Toàn cảnh cuộc thi ACM/ICPC 2008 Khu vực Châu Á tại Kuala Lumpur

Vòng loại Châu Á Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC Khu vực Châu Á - Đại học quốc tế Islamic Malaysia đã diễn ra trong 2 ngày 15, 16/12/2008 tại Kuala Lumpure. Để trau dồi kinh nghiệm và thử sức, 2 đội tuyển Việt Nam thuộc Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội và Đại học KHTN Tp Hồ Chí Minh đã tham dự với thành tích cả hai năm trong top 10 tại bảng thi khá thú vị này.

Dù đã gần như chắc chắn đã có mặt trong vòng Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tổ chức vào tháng 4/2009 tại Stockhom Thuỵ Điển, nhưng Trường Đại học Công nghệ ĐHQG Hà Nội đã quyết định cử Đội tuyển TheLastChance thi đấu tại vòng loại Kuala Lumpure – Malaisia để thêm kinh nghiệm thi đấu, cọ xát với các đối thủ.   Tấm vé thứ 2 của Việt Nam cho Chung kết toàn cầu thuộc về đội tuyển HCMUNS – Vision, Đại học KHTN ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, cũng phụ thuộc vào thứ hạng thi đấu lần 2 khi HCMUNS-Vison được cử đi tranh hạng tại vòng loại Kuala Lumpur hôm 16/12/2008 vừa rồi.

Tại vòng loại ACM/ICPC Kuala Lumpur có 58 đội tuyển tham dự có tới 35 đội tuyển từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bangladesh, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam và chỉ có 23 đội tuyển từ các trường đại học của Malaysia.

Đây là điểm thi gần như cuối cùng ở Châu Á, lại có điều kiện thuận lợi để các đội trong vùng tới dự thi nên số đội mạnh tập trung tại đây rất đáng chú ý: đó là các đội Trung quốc từ các trung tâm nổi tiếng như Đại học Giao thông Thượng Hải, Đại học Zhongshan, Đại học Quốc gia Đài Loan, một số trường từ Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt các đội đến từ các nước lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonexia, Philippin.

Trong số này có các tên trường đã gần như chắc chắn ghi danh trong vòng Chung kết ACM/ICPC tháng 4/2009 như Đại học Giao thông Thượng hải (vô địch site Taiwan và site Jakarta), Zhongshan Univerity (giải nhất vị trí thứ 3 hai site Seoul và Jakarta), Đội Dota - National Taiwan University giải nhất - thứ ba site Taiwan, Đội KbPeckers - Nanyang Technological University, Singapore cũng đã đứng thứ 5 site Jakarta và TheLastChance Việt Nam (giải nhất - thứ nhì site HCM). Vòng loại Kuala Lumpur quả là một kỳ thi tầm cỡ Châu Á trên sân Malaxia.

Hai đội tuyển trường ĐH của Việt Nam đến với vòng loại Kualla Lumpur với một sự tự tin dù biết rằng thách thức đối mặt, đấu trí với các tên tuổi lớn trong vùng không phải là điều dễ chịu. Tuy nhiên việc cọ xát trên sân chơi quốc tế là cơ hội to lớn để các sinh viên Việt Nam có cơ hội thử sức và đấu tài bình đẳng với các đội trong khu vực. Đó là khả năng giải quyết các bài toán lạ hơn và đọc và làm bài bằng tiếng Anh.

Tại vòng loại Kuala Lumpur này các bạn Việt Nam cũng lần đầu thử đấu cọ xát cùng các đội cùng khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Philippin, Singapore, Indonexia và nước chủ nhà Malaixia. Đội KbPeckers - Nanyang Technological University, Singapore gồm các sinh viên Việt Nam từng đoạt giải Quốc gia và Quốc tế trước khi du học.

Kỳ thi chính thức trong 5 tiếng buổi sáng ngày 16/11 với 11 bài toán khác nhau. Sau bốn phút đầu tiên đã có 2 đội dành 1 điểm, đội TheLastChance dành điểm bài đầu phút thứ 11 và đội Vision dành điểm bài đầu phút thứ 21. Cả hai đội Việt Nam đều chắc tay và sau 2 tiếng với 5 bài, đội Vision lúc này đang đứng thứ 3, đội TheLastChang chậm hơn một chút ở vị trí thứ 6.

Đến lúc này bắt đầu cuộc đua giành thứ hạng quyết liệt ở các đội hàng đầu. Trước khi bảng kết quả online tắt (trước khi hết giờ thi đấu 1 tiếng) đội dota Đại học QG Taiwan là đội đầu tiên có được 7 bài. Kế đó là 4 đội 6 bài là Lollypop Đại học Giao thông Thượng Hải, Đội NTU Singapore, Đội Zhongshan và 1 đội Bangladesh. Đến thời điểm này 2 đội Việt Nam đều mới có 5 bài nhưng đều ở trong top 10 và Vision có vị trí thứ 6 còn TheLastChance có vị trí thứ 8.

Trong 1 tiếng cuối cùng có 2 đội giải thêm được bài thứ 7 là Lollypop Đại học Giao thông Thượng Hải và Đội KbPeckers - Nanyang Technological University. Đội TheLastChance được thêm bài thứ 6 vào phút thứ 259, còn Vision vẫ đứng im với 5 bài. Với kết quả trong tiếng cuối cùng với lợi thế tính điểm phạt thời gian, đội Lollypop Đại học Giao thông Thượng Hải đã giành ngô Vô địch tại vòng đấu loại châu Á cuối cùng này.

Kết quả top 12 vòng loại ACM/ICPC – KualaLumpure như sau:

 

Rank

Name

Solved

Time

Total att/Solv

1

Shanghai Jiaotong University – Lollypop (China)

7

748

15/7

2

National Taiwan University – dota (Taiwan)

7

808

10/7

3

Nanyang Technological University, Singapore – NTU KbPeckers (Singapore)

7

941

24/7

4

Zhongshan ( Sun Yat – sen) University - ZSU_Remiel (China)

6

489

29/6

5

North South University - NSU ARCTURUS (Bangladesh)

6

603

11/6

6

College of Technology VNU, Hanoi – TheLastChance (Vietnam)

6

650

35/6

7

Nanyang Technological University, Singapore - NTU Turtles (Singapore)

6

716

14/6

8

Shanghai University – Larva (China)

6

855

11/6

9

National Tsing Hua University – Brute Force Wang (B.F.W) (Taiwan)

6

900

17/6

10

University of Science, VNU-HCM – HCMUS-Vision (Vietnam)

5

311

10/5

11

University of the Philiphines – Diliman - Orange & Bronze (Philiphines)

5

351

25/5

12

National Chiao Tung University, Taiwan - blue sky white eye all ground red (Taiwan)

5

520

10/5

 

........

 

 

 

16

Chulalongkorn University - CU STAR (Thailand)

4

329

 

 

......

 

 

 

30

International Islamic University Malaysia - While(1); (Malaysia)

2

87

 

31

Parahyangan University, Indonesia – Unpar (Indonesia)

2

127

 

Như vậy cả 2 đội Việt Nam đều nằm trong Top 10 các đội xếp hạng vòng loại ACM/ICPC Kuala Lumpur, Đội TheLastChance có thứ hạng 6 - giải Nhì và đội HCMUNS – Vision Giải ba. Theo thứ tự thi đấu thì đội Philippin tốt nhất có vị trí thứ 11, đội Thái lan thứ hạng cao nhất thứ 16 còn chủ nhà Malaixia có thứ hạng 30, Indonexia thứ 31. Có 7 đội đều từ Malaixia không giải được bài nào

Điều đáng tiếc cho 2 đội Việt Nam và cũng là bài học kinh nghiệp là chiến thuật chọn bài theo thời gian để dành điểm đến ngôi vô địch. Kinh nghiệm chiến thuật, phong cách làm việc tập thể và bản lĩnh sẽ thể hiện trong 2 tiếng cuối cùng khi chọn các vấn đề giải quyết. Cả hai đội Việt Nam đều chọn cùng một bài mà không đội nào giải được. Đội TheLastChance nộp bài này tới 27 lần không kết quả và đội Vision nộp tới 4 lần.

Ảnh
Đội tuyển TheLastChance của ĐH Công nghệ ĐHQG Hà Nội (ColTech): (từ trái sang): Tạ Việt Cường (SV K51CA năm thứ ba), Lê Đôn Khuê (SV K50C năm thứ tư), Nguyễn Đình Tư (SV K51CA năm thứ ba).

Rất may đội TheLastChance trong tiếng thi cuối chủ động chuyển sang bài khác và giải quyết bài thứ 6 ngay lần nộp đầu ở phút thứ 259 , còn Vision lại tiếp tục dấn sâu vào bài khác cũng ở hiện trạng không đội nào giải được. Hẳn đây cũng là bài học kinh nghiệm cho các đội Việt Nam khi lựa chọn chiến thuật thi đấu đặc biệt khi thời gian cuối cùng không còn lại các bài dễ giải quyết, tại site Kuala Lumpur có tới 4 bài không đội nào giải được trong đó có 1 bài không đội nào nộp thử lấy 1 lần.

Theo ý kiến của TS Bùi Thế Duy, đồng Giám đốc ACM/ICPC Việt Nam thì các đội tuyển Việt Nam tuy chưa thật tốt lắm nhưng cũng có kết quả tương đối khá khi cọ xát với các đối thủ khá mạnh. Tại kỳ thi này chúng ta đã được cọ xát thử nghiệm với dạng đề bài khác thiên về toán của Malaixia và Singapore. Điều quan trọng chắc các đội Việt Nam tham dự sẽ rút nhiều kinh nghiệm đặc biệt với đội TheLastChance để luyện tập chuẩn bị cho kỳ thi Worrld Final ACM/ICPC tại Stockhom Thuỵ điển vào tháng 4/2009.

(Theo ACM/ICPC Việt Nam)



Bình luận

  • TTCN (0)