Thời gian gần đây, tại Việt Nam đã xuất hiện tình trạng việc các ngư dân khai thác, cắt phá các tuyến cáp biển. Hành động thiếu ý thức trên có thể gây ra các sự cố khôn lường và thiệt hạt rất to lớn vì việc gián đoạn thông tin quốc gia và quốc tế. Dưới đây là một số thông tin của tạp chí Telecom Asia về hậu quả của sự cố đứt các tuyến cáp biển do động đất ở khu vực biển Thái Bình Dương cuối năm 2006.

Cơn địa chấn ngày Boxing Day (ngày 26/12/2006 - ngày tặng quà của người Thiên chúa giáo) đã gây ra sự mất thông tin viễn thông, nhất là thông tin Internet tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy đây chưa phải là một thảm hoạ mất thông tin nghiêm trọng, nhưng nó là điều cảnh báo các doanh nghiệp (DN) viễn thông và các cấp quản lý thông tin (CIO) về phương án dự phòng thông tin. Động đất đã xảy ra ở ngoài khơi biển Nam Đài Loan (Taiwan’s southern Sea) vào lúc 8 giờ 30 tối ngày Boxing Day làm cho đáy biển lún sâu 4,5 km so với bề mặt. Khi động đất xảy ra, các tuyến cáp biển bị đứt từ từ. Trước tiên nước biển tràn vào lõi cáp, làm đứt từng sợi cáp và cuối cùng cả tuyến cáp ngừng hoạt động. Đến trưa ngày hôm sau, 27/12/2006, 08 tuyến cáp biển quốc tế chạy qua khu vực ngừng hoạt động.

Động đất đã làm gián đoạn thông tin Internet tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Lưu lượng Internet của Việt Nam được chuyển tải qua tuyến cáp biển SEA-ME-WE3 (một trong các tuyến cáp biển chạy ngang khu vực địa chấn) đến các trung tâm thông tin, dữ liệu tại Mỹ, Nhật Bản và các nước khác. Giờ đây, không chỉ tại Việt Nam, mà hầu hết mọi người sử dụng Internet tại châu Á đều ý thức được tầm quan trọng của mạng cáp biển xuyên Thái Bình Dương nối đến Hoa Kỳ, nơi có các trung tâm dữ liệu internet lớn nhất thế giới. Động đất đã làm Châu Á phải gánh chịu tổn thất lớn nhất từ trước đến nay về mất liên lạc internet. Tuy nhiên, các nhà quản lý và phân tích IT cho rằng vẫn còn có may mắn khi động đất xảy ra vào thời điểm lưu lượng internet thấp nhất trong năm (vào kỳ nghỉ Noel cuối năm). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, ISP và nhà cung cấp dịch vụ, đây là điều cảnh báo quan trọng buộc họ phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh, nhất là kế hoạch dự phòng thông tin.

Tác động gián đoạn thông tin đến các DN vừa và nhỏ (SME)

Khi động đất làm gián đoạn thông tin internet xảy ra, các DN vừa và nhỏ nhận rõ và chịu nhiều tác hại của việc gián đoạn thông tin hơn rất nhiều so với các công ty lớn. Lý do là các công ty lớn thường có hệ thống các kênh dự phòng thông tin tốt hơn, dung lượng dự phòng lớn hơn, trên nhiều hướng (vệ tinh, cáp biển, cáp lục địa), như là các kênh thuê riêng quốc tế (IPLCs), nên ít khi bị ảnh hưởng bởi động đất. Còn các DN nhỏ lại thiếu dung lượng và kế hoạch dự phòng thông tin (backup plan), do thường thuê hoặc mua các dung lượng trên các tuyến cáp biển.

Sau cơn địa chấn, mọi người đều thấy mạng lưới viễn thông châu Á rất dễ bị tổn thương. Tất cả các tuyến cáp biển chính đều được triển khai dưới đáy biển Luzon Strait Nam Đài Loan (xem phần  “Mạng Cáp biển”).Henry Ee, giám đốc công ty BCP Châu  Á tại Singapore cho biết mọi kế hoạch của BCP đều bắt đầu bằng việc xác định các điểm gặp sự cố. “Mục tiêu trọng tâm của BCP là đánh giá các tác động đến hoạt động kinh doanh. Nếu bạn muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, thì phải tìm ra các điểm gặp sự cố”.

Do khoảng thời gian là kỳ nghỉ trong năm và vì hầu hết các tuyến cáp biển được khôi phục trong vòng 48 giờ, nên việc đứt cáp biển đã không tạo ra thảm hoạ thông tin cho các DN và các ISP. Hiệp hội người sử dụng viễn thông tại Hồng Kông (HKTUG) cho biết, các hội viên đã gặp khó khăn trong việc gửi email từ Hồng Kông đến các nước khác như Đài Loan, Singapore và Australia, việc truy nhập Web cũng gặp các khó khăn tương tự. Ông Simon Chan, chủ tịch HKTUG nói: các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào mạng viễn thông toàn cầu bị thiệt hại vì cơn địa chấn này. “Việc đứt cáp đã gây ra rất nhiều sự cố cho các hội viên của chúng tôi, nhưng đã được giải quyết, khi chúng tôi sử dụng mạng nội bộ và các kênh thuê riêng (IPLC), vì các mạng riêng không phụ thuộc hoàn toàn vào mạng Internet.”

Tiến độ khôi phục sự cố đứt cáp diễn ra chậm chạp 

Giám đốc thông tin của một DN tại Singapore có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu cho biết công ty của ông cũng gặp một số khó khăn khi thông tin bị gián đoạn. “Điều đó thật tồi tệ, nhưng chúng tôi đã cố gắng sắp xếp lại công việc. Chúng tôi đã đến gặp nhà cung cấp để yêu cầu có các phương án giải quyết sự cố nhằm không tái diễn tình trạng tương tự trong tương lai”. Trên thực tế, nếu các DN vừa và nhỏ và các ISP gặp các sự cố sau động đất, thì nó cũng vượt quá khả năng giải quyết của một số nhà cung cấp dịch vụ. Vì các tuyến cáp biển bị đứt nằm xa ngoài khơi. Việc xử lý cần có tàu biển và các thiết bị chuyên dụng. Mặt khác, việc nối lại các tuyến cáp thường mất thủ tục lâu hơn do các thủ tục xin phép ra vào vùng lãnh hải của các quốc gia.

Tuy nhiên, Ông Chan cho rằng, các nhà khai thác đã làm tốt việc khôi phục lại các tuyến cáp, ngoại trừ công ty PCCW Hồng Kông. Tất cả các hãng viễn thông lớn đều đã khôi phục các tuyến cáp biển bị đứt trong hai ngày, nhưng đối với mạng Internet của công ty PCCW phải mất cả tuần mới khôi phục được. Trong khoảng thời gian đó các máy chủ của HKTUG đặt tại Hồng Kông không thể truy nhập được từ các địa điểm trong khu vực. Nhưng các quan chức PCCW lại không chấp nhận lời cáo buộc của HKTUG về sự cố đứt cáp.

Ông Lento Yip, phó chủ tịch Hiệp hội ISP Hồng Kông, đại diện cho 80 nhà cung cấp dịch vụ internet, cho biết hiệp hội của ông không hài lòng với tiến triển khôi phục các tuyến cáp biển bị đứt. “Chúng tôi hiểu sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để khôi phục tuyến cáp, nhưng nó đã diễn ra mất vài tuần. Tất nhiên chúng tôi mong muốn việc khôi phục phải nhanh hơn nữa... Chúng tôi không thể nói là rất hài lòng được”. Ông cho rằng việc khôi phục nhanh các tuyến cáp là việc làm của các ISPs. “Tôi thực sự ngạc nhiên khi các ISPs lại giải quyết nhanh đến vậy, Hãy thử nghĩ xem, sự cố đứt cáp là rất nghiêm trọng, nhưng các ISPs đã phản ứng rất nhanh trong việc định tuyến lại lưu lượng và dịch vụ chỉ trong vòng 48 giờ đồng hồ”. Tuy nhiên trên thực tế, việc khắc phục các sự cố cáp biển lại thuộc trách nhiệm của các công ty sở hữu tuyến cáp. Còn các ISP chỉ thuê hoặc mua lại dung lượng các tuyến cáp này mà thôi. 

Tìm kiếm các giải pháp dự phòng thông tin mới

Nhìn về tương lai, ông Chan chủ tịch HKTUG nói, “Chúng tôi quan ngại về các sự cố trong tương lai khi chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào mạng cáp biển để chuyển tải lưu lượng đến Hoa Kỳ, nơi có hầu hết các website và trung tâm dữ liệu. Chúng tôi cần tăng cường dung lượng kết nối từ Hồng Kông đến Mỹ qua tuyến cáp Trung Quốc - Thượng Hải - Bắc Á – Hoa Kỳ.”

Ông Ee chuyên gia của BCP cho biết các DN vừa và nhỏ nên bảo đảm  dung lượng dự phòng bằng nhiều cách khác nhau. “Để duy trì hoạt động kinh doanh, bạn cần phải tính đến sự tồn tại. Do quá trình toàn cầu hoá, thông tin dữ liệu đươc lưu trữ tại nhiều nơi trên thế giới. Khi một tuyến cáp bị đứt, thì không có cách nào lấy được thông tin nữa.” Doanh nghiệp không chỉ cần tính đến dung lượng dự phòng trên một hướng, mà cần phải tính đến các hướng dự phòng tới các khu vực khác trên thế giới.

Ông Yip, phó chủ tịch Hiệp hội ISP Hồng Kông, cũng đồng quan điểm trên, “Chúng tôi phải tính đến chiến lược bảo đảm băng thông trong tương lai. Ngay từ bây giờ, tất cả mạng lưới phải gắn kết với nhau. Tuy chúng tôi có một số tuyến cáp biển, nhưng chúng lại chạy trên cùng một hướng. Kinh nghiệm rút ra từ vụ động đất là cần phải mua dung lượng của nhiều nhà cung cấp, trên nhiều hướng khác nhau để đảm bảo an toàn thông tin.”

{mospagebreak title=Làm thế nào để các doanh nghiệp đối phó khi động đất làm gián đoạn thông tin.

Làm thế nào để các doanh nghiệp đối phó khi động đất làm gián đoạn thông tin.

Theo T Rajah, Giám đốc thông tin, CLSA:

“Trước hết chúng tôi nhận thấy tốc độ e-mail chậm lại, khi định tuyến gửi e-mail qua mạng IP-VPN. Truy nhập Internet và một số dịch vụ trên Internet cũng bị gián đoạn (tuỳ thuộc vào tuyến cáp và công nghệ của mỗi công ty). Do sử dụng nhiều nhà cung cấp, nên chúng tôi đã định tuyến lưu lượng qua các kênh truyền dẫn theo nhiều hướng. Nhưng, đến cuối ngày xảy ra động đất, các dịch vụ của chúng tôi bắt đầu giảm chất lượng, do có nhiều công ty sử dụng mạng WAN nội bộ trên toàn cầu bắt đầu sử dụng mạng IP-VPN như phương án dự phòng cho các chương trình nội bộ. Các kỹ sư mạng của chúng tôi đủ năng lực để định tuyến lại lưu lượng Internet qua các kênh truyền dẫn tốt hơn, và chuyển tải lưu lượng e-mail lên trên mạng nội bộ trong vòng vài phút. Để thực hiện việc này, chúng tôi sử dụng giao diện MPLS để kiểm soát việc định tuyến. Các cuộc gọi quốc tế từ một số nước như Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan chịu ảnh hưởng nặng nề trong nhiều ngày. Để giải quyết, chúng tôi đã định tuyến lại tất cả các cuộc gọi qua VoIP.”

“Cả Đài Loan đã bị màn đêm bao phủ trong vài giờ (khi tất cả các phương tiện thông tin ngừng hoạt động). Nhưng rất may khi chúng tôi còn có điện thoại vệ tinh.”

Trong vòng vài tuần, khi mạng Internet chịu sự gián đoạn thông tin, công ty CLSA đã trở lại hoạt động bình thường trong vòng 1 ngày, (ngoại trừ việc truy nhập internet và truy nhập VPN), do sử dụng mạng lưới MPLS của công ty MCI. Mạng lưới của MCI cũng găp một số sự cố nhỏ trong vòng hai ngày, nhưng không quá nghiêm trọng. Dịch vụ điện thoại phải mất hai tuần mới trở lại hoạt động bình thường trong khi mạng internet lại phải mất đến vài tuần. Tốc độ truyền Internet rất chậm chạp, ở nhiều nơi, mạng Internet ngừng hoạt động một tuần. Việc truy cập vào mạng thông tin Bloomberg tại nhiều quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng rất may, chúng tôi đã định tuyến qua Seoul, Hàn Quốc và hoạt động đã trở lại bình thường. Tuy nhiên, các dữ liệu về thị trường đã bị ảnh hưởng trong vài ngày.

Steve Lau, Trưởng phòng Thảm hoạ và Kiểm soát, hãng tin Reuter Asia:

Động đất tại Đài Loan xảy ra ngày 26/12/2006 đã làm gián đoạn hoạt động của hầu hết các tuyến cáp biển, với 8 tuyến cáp bị đứt tại 18 điểm. Đây là sự cố lớn nhất trong khu vực từ trước đến nay. Dù động đất gây hậu quả nặng nề, nhưng các dịch vụ thông tin của Reuter phục vụ khách hàng tại các trung tâm tài chính lớn như Hồng Kông, Singapore, Thượng Hải và Sydney vẫn được duy trì. Tất cả giao dịch và dịch vụ của Reuter vẫn diễn ra đúng lịch trình ở tất cả các địa điểm. Reuters đã thực hiện việc định tuyến lại tất cả các dịch vụ trọng yếu qua các kênh dự phòng, giúp cho hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn và tất cả nguồn dữ liệu của Reuter đều không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng chịu sự gián đoạn thông tin tại Đài Loan, Nhật bản và Hàn Quốc do động đất. Nhưng Reuter đã có các phản ứng nhanh để giảm thiểu các tác hại và khôi phục lại dịch vụ. Việc hợp tác chặt chẽ với các hãng viễn thông và các nhà cung cấp thiết bị viễn thông trong khu vực giúp khôi phục nhanh các dịch vụ trong cùng một ngày tại Đài Loan và Nhật Bản, và trong ngày tiếp theo tại Hàn Quốc. Trong thời gian gián đoạn thông tin tại các quốc gia trên, các dịch vụ Internet dự phòng vẫn hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu khách hàng.

Nhưng đối với các hư hỏng của tuyến cáp, thì không thể sửa chữa ngay được, các kênh viễn thông được thực hiện bằng phương tiện truyền thông thay thế. Chúng tôi thúc đẩy mối quan hệ đã có với các nhà khai thác mạng và bên cung cấp thiết bị để đảm bảo các băng thông, và việc khôi phục các dịch vụ của Reuter đươc thực hiện hiệu quả tại các  quốc gia bị ảnh hưởng bởi động đất.

Kinh nghiệm của Reuter khi giải quyết sự cố và giảm thiểu các tác hại đối với hoạt động kinh doanh là sự phản ứng nhanh nhạy và các giải pháp phù hợp. Khi đánh giá tác động của động đất tại Đài Loan, giải pháp được sử dụng nhiều là kênh vệ tinh, cũng như sử dụng mạng truyền dẫn trên đất liền để phục hồi thông tin.

{mospagebreak title=Xử lý sự cố đứt cáp biển

 Xử lý sự cố đứt cáp biển

Các công ty sở hữu tuyến cáp giải quyết sự cố như thế nào?

Khi xây dựng các tuyến cáp biển, các công ty đều tính đến dung lượng dự phòng. Khi có một sợi bị đứt, thông tin sẽ được định tuyến lại và truyền đi trên các tuyến cáp khác. Sự cố ngày Boxing Day đã tạo ra các tác động dây chuyền làm cho các gói thông tin dù được định tuyến lại sang các băng thông trống cũng không hoạt động được. Theo công ty Reach (Công ty sở hữu cáp biển của Australia), các cuộc đàm thoại là ưu tiên số một, vì đang trong kỳ giáng sinh. Việc khôi phục thông tin diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng 24 giờ. Ví dụ, Hãng HGC Hồngkông có hơn 60 nhà cung cấp ISP trên toàn thế giới, đã mất tới 60% lưu  lượng vị sự cố động đất. Nhưng, Ông Andrew Kwok, phó chủ tịch phụ trách kinh doanh quốc tế, cho biết, hãng đã khôi phục được 98% số kênh truyền dẫn trong vòng 1,5 ngày.

HGC đã sử dụng dung lượng dự phòng qua 4 hướng. Hướng thứ nhất qua Thượng Hải, tiếp tới là Nhật Bản, và một số cuộc gọi được chuyển qua Liên Bang Nga. Các hướng tiếp theo là qua Singapore, sau đó chuyển tới Hoa Kỳ qua đường Australia hoặc qua Châu Âu.

Nhưng vì sao tất cả các tuyến cáp biển tại vhâu Á lại bị tác động bởi cơn địa chấn này? Các công ty sở hữu tuyến cáp và dung lượng cáp cho biết, các tuyến cáp hiện tại đều được đặt ở độ sâu lý tưởng. Vùng biển Đài Loan rất phù hợp cho việc  rải cáp, đồng thời tránh được các rủi ro về giao thông đường biển và việc đánh bắt hải sản. Do vậy, không chỉ có một tuyến cáp đơn lẻ được lắp đặt tại vùng biển này. Cho nên tại vùng biển này, với độ sâu hơn 4 km, hàng chục truyến cáp đã được lắp đặt tại đây để nối tới Nhật Bản, Guam, Hawaii và bờ biển miền Tây nước Mỹ

Ông John Wright, Tổng giám đốc điều hành công ty Reach nói “Để chuyển tải lưu lượng đi Mỹ, bạn không thể có tất cả các giải pháp trọn gói”. Vì vậy, cũng giống như khách hàng của mình, các nhà cung cấp dịch vụ đang tìm kiếm các phương thức dự phòng thông tin khác.

Kiểm soát lưu lượng

Đối với HGC, giải pháp đưa ra là cần xây dựng một tuyến cáp vu hồi nối tới Mỹ thông qua châu Âu. Ông Kwok nói “Chúng ta cần chuyển tải lưu lượng trên thêm một hướng khác”. Công ty VSLN đóng tại Ấn Độ cũng cùng chung quan điểm. Phó Chủ tịch phụ trách dịch vụ truyền dẫn toàn cầu, Byron Clutterbuck nói, ông sẽ duy trì một tuyến vu hồi qua châu Âu như một tuyến dự phòng cho các tuyến cáp biển xuyên Thái Bình Dương, ngay cả khi việc duy trì nó sẽ tốn kém và chậm chạp hơn. “Chúng ta phải lựa chọn thà có sự  chậm chễ còn hơn mất tất cả liên lạc”. Khi động đất xảy ra, công ty Verizon, công ty sở hữu cáp và cung cấp dịch vụ viễn thông, đã nhận thấy nhu cầu về dịch vụ MPLS IP-VPN sẽ tăng lên nhanh chóng.

Yali Liu, giám đốc phụ trách mảng kế hoạch mạng lưới thuộc công ty Verizon Asia-Pacific cho biết, các yêu cầu xuất phát từ các khách hàng kênh thuê riêng, do chỉ áp dụng cấu hình MPLS. Chuyên gia Matt Walker của hãng Ovum tin rằng động đất sẽ khuyến khích các công ty sở hữu cáp chuẩn bị tốt hơn kế hoạch dung lượng dự phòng cho mạng cáp quốc tế. Ông nói Hãng Telcos cần “hoặc là có phương án khả thi để thuyết phục các khách hàng, các DN và ISP lớn hoặc là mất tất cả”

Vài kết luận về hậu quả gián đoạn thông tin do động đất tại Biển Đài Loan năm 2006:

 - Việc gián đoạn thông tin internet lớn nhất từ trước đến nay tại chấu Á đã buộc các DN phải xem xét lại việc hoạch định kế hoạch kinh doanh

 - Động đất tại Đài Loan buộc các DN và nhà cung cấp xem xét lại các giải pháp mạng dự phòng và kế hoạch phục hồi thông tin.

 - Giám đốc thông tin cần phải xem xét lại mối quan hệ với các nhà cung cấp và nhà cung cấp thiết bị trong việc khắc phục sự cố và phục hồi thông tin.

Hậu quả từ việc trộm cáp cáp biển tại Việt Nam

Hành động thiếu ý thức của ngư dân Việt Nam trong việc cắt phá các tuyến cáp quang biển sẽ gây ra hậu quả khôn lường về thông tin cho quốc gia. Các doanh nghiệp và người sử dụng Internet tại Việt Nam đều ý thức rõ được hậu quả của việc gián đoạn thông tin Internet tại Việt Nam vào cuối năm 2006, do sự cố đứt cáp biển tại Đài Loan. Vì các tuyến cáp biển chạy ngang biển Đài Loan đều do các Hãng viễn thông lớn trên thế giới sở hữu, nên việc khắc phục sự cố chỉ diễn ra trong vòng 2 ngày, cá biệt có công ty PCCW (Hồng Kông) mất cả tuần. Thế nhưng cư dân mạng của cả châu Á và Việt Nam đã “náo loạn” về thông tin Internet bị đình đốn. Hiện tại, thông tin ra quốc tế của Việt Nam được thực hiện theo 03 phương thức: Cáp biển, Cáp lục địa và thông tin vệ tinh. VNPT có hai tuyến cáp biển (T-V-H và SMW3), một số tuyến cáp quang lục địa nối với các nước lân bang và các kênh vệ tinh nối đến các nước qua hai hệ thống vệ tinh quốc tế là INTELSAT và INTERSPUTNIK. Vì vậy, về cơ bản thông tin ra quốc tế của Việt Nam tương đối được bảo đảm. Tuy nhiên, để chuyển tải lưu lượng Internet, thì các tuyến cáp biển được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, do các vấn đề về băng thông, giá thành và mức độ tiện lợi, khả năng triển khai. Vì vậy, khi các tuyến cáp biển gặp sự cố thì thông tin Internet chịu gián đoạn đầu tiên. Các phương thức thông tin dự phòng khác như vệ tinh, do hạn chế về băng thông, và mức độ ổn định, cũng chỉ được sử dụng để đảm bảo các kênh đàm thoại. Việc mất trộm cáp biển không chỉ làm cho Việt Nam bị cô lập về thông tin với thế giới mà còn làm giảm sút uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Theo kinh nghiệm giải quyết sự cố của các hãng viễn thông thế giới sau vụ động đất tại Đài Loan, thì phương án dự phòng thông tin được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, đối với Việt Nam sự cố đứt cáp lại xuất phát từ hành động phá hoại của một số ngư dân. Thế nên, Tập đoàn BCVT (VNPT cần:

 - Nhanh chóng làm việc với các đối tác của tuyến T-V-H để khôi phục lại tuyến cáp bị phá hoại

 - Làm việc với các cơ quan chính quyền để đảm bảo an toàn tuyệt đối tuyến cáp SMW3 còn lại (giá dục ý thức, bảo vệ...).

 - Nghiên cứu khả năng tham gia các tuyến cáp biển khác để tăng mức độ dự phòng thông tin.

Về phía nhà nước: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại trộm cáp cáp biển, truy tố theo Luật Hình sự Việt Nam với tội danh phá hoại công trình an ninh quốc gia.

  Tài liệu tham khảo: Tạp chí Telecom Asia

 
TS. Phan Thảo Nguyên
[Theo tạp chí bưu chính viễn thông]

 


Bình luận

  • TTCN (0)