Hơn nữa, xét về tốc độ phát triển Apple của ngày hôm nay đã khác xưa rất nhiều. Vậy Apple ở thời điểm hiện tại liệu có tốt hơn Apple trong quá khứ?

Có một điều chắc chắn rằng khi Apple cho ra mắt nhiều sản phẩm, nhiều phần mềm hơn cũng đồng nghĩa sẽ nảy sinh hàng loạt vấn đề mới.

Đồng hồ thông minh Apple Watch có thể có (hoặc không) thành công, nhưng liệu người dùng hứng thú với một sản phẩm được tạo ra chỉ để dành cho một số bộ phận cảm thấy sang chảnh hơn khi đeo nó?

Và ngay cả Apple Music từng làm mưa làm gió khi mới ra mắt, nhưng sức hút đó đã dần biến mất hay chỉ vì nó không thực sự có cái "chất" riêng giống như nhiều sản phẩm khác?

Ken Segall, một trong những nhà chiến lược marketing của Apple, người đã sáng tạo ra biểu tượng "Think Different", bày tỏ trên tờ Guardian một số nhận định rất xác đáng về Apple ở thời điểm này.

"Càng ngày càng có nhiều người tin rằng Apple của Tim Cook không đơn giản như Apple dưới thời Steve Jobs lãnh đạo", ông nói. "Họ thấy phức tạp ngay từ việc phát triển các dòng sản phẩm, sự khó hiểu trong cách đặt tên hay thậm chí trong chính bản thân các sản phẩm ấy".

Ông Segall nhận định từ những tín hiệu của người tiêu dùng đối với iPhone 6S cho thấy đây là một sản phẩm "thất bại" của Apple. Dù đã có một số tiến bộ về mặt công nghệ như Touch ID nhưng người sử dụng vẫn chỉ coi 6S như là phiên bản được xào xáo lại từ mẫu iPhone 6 trước đó.

Điều này đã làm cho việc tiếp thị gặp nhiều khó khăn hơn. Dù dòng S được Steve Jobs tạo ra nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động tiêu thụ nhưng chính vì thế đã khiến iPhone mất dần tính sáng tạo vốn có.

Lời giải thích đơn giản nhất dành cho mọi rắc rối mà nhà Táo đang gặp phải: Apple bây giờ đã lớn mạnh và phức tạp hơn nhiều so với Apple trong quá khứ.

Apple không thể là Apple của ngày hôm qua. Hãng phải tìm lối đi cho chính mình. Và Apple lựa chọn việc mở rộng dịch vụ tới nhiều quốc gia, theo nhiều cách khác nhau để giải quyết khó khăn đang gặp phải.

Vì lẽ đó, Apple sẽ cần một CEO có kĩ năng quản lí và tổ chức tốt hơn là CEO chỉ biết truyền cảm hứng.

Hơn nữa, linh hồn của Apple nằm ở phần cứng. Khi điện thoại ngày càng trở nên gần gũi hơn, thì càng có nhiều thách thức trong việc viết ra các phần mềm đơn giản và hoàn hảo. Apple hoàn toàn không giải quyết được vấn đề này với minh chứng rõ ràng nhất chính là Apple Music.

Mặc dù có nhiều tin đồn cho rằng các kĩ sư của Apple hiện nay vẫn đang chuyên tâm vào phần cứng hơn là phần mềm nhưng các tiện ích mới là điều đáng bàn vì chúng mang tính thực tế cao. Trong khi đó, phần mềm chỉ mang tính lí thuyết, là một icon không hơn không kém.

Một điều kì lạ là Apple đã tạo dựng được các nét đặc trưng dựa trên quan điểm "mọi thứ đơn giản là hoạt động tốt", nay lại phải đối mặt với việc cố gắng nhắc nhở mọi người rằng chân lí trên vẫn hoàn toàn đúng. Và điều này lại xảy ra vào đúng thời điểm cuộc sống của con người ngày càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Ken Segall đã tạo ra tình huống trong đó khách hàng hoàn toàn thích thú với thiết kế đã khiến họ không phải đắn đo về những điều khác. Nhưng có vẻ như nó như không còn đúng vào thời điểm này nữa. Dù điều đó cũng không có nghĩa là mọi thứ đang dần trở nên tồi tệ hơn.

Như ông Segall nói không một thương hiệu nào có thể ăn cắp được tính đơn giản trong thiết kế của Apple. Ví dụ như Google chẳng hạn, từng gây thất vọng vì những phần mềm giống hệt nhau chạy trên mọi chiếc điện thoại Android và được xem như là điều hổ thẹn cho các nhà sản xuất.

Thế nhưng, theo chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ được công bố gần đây Samsung Galaxy Note 5 mới thực sự là chiếc điện thoại khiến khách hàng yêu thích nhất chứ không phải là iPhone.

Vậy nếu có một thương hiệu từng cố gắng đuổi theo Apple nay bỗng dưng trở nên đơn giản hơn, nhiều người sẽ quay lại ủng hộ thương hiệu đó?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một thương hiệu khác lại thành công hơn Apple? Thương hiệu đó chắc chắn sẽ lớn mạnh hơn và có nhiều tham vọng hơn. Khi điều đó xảy tới, sự đơn giản cũng dần biến mất. Và sau tất cả mọi chuyện lại rơi vào trạng thái phức tạp, thế thôi!

Theo VnReview.




Bình luận

  • TTCN (0)