Game online vẫn mang lại doanh thu nhiều nhất cho ngành công nghiệp nội dung số nhưng không thể phủ nhận lĩnh vực này đang mang lại nhiều tác động không tốt cho xã hội.

Mới đây, Công ty nghiên cứu thị trường Pearl Research (Mỹ) đưa ra dự báo Việt Nam sẽ có hơn 10 triệu người chơi game vào năm 2011. Rõ ràng game đang là ngành kinh doanh hút bạc tại Việt Nam. Chỉ mới xuất hiện được vài năm, nó đã là lĩnh vực mang lại doanh thu nhiều nhất trong ngành công nghiệp nội dung số tại Việt Nam (theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam).

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của trò giải trí từ các game trực tuyến. ở khía cạnh nào đó thì các trò chơi trực tuyến đã mang lại cho giới trẻ một phương tiện giải trí bên cạnh những loại hình giải trí không nhiều hiện nay. Nhưng các trò chơi trực tuyến đang tạo ra tác động tiêu cực không nhỏ đến thế hệ trẻ. Bao nhiêu tệ nạn đã được sinh ra từ các trò chơi trực tuyến này. Mới đây, Truyền hình Việt Nam phát đi phóng sự về hai học sinh cấp hai đã giết hại lạnh lùng, không chút xúc động cháu bé mới 5 tuổi chỉ vì thiếu tiền chơi game. Những chuyện trẻ vị thành niên bỏ học, trộm cắp, cướp của, giết người để lấy tiền chơi game xuất hiện rất nhiều trên báo chí.

Còn biết bao nhiêu hệ lụy khác từ game trực tuyến. Xã hội đang phải gánh khoản phí không nhỏ cho máy móc, năng lượng, băng thông dành cho các trò chơi trực tuyến này. Chỉ chơi game 10 giờ mỗi ngày trên một máy, một tháng sẽ tiêu tốn 50 KWh, bằng nửa tổng số điện năng tiêu thụ trung bình của một hộ gia đình.

Cá nhân tôi chưa nhận thấy lợi ích xã hội có thể biện minh cho những mặt trái của game trực tuyến ở Việt Nam. Một khoản thuế không nhiều mà nhà nước thu được từ các công ty trong nước phát hành game không thể nào bù đắp được những mất mát về đạo đức của thế hệ trẻ. Nó giống như vụ Vedan, nhà nước có thể thu được vài trăm tỷ tiền phạt nhưng biết bao giờ mới gột rửa được ô nhiễm, làm trong sạch sông Thị Vải trở lại như xưa.

Có lẽ đã đến lúc chính phủ không nên khuyến khích phát triển game trực tuyến, nên đánh thuế các nhà phát hành game và các công ty kinh doanh game ngang với kinh doanh rượu mạnh hoặc dùng cách hạn chế game như chính phủ đang làm với thuốc lá với quan điểm "chơi sẽ hủy tương lai giới trẻ".

Theo ICTnews



Bình luận

  • TTCN (14)
Hải Nam  30903

Tác giả bài viết không biết đến nền công nghiệp game online rồi. Trẻ bỏ học đi chơi game là do phụ huynh không biết giáo dục. Tệ nạn thì ở đâu, lĩnh vực nào chẳng có.

Đang có hàng trăm nghìn người đang kiếm tiền từ game online đấy. Tốn nhiều điện => EVN vui, tốn nhiều băng thông => VDC, FPT vui... mà thu nhập càng cao thì NN càng có nhiều thuế. Khoản thuế này lớn lắm, chứ không ít như tác giả nghĩ đâu. Thu nhập của VinaGame theo tôi ước tính có lẽ khoảng trên dưới 1000 tỉ (/năm), nhưng mà bỏ tiền đầu tư dàn trải ở các lĩnh vực khác nên chắc đóng thuế ít hơn. Còn thử tính 10 triệu game thủ, mỗi người chi 60k/tháng, thì tổng thu nhập của các công ty là 8.400 tỉ rồi.

Ở Hàn Quốc trong 15 website lớn nhất thì ngoài 7 portal chiếm đa số, kế đến là 4 website về game trực tuyến đó.

Quang Trung  22192

Hình em kia xinh thế! Big Grin Không có chữ "Hình chỉ có tính chất minh hoạ", đây chắc là game thủ thứ thiệt. Tích cực "võ lâm truyền kì", biết đâu sẽ gặp em trên giới giang hồ! Big Grin Đùa tí!
Sưu cao thuế nặng liệu có hạn chế được ko đây. Một khi đã nghiện thì người ta phải có tiền để chơi, ko cách này hay cách khác, tăng giá có khi còn nhiều tệ nạn hơn. Nói chung tất cả phụ thuộc vào nhận thức của giới trẻ hiện nay, hay là cách giáo dục giới trẻ hiện nay mà thôi.

Minh Đạt  823

Thiếu sân chơi giao lưu mới phải chơi game online, chứ thực ra game online được mấy trò hay?

Hải Nam  30903

Game thủ nữ xinh có nhiều lắm. Nhất là Audition của VTC tỉ lệ nữ cao hơn nam. Miss Audition năm nào cũng hot, năm 2006 là Bảo Thy (Loan - Lona gì đấy), năm 2007, 2008 thì không quan tâm, nhưng cũng khá nổi. Nói chung là trong một game mà nữ nhiều hơn nam thì "girl xinh" không thiếu. Không nói đến mấy em xinh xinh chỉ chơi vài hôm để đăng kí dự thi, trò nào cũng có mặt.

Còn vụ hạn chế, tăng thuế game online. Nếu mà đúng như tác giả viết thì thôi đóng cửa hết các trang web, các blog, forum luôn cho khoẻ, đỡ bị nhiễm "thói hư tật xấu" từ Internet.

Tuan dca  38

Rõ ràng việc game ảnh hưởng như thế nào là do nhận thức, là việc của các bác "giáo dục" đầu hói nhà ta.

Tuan dca  38

Ở Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, trình độ quả lý cũng thấp nốt, cộng với tuổi trẻ bây giờ năng động, gia đình thường buông lỏng, ít quản lý. Thế hệ trẻ bây giờ ham chơi nhiều hơn ham học, ham làm, lại không nhận thức được đúng đắn, không được sự kèm cặp, hướng dẫn tận tình, thì dính vào game, rõ ràng là khó kiềm chế nổi.
Công nghẹ phần mềm, game đang phát triển rất mạnh. Có cầu mới có cung mà, không phải giới hạn các nhà cung cấp game, mà nếu có giới hạn, hãy giới hạn gamer thì hợp lý hơn.Đây mới chính là một câu hỏi lớn.

bibica  51

Miss năm nay học ở Ngô Quyền á Big Grin

Hải Nam  30903

Miss Teen hay Audition? Thấy nói ở BH ĐN mà không nói học trường nào Smile

Dương Nhật Tiến  1

Tác hại của game online không phải là không có, nhưng nếu nói game online đang huỷ hoại thế hê trẻ VN như tác giả đã nói thì có phần hơi chủ quan. Game online là 1 phần của xã hội CNTT, VN là 1 nước đang dần dần tiếp cận công nghệ, nên việc game online phủ sóng rộng khắp là lẽ tất nhiên

Dao Hai Nam  31

Nếu không chơi game, trẻ em và thanh thiếu niên sẽ chơi gì ?
Nói một cách bi quan, nếu một kẻ dám giết người để lấy tiền chơi game, thì dù có không chơi game, hắn cũng sẽ giết người để phục vụ cho mục đích khác.
Tôi đã chơi game được gần 20 năm, nên rất hiểu mặt trái cũng như mặt tốt của nó. Để game trở thành một thú vui lành mạnh, cần phải có sự giáo dục, hướng dẫn đúng mức và tạo thêm nhiều sân chơi bổ ích khác.

Nemo Nguyen  21665

Chỉ các nhà kinh doanh game online, ISP...là vui thôi.

Ai ham chơi mà ko lo học tập, làm việc thì tự thân mà chịu, gia đình ko biết giáo dục con cái để ham chơi thì tự mà chịu... Nhà nước mà ko biết quản lý, để thế hệ tương lai ham game lười học, thì đất nước đó tự mà chịu thôi. Ủa, chính phủ mình có lúc "khuyến khích" game online à?

Bớt chơi game thì sẽ chơi thể thao, văn nghệ... vừa giúp tăng sức khoẻ, vừa làm nhẹ đầu óc. Game chỉ chơi trung bình 30p/ngày thì còn gọi là giải trí, chứ chơi 3h/ngày thì là "hại trí".

Hải Nam  30903

Gia đình là tế bào của xã hội Big Grin Đâu phải cái nào cũng cứ điều tiết vĩ mô là được, như vậy chỉ có làm thui chột sự phát triển của xã hội thôi, cản trở sự sáng tạo. Hàn Quốc là xứ sở Internet băng rộng, game trực tuyến. Thỉnh thoảng vẫn có tin game thủ HQ đột quỵ hay tự tử hay blabla... Có ai biết nhà nước HQ can thiệp như thế nào không ta?

Ủa mà có ai làm một biểu đồ về sự phân bố tuổi của game thủ chưa nhỉ Wink Vào mấy trang web bà mẹ, trẻ em thấy họ ca thán chồng chơi game dữ lắm Big Grin

Nemo Nguyen  21665

Lứa tuổi chơi game nhiều chắc tầm 15 đến 18, lứa tuổi vừa có 1 ít tiền, vừa được gia đình thả lỏng 1 chút, chưa đủ chín chắn và cũng ham chơi game nhất.

Các bà vợ ca thán chồng chơi game "ác chiến" thì chắc nhiều nhưng chưa nghe (vì ko vô các site của các bà mẹ), nhưng bạn gái "than" thì nghe hơi nhiều rồi.

Hải Nam  30903

Search thử thì thấy tuổi trung bình của game thủ (tại Mĩ hay toàn thế giới) năm 2006 là 33 (link), và ngày càng tăng. Tuy nhiên, thích nhìn thấy một cái đồ thị phân bố tuổi hơn là "tuổi trung bình". Mà cũng cần phân biệt "game thủ" với "thợ game" (chơi ngày đêm để kiếm tiền, đây là một nghề).

Ở VN, chơi game quen 10 người, thì chừng 2-3 người dưới 20, 4-5 người độ 25-35, còn lại là lớn tuổi hơn. Tất nhiên cũng tuỳ game, mấy trò như Boom hay Audition thì "teen" là chính.