Dự án openSUSE vừa thông báo chính thức phát hành phiên bản openSUSE 11.1. Cùng với hơn 230 tính năng mới, cải thiện YaST (công cụ quản lí và cài đặt hệ thống đặc trưng của SUSE), nâng cấp GNOME, KDE, OpenOffice.org, quy định mới về bản quyền có tính tự do hơn, sự bổ sung của bộ font Liberation và OpenJDK, đây cũng là lần đầu tiên SUSE giới thiệu openSUSE Build Service-- nền tảng hỗ trợ phát triển các hình thức phân phối của SUSE.

Nhiều giao diện đồ hoạ để lựa chọn

Với openSUSE 11.1, người dùng sẽ nhận thấy rất nhiều tính năng cải tiến trên desktop. Người dùng có thể chọn lựa sử dụng giữa GNOME với phiên bản 2.24.1 và KDE 4.1.3. Ngoài ra, SUSE còn cho phép người dùng "hoài cổ" sử dụng phiên bản KDE 3.5.10.
GNOME 2.24.1

Kể từ phiên bản SUSE 11, môi trường đồ hoạ GNOME được tích hợp với lần cập nhật gần đây nhất cùng khá nhiều cải tiến. GNOME 2.24.1 có tính năng duyệt tab, phiên bản công cụ quản lí tập tin mới của Nautilus, cải thiện tính năng cho người dùng Gmail trên Evolution cùng một số mẫu thư mới, các phiên bản gần đây nhất của Ekiga (ứng dụng VoIP mã nguồn mở) và F-Spot (công cụ quản lí ảnh số).

Phiên bản SUSE lần này có thêm ứng dụng "nóng hổi" nhưng đã được dùng khá phổ biến gần đây là Banshee. Banshee 1.4 hỗ trợ thưởng thức radio trên web, tạo album, với cửa sổ Now Playing dành cho video và audio, hỗ trợ đồng bộ cùng điện thoại trên tảng Android cũng như một số tính năng khác mà người dùng lâu nay đã biết tới Banshee với tư cách một trình chơi đa phương tiện xuất sắc trên Linux.

KDE 4.1.3

KDE 4 có khá nhiều cải thiện từ phiên bản openSUSE 11.0. Ở lần phát hành này, người dùng sẽ nhận thấy Novell đã tích hợp bộ công cụ KDE-PIM, một số trò chơi mới, công cụ chơi CD được ưa thích là KSCD, ứng dụng KSystemLog giúp theo dõi những thay đổi của hệ thống, cải thiện Dolphin và Konqueror, tích hợp Marble với OpenStreetMap. KDE hiện đã sử dụng chuẩn PackageKit làm công cụ hỗ trợ.

openSUSE cũng đã được tích hợp một số tính năng chính yếu của KDE 4.2, trong đó có KWin với mong muốn mang đến cho người dùng những trải nghiệm hữu ích hơn trên desktop, tự động ẩn thanh điều khiển, công cụ quản lí điện năng trên thiết bị tốt hơn với sự trợ giúp của PowerDevil

KDE "cổ điển"

Nếu như người dùng chưa thật sẵn sàng chuyển sang KDE 4, có thể sử dụng KDE 3.5.10, một phiên bản được coi là "cổ điển" của KDE. Trong quá trình cài đặt openSUSE 11.1 từ đĩa DVD, chỉ cần chọn KDE 3.5.10 hoặc phiên bản mới nhất của môi trường đồ hoạ này.

Ứng dụng văn phòng OpenOffice.org 3.0

openSUSE 11.1 được tích hợp OpenOffice.org 3.0 với nhiều tính năng mới so với phiên bản 2.4 trong openSUSE 11.0. OpenOffice 3.0 mang đến khả năng tương tác tốt hơn với Excel, cải thiện khả năng thực thi, hỗ trợ chuyển slide 3D cũng như những cải tiến đáng kể của phiên bản ứng dụng văn phòng mã nguồn mở này, chẳng hạn hỗ trợ chuẩn ODF 1.2, nhập các bộ lọc của OOXML, tương tác với Gstreamer và Mono.

Một số cải tiến khác

Ngoài ra, openSUSE 11.1 cũng có khá nhiều thay đổi so với phiên bản trước bao gồm nhân mới, cập nhật Glibc, phiên bản PackageKit mới, tương thích với Smolt. Một số ứng dụng được cập nhật khác, chi tiết gồm có:

  • Linux 2.6.27.7
  • Glibc 2.9
  • Python 2.6
  • Perl 5.10
  • Mono 2.0
  • Phiên bản cải tiến của YaST

Điểm mới đáng kể nữa của openSUSE 11.1 là module máy in mới, thiết kế lại module phân vùng, tích hợp module an ninh cho phép người dùng kiểm tra toàn bộ hệ thống của mình.

Các phiên bản của openSUSE 11.1 gồm có:

  1. openSUSE 11.1 DVD 32-bit
  2. openSUSE 11.1 DVD 64-bit
  3. openSUSE 11.1 DVD PowerPC
  4. openSUSE 11.1 GNOME 32-bit Live CD
  5. openSUSE 11.1 KDE 4 32-bit Live CD
  6. openSUSE 11.1 GNOME 64-bit Live CD
  7. openSUSE 11.1 KDE 4 64-bit Live CD

Người dùng còn có thể đặt hàng openSUSE 11.1 với 90 ngày hỗ trợ cài đặt, hướng dẫn chi tiết sử dụng.

Để có cái nhìn rõ hơn về phiên bản phát hành lần này, người dùng có thể xem một số ảnh chụp màn hình tại đây http://en.opensuse.org/Screenshots/openSUSE_11.1, và có một số so sánh với openSUSE phiên bản 10.3

Việc cài đặt openSUSE 11.1 cũng tương tự như khi thực hiện với openSUSE 11.

Tải openSUSE 11.1 tại opensuse.org

Văn Vượng (theo OpenSUSE)



Bình luận

  • TTCN (18)
Nguyễn Hoàng Hoan  563

Tôi không hiểu tại sao BQT lại đòi ngta phải có acc mới được viết bình luận?
Tôi đề nghị BQT mở cửa cho ae vào comment!
-----

Vầng Trăng Sáng!  9

Theo em đc bik thì hồi đầu [b]TTCN[/b] cho comment thoải mái. Chắc có thể do nhiều vấn đề từ việc "comment tự do" nên mới đóng lại thôi. Bác [b]Hoan[/b] làm sao đưa ra đc những lí do có thể thuyết phục đc BQT ko?
Chúc bác & gia đình Giáng Sinh vui vẻ!
Merry Christmas 2008

Quang Trung  22192

Để mọi người có trách nhiệm hơn với lời nói của mình thôi. Với những người có tâm huyết thì đây cũng là cách tốt để bảo vệ họ khỏi bị mạo danh phát ngôn bừa bãi.

Nguyễn Hoàng Hoan  563

Hoàn toàn Đồng ý.
Nhưng tôi đang phân vân với những câu hỏi sau đây:
Tỉ lệ những phát ngôn như vậy là bao nhiêu? Có phổ biến không? Có đáng để ngăn cản hoàn toàn những phát biểu tình cờ nhưng có tính tốt không?
Có phải những phát ngôn bừa bãi (thường)là của những nguời thíc mạo danh không?
Xin BQT cho ý kiến.

Nguyễn Hoàng Hoan  563

Cũng nên xem xét câu hỏi: những người thường xuyên viết comm là nhóm người nào?
Chứ tôi thấy người vào TTCN làm 'khách' nhiều wá!

Nguyễn Hoàng Hoan  563

Bác V có thể cho biết pp của bác phát hiện hàng nhái, hàng giả như thế nào?

Vượng Nguyễn  3466

Mình là dân linguistics nên cũng không khó lắm, ke ke. Tuy vậy, rõ là mình đã viết/không hẳn là dịch nên nhận biết liền à.

Ví thử làm một cái comparative linguistics thì chỉ cần đặt hai "thằng" lại với nhau, trong trường hợp này là rõ ngay. Với lại theo tri nhận kinh nghiệm thì bác Hoan ạ, trên TNO mình nhận thầy là...(3 chấm thui!)!

Nhưng mà điều này, với mình cũng không quan trọng lắm Smile

Nguyễn Hoàng Hoan  563

Thế thì chịu bác rùi.
Nói về NNhọc thì tui bó tay.
Xét về kía cạnh CNghệ:thế bác 'comparative linguistics' 'bằng tay' à?

Nguyễn Hoàng Hoan  563

hik
cái bọn ốpbầnsọoc này, chúng nó chính thức khai trừ con 845bấttử của tui rồi.
Thử hết một vòng, từ Sun đến Fe, rồi U, giừ SU nữa, không thằng nào chịu chạy hết!

Nguyễn Hoàng Hoan  563

Nói túm lại, chỉ có XP là dễ chơi thôi:)

Viva XP!

Vượng Nguyễn  3466

Có thể comparation bằng total commander (nhớ cái vụ CMS đợt nào người ta đối mã nhau, vui ghê). Nhưng mình chả dùng, đọc bài đủ nhận ra rồi mà. À, cậu mê Linux hả?

Phạm Lê Minh Định  5533

Bài này CTV đã viết và gởi cho PLMĐ trước nhưng do bận quá chưa đưa lên. Sau đó, BBT duyệt thì sau 1 ngày. Mức độ ảnh hưởng của TTCN so với TNO thì theo mình đừng nên so sánh. Chính PLMĐ đã đưa bài này lên TNO.

Vượng Nguyễn  3466

Mình lấy làm "tiếc" vì nhận được comment "chưa" edit/nhìn chung...miễn bàn. Mình đã "nhân nhượng", nhưng chẳng hiểu sao lại vậy. Tối về coi lại. Mình cần lời giải thích...

Vượng Nguyễn  3466

Bài trên TNO. Các bạn tham khảo.
http://bit.ly/duBxbI

Vầng Trăng Sáng!  9

Chắc bác [b]Vượng[/b] vội quá nên đưa link chưa chuẩn:) Link chuẩn phải là:
[url]http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200851/20081221055714.aspx[/url]

Hải Nam  30904

Tôi nghĩ bài đó chắc chắn "có vấn đề". Lấy đoạn intro (ngày 20/12, trước khi tôi edit ngày 21/12 để bỏ những hạt sạn):

Dự án openSUSE vừa thông báo chính thức phát hành phiên bản openSUSE 11.1. Cùng với hơn 230 những tính năng mới được bổ sung, cải thiện YaST (công cụ quản lí và cài đặt hệ thống đặc trưng của SUSE), nâng cấp GNOME, KDE, OpenOffice.org, quy định mới về bản quyền có tính tự do hơn, sự bổ sung của bộ font Liberation và OpenJDK (bộ kit hỗ trợ phát triển công nghệ Java của Sun), đây cũng là lần đầu tiên SUSE giới thiệu openSUSE Build Service-- nền tảng hỗ trợ phát triển các hình thức phân phối của SUSE.

So với intro của TNO:

(TNO) Dự án openSUSE vừa phát hành phiên bản 11.1 với hơn 230 những tính năng mới được bổ sung như cải thiện YaST, nâng cấp GNOME, KDE, và OpenOffice.org... Đây là một dự án mã nguồn mở miễn phí dành cho người dùng dựa trên hệ điều hành mở Linux.

"230 new features" được cả hai dịch chung là "230 những tính năng mới". Có cùng lỗi sai, chứng tỏ, hoặc là CTV "xào" lại của nhau, hoặc cả hai cùng dùng "máy dịch" để viết bài?

Lấy một đoạn khác, cả TTCN lẫn TNO đều viết "Ekiga (ứng dụng VoIP mã nguồn mở) và F-Spot (công cụ quản lí ảnh số)" chỉ khác nhau đúng "lí" (theo cách TTCN) và "lý" (theo cách hay dùng). Xem lại bài gốc thì đó là: "a new version of Ekiga, and additional improvements in F-Spot". Sự trùng hợp lạ lùng khi cả hai đều "chế biến" giống nhau.

Giờ còn lại vấn đề: phải chăng việc "xào nấu" là chuyện nhỏ, chẳng có gì đáng bàn? Vì tôi thấy các báo đăng bài "na ná nhau" nhiều lắm. CTV, BTV làm điều này TBT có biết không?

Vượng Nguyễn  3466

Trong đoạn intro, so với máy, tớ hiểu tiếng Việt còm kém xa. Thế nên, tớ mới choa từ "những" thừa vào. Ai dè...

Tất cả những sự chế biến trên đều không có trong nguyên văn. Do tớ không biết những ứng dụng/công cụ được cải tiến ấy trên Linux là gì nên đành google hết lượt.

Trên TNO có đoạn

"kể đến là GNOME 2.24.1 và KDE 4.1.3 như bổ sung thêm tính năng duyệt web theo tab"

. Chả biết người viết đã tưởng tượng như thế nào nữa. :-(. Theo tui hiểu và đã viết là duyệt thư mục theo tab thôi ạ.

Xin xem thêm một số bài viết trên TTCN và TNO:
1.
http://bit.ly/9wsj6X

article/8921
2.
article/8382

http://bit.ly/9bpDYA

bạn sẽ thấy: cùng 1 tác giả, 1 phong cách, cùng một mối quan hệ thời gian đăng trước-sau giữa 2 nguồn.

Lời kết dành cho các bạn. Tôi chỉ tiếc là phải phiền lòng với 1 vài comment thiếu hay ho!

Nemo Nguyen  21665

Chính vì có một số báo lớn (ko hiểu là chủ trương của Biên tập viên hay do CTV các báo đó, nhưng mình nghĩ là do CTV vì chẳng có BTV nào như vậy) rất hay "xào bài" mà thành thử các báo nhỏ hơn (và nhiều trang tin) xem chuyện xào bài hay cả copy mà coi là của mình là chuyện thường.

TTCN tôn trọng nguồn tin các báo, thì cũng mong các CTV khác lấy tin từ TTCN tôn trọng TTCN và công sức CTV TTCN. Không ai có thời gian đi tổng hợp các tin xào nấu mà thông báo cho BTV của báo khác hết, vấn đề chính là các CTV đó phải biết tôn trọng bản thân mình và tôn trọng tuy tín của tờ báo của mình cộng tác.