Hình ảnh so sánh giữa hành tinh HAT-P-11b và sao Hải Vương.

Theo các nhà khoa học, hành tinh mới được phát hiện trong nghiên cứu cách Trái Đất khoảng hơn 124 năm ánh sáng có kích thước tương đồng với Sao Hải Vương và nằm ngoài hệ mặt trời. Đây là lần đầu tiên một hành tinh nhỏ nhất bên ngoài hệ mặt trời có sự xuất hiện của nước.

Để có thể tìm ra được bằng chứng này, các nhà thiên văn đã tiến hành nghiên cứu cách ánh sáng từ các sao của hành tinh bị hấp thụ khi hành tinh đi qua mặt trước các sao đó.

Cho đến nay thì các hành tinh có kích thước tương đồng hoặc nhỏ hơn Sao Hải Vương đều rất khó để có thể nghiên cứu, có lẽ vì mây che phủ quanh các sao này quá dầy. Tuy nhiên, khi hành tinh ngoài hệ mặt trời HAT-P-11b bay qua mặt trước một ngôi sao của hành tinh đó, nằm trong chòm sao Cygnus, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sự tồn tại của hơi nước thực sự.

Ảnh
Phối cảnh tượng tượng về hành tinh HAT-P-11b. Ảnh NASA/JPL-Caltech.

HAT-P-11b được phát hiện vào năm 2009 còn có tên gọi khác là Kepler 3b, có bán kính gấp 4 lần và khối lượng lớn hơn khoảng 26 lần so với Trái Đất. Do quỹ đạo quay rất gần với sao chủ của nó là HAT-P-11 nên bề mặt của HAT-P-11b có nhiệt độ rất cao, lên tới khoảng 605 độ C. Ngoài ra, hành tinh này được các nhà thiên văn dự đoán có lõi là đá rắn và được bao phủ bởi một lớp khí dày có tới 90% là khí Hydro.

Được biết, các phát hiện lần này được thực hiện bằng kính viễn vọng không gian Hubble của NASA và trong tương lai sẽ được thay thế bởi kính viễn vọng không gian kế nhiệm James Webb, dự kiến sẽ được đưa vào không gian vào năm 2018 nhằm gia tăng khả năng khám phá và phát hiện sự sống bên ngoài vũ trụ.

Đây là một tín hiệu tốt cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất của con người. Như đã biết, sự sống nguyên thủy hay hiện đại ngày nay trên Trái Đất đều cần những yếu tố quan trọng là nước, các phân tử carbon và một nguồn năng lượng.

Nhưng đối với con người, khi mà đã có đủ những yếu tố trên, điều tất yếu là phải liên tục tìm kiếm những sự sống đang tồn tại ở ngoài vũ trụ mênh mông kia để chuẩn bị cho những biến cố có thể xảy ra trong tương lai như khả năng Mặt trời sẽ cháy hết nhiên liệu, phồng lên và nhanh chóng phát nổ rồi sau đó tạo thành hố đen hút các hành tinh khác lại,...

Tất nhiên là một hành tinh có cùng kích thước như Sao Hải Vương vẫn là lớn hơn Trái Đất gấp 4 lần nhưng điều đó không hề quan trọng vì nếu có tồn tại của sự sống, thì trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học vũ trụ, vấn đề đó sẽ chẳng phải là điều đáng lo.

Nguồn Theverge, Sci-news.



Bình luận

  • TTCN (0)