iPhone dành cho mạng AT&T. Ảnh: Infoworld.

Nếu chỉ bẻ khóa iPhone để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân thì không có vấn đề gì, nhưng nếu bẻ khóa để phục vụ mục đích kinh doanh thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện vi phạm bản quyền.

Kể từ khi chính thức ra mắt, ngày 29/6, cho đến nay đã có không ít người bẻ khoá thành công chiếc iPhone của Apple để có thể sử dụng với nhiều mạng di động khác nhau, không bó buộc vào hệ thống mạng của AT&T.

Tuy nhiên, nếu chỉ bẻ khoá iPhone để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân thì không có vấn đề gì, đây là việc làm được xem là hoàn toàn hợp pháp ở một số quốc gia. Song nếu bẻ khoá để phục vụ mục đích kinh doanh thì có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện vi phạm bản quyền.

Người dùng có thực sự kiếm được lời từ phần mềm mở khoá iPhone hay không thì còn phải dựa rất nhiều vào việc người đó đã làm thế nào để phát triển nên phần mềm đó và chức năng của phần mềm đó là như thế nào,” ông Bart Showalter, trưởng phòng luật tài sản trí tuệ của công ty luận Baker Botts (Mỹ), cho biết.

Ảnh
Giao diện bàn phím số cảm ứng. Ảnh: Wins.

Cho đến nay, tại Mỹ đã có ít nhất một công ty đã bày tỏ hy vọng muốn kiếm lời từ giải pháp bẻ khoá iPhone. Đó là một công ty nhỏ có tên Uniquephones. Người sáng lập nên hãng này - John McLaughlin – cho biết, trước khi công bố giải pháp bẻ khoá iPhone ông đã nhận được một cú điện thoại từ các luật sư đến từ công ty luật O'Melveny & Myers LLP – công ty luật đại diện cho AT&T – đe doạ sẽ khởi kiện hãng của ông vi phạm bản quyền của Apple.

Người phát ngôn của AT&T và Apple từ chối bình luận về thông tin nói trên.

Trước tình thế đó Uniquephones vẫn tuyên bố kế hoạch công bố phần mềm bẻ khoá iPhone. Mỗi người dùng sẽ phải trả 25 USD cho hãng nếu muốn mở khoá chiếc điện thoại đó.

Không chỉ có Uniquephones mà iphonesimfree.com hiện cũng đã lên kết hoạch công bố giải pháp phần mềm bẻ khoá iPhone trong thời gian tới đây.

Ảnh
Một thanh niên Mỹ hack thành công iPhone. Ảnh: AP.

Văn phòng bản quyền Mỹ năm ngoái đã ra tuyên bố khẳng định việc bẻ khoá điện thoại di động không hề vị phạm luật bảo vệ bản quyền số (DMCA). Luật này còn ủng hộ cả phần mềm cho phép sao chép nội dung trên đĩa DVD.

Tuy nhiên, mới đây toà án quận Orlando đã ra phán quyết phạt hai người đã có hành động mua rồi bán lại một số lượng tương đối lớn điện thoại di động đã bẻ khoá. Toà án tuyên bố luật DMCA không bảo vệ hành động kinh doanh thu lời điện thoại đã bẻ khoá.

Bruce Sunstein - một luật sư chuyên về vấn đề bản quyền đến từ công ty luật Bromberg & Sunstein - nhận định, việc mở khoá phần mềm iPhone như Uniquephones hoàn toàn có thể coi là hành động vi phạm luật bản quyền.

(Theo VnMedia)




Bình luận

  • TTCN (0)