Để tạo thuận tiện cho người đọc, cũng như việc biên tập và đăng bài viết theo các hình thức khác nhau, ban quản trị TTCN đưa ra một số quy ước khi viết bài, mong các CTV thực hiện.

Cách trình bày

  • Không dùng các định dạng phức tạp. Chỉ tô đậm, in nghiêng, gạch dưới khi cần thiết. Một bài viết thông thường không có định dạng nào (kể cả in đậm, nghiêng...), chúng sẽ được tự động hiệu chỉnh theo các khuôn mẫu hiển thị.
  • Không tô đậm để đánh dấu tiêu đề đoạn. Hãy dùng thẻ Heading 4 (trong phần -- Định dạng --).
  • Không sao chép thẳng html từ trang web khác. Nếu muốn copy bài viết, hãy xóa hết định dạng rồi chép vào (có thể sao chép vào VietUni để xóa định dạng, rồi từ đó chép ra).
  • Không dùng Unicode tổ hợp vì chúng hiển thị rất xấu trên một số trình duyệt. Hãy dùng Unicode dựng sẵn. Có thể vào dùng VietUni đã nói ở trên để chuyển đổi nếu cần.

Quy ước chính tả

Các quy ước dưới đây không chỉ áp dụng tại TTCN, mà chúng còn là các quy định trong từ điển tiếng Việt, từ điển chính tả...

  • Lỗi chính tả. Đừng phạm các lỗi chính tả, từ ngữ khi viết bài. Hãy dùng từ điển khi cần thiết.
  • "i" hay "y"? Đây là câu hỏi được tranh cãi thường xuyên. Theo chuẩn chính tả mới nhất, sau phụ âm người ta viết "i", sau nguyên âm viết "y". Thí dụ: tỉ phú, vật lí, quy ước.
  • Dấu câu. Dấu câu luôn đặt ngay sát kí tự trước đó (giống chuẩn tiếng Anh), không có khoảng trắng.
  • Khoảng trắng giữa số và đơn vị. Đơn vị phải có khoảng trắng với con số trước đó (vì chúng không phải là một từ đơn). Thí dụ: viết đúng: 300 km, 2 GB RAM. Viết sai: 300km, 2GB RAM.
  • Đơn vị tiền tệ. Thống nhất đô la Mĩ (US$) thống nhất viết là USD, đồng euro (€) là EUR, tiền của Việt Nam là VND...
  • Cách viết số. Cách viết số theo chuẩn của Việt Nam: dùng khoảng trắng phân cách hàng nghìn, triệu..., dùng dấu phẩy phân cách phần thập phân. Thí dụ: 1 234,56 (đúng), 1,234.56 (sai, đây là kiểu Mĩ), 69.5 USD (sai, đây cũng là kiểu Mĩ).
    Cách phân cách hàng nghìn bằng dấu chấm cũng hay gặp và chấp nhận được. Thí dụ 500.000 (500 nghìn).
  • Ngày tháng. Ngày giờ theo chuẩn của Việt Nam (dd/mm/yy hh:mm:ss). Thí dụ: 13/07/82 hoặc 13/07/1982. Viết sai: 13-7-82 hoặc 13.7.82. Còn giờ có thể viết lại 2:30 nếu viết kèm ngày, hoặc 2h30 và 2 giờ 30.
  • Thuật ngữ. Chú ý viết đúng dạng của các thuật ngữ, thí dụ Wi-Fi (chứ không phải WiFi, Wi-fi hay Wifi...), WiMAX (chứ không phải Wi-Max, WiMax...). Có thể dùng Wikipedia hoặc Từ điển công nghệ để tra cứu.

Ngữ pháp

Chú ý cách viết tiếng Anh thì tính từ đứng trước, nhưng tiếng Việt thì ngược lại. Thí dụ 250 GB HDD là cách viết tiếng Anh, còn tiếng Việt là HDD (hay ổ cứng) 250 GB. Tương tự, trong tiếng Việt ta viết LCD 19", SDHC 32 GB, ...

Bình luận

  • TTCN (2)
tranhao  91

làm thế nào để gửi bài lên thông tin công nghệ ?
tớ đã dổi mail vì phải liên lạc thường xuyên mà cái mail cũ (tớ lập khi còn học cấp 2) nó có tên không còn phù hợp nữa.
[email protected]
tahnk!

tranhao  91

[email protected] chứ không phải như trên