiếp qua Internet càng làm người dùng sớm quên lãng đĩa quang.Ổ đĩa quang sẽ vẫn còn đó, nhưng chỉ để dùng trong trường hợp khẩn cấp.

4.Máy Fax

 Máy fax là sản phẩm của thế kỉ trước, là cách duy nhất để gửi tài liệu tới nơi khác qua đường điện thoại mà không cần phải gửi thư trực tiếp qua bưu điện. Giờ đây, phần lớn tài liệu được viết, chính sửa và gửi qua dưới dạng số - máy in sẽ đảm nhận việc "giấy hoá" văn bản khi cần thiết. Email thuận tiện hơn hẳn, mà lại khó làm thất lạc như văn bản giấy.

5. Điện thoại bàn

Điện thoại di động ngày càng rẻ, cùng với giá dịch vụ khá "dễ chịu" do công nghệ phát triển và cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng cung cấp dịch vụ. Thời lượng pin giờ đây cũng không phải là vấn đề lớn, khi phần lớn mobile đều có khả năng phục vụ trọn ngày làm việc bận rộn. Trở ngại duy nhất có lẽ là tầm phủ sóng, nhưng rất hiếm khi người dùng quá "xa rời văn minh" đến mức điện thoại không có tín hiệu - điện thoại bàn tất nhiên không giúp được trong trường hợp này. Không chỉ vậy, các smartphone còn phục vụ nhu cầu giải trí đa chức năng như nghe nhạc, xem phim so với điện thoại bàn chỉ thực hiện được duy nhất chức năng đàm thoại.

Lợi thế duy nhất của điện thoại bàn so với mobile phone có lẽ là ...không lo mất tín hiệu. Khác với mobile chịu hạn chế của pin, điện thoại bàn lấy điện trực tiếp từ đường dây, vẫn gọi tốt khi mất điện và sẵn sàng phục vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày. Khác với các thiết bị trên, điện thoại bàn có lẽ sẽ tồn tại "lay lắt" song song với mobile trong thời gian dài nữa.

(Theo Dân trí)



Bình luận

  • TTCN (4)
Quang Trung  22192

Đúng là những sản phẩm này đang ngày một lỗi thời, nhưng trong văn phòng thì vẫn không thể thiếu! Ổ quang thì chắc là toi sớm nhất!

Minh Đạt  823

Định dạng wav của CD dung lượng gần 100Mb/bài. Internet đến chừng nào mới đáp ứng nổi?

Vả lại nghe CD là một thú vui..
Chưa chắc nó sẽ toi đâu.
Ngày xưa băng catsette từ bị toi là bởi chất lượng âm thanh quá thấp, chỉ khoảng 64kb/s chứ ko hẳn là nó rườm rà..

Hải Nam  30903

Định dạng WAV của Audio CD (44 KHz) chỉ khoảng 50 MB/bài thôi. Tốc độ Internet hiện tại khoảng 2-8 Mbit/s, tức là tải một bài 5 phút hết khoảng 1-3 phút, nghĩa là nghe online vô tư Wink

Quang Trung  22192

Mình là fan của CD nhạc, nhưng cũng tự cảm thấy nó đang hết thời! DVD phim thì có thể tồn tại trong thời gian lâu hơn một chút xíu.