Tỉ lệ vi phạm bản quyền ở Việt Nam được kì vọng sẽ giảm từ 81% hiện tại xuống còn 70% trong 5 năm tới và 60% trong 5 năm tiếp theo, theo Liên minh phần mềm BSA có trụ sở tại Mỹ.

Ông Tarun Sawney, Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực châu Á - Thái Bình Dương của BSA cho biết, hiện tại cứ mỗi năm, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang giảm 2 điểm phần trăm vì thế ông khá tự tin về mục tiêu này.

Hiện tại, với tỉ lệ 81% vi phạm bản quyền phần mềm, Việt Nam được coi là một quốc gia có tỉ lệ vi phạm cao so với trung bình các quốc gia trong khu vực là 60%.

Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online mới đây, ông Sawney đánh giá Việt Nam năm trong số những quốc gia có mức cải thiện trong vấn đề này nhất trên thế giới.

Số liệu từ BSA cho thấy vào năm 2004, ỷỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam là 92%, nhưng đến nay con số này đã giảm xuống còn 81%.

Theo ông Sawney, BSA sẽ hỗ trợ chính phủ Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi các quy định pháp luật, hỗ trợ về đào tạo và truyền thông.

Mới đây, BSA đã chính thức giới thiệu cổng thông tin Verafirm phiên bản mới nhất (verafirm.com) tại Việt Nam để giúp các doanh nghiệp tự quản lí tài sản phần mềm của mình trực tuyến. Theo đó, các doanh nghiệp đăng kí thông tin và sẽ được Verafirm chứng thực, một dạng chứng chỉ khẳng định doanh nghiệp tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và đạo đức kinh doanh.

Theo BSA, 8 tháng đầu năm nay, cơ quan thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra 64 doanh nghiệp, kiểm tra 3958 máy tính. Tỉ lệ vi phạm bản quyền của các doanh nghiệp này là rất lớn với giá trị thương mại của các phần mềm mà các doanh nghiệp này vi phạm vào khoảng 11 tỉ đồng, tương đương 537.000 USD.

Cơ quan thanh tra cũng đã xử phạt các doanh nghiệp này số tiền gần 1,3 tỉ đồng.

Ông Sawney cho biết 6 cuộc thanh tra mới tiến hành tháng trước cho thấy tất cả các doanh nghiệp đều vi phạm. Điều đáng nói là khá nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, từ da giày, điện tử, lập trình máy tính đến xây dựng công nghiệp. Các công ty này đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Úc hay Nhật Bản, trong đó có doanh nghiệp sử dụng phần mềm vi phạm có giá trị lên tới 500.000 USD.

Tính chung, giá trị thương mại của việc sử dụng bản quyền lậu ở Việt Nam, theo BSA, lên tới hơn 300 triệu USD, theo BSA.

Theo Kinh Tế Sài Gòn




Bình luận

  • TTCN (2)
Smaller  33

Giảm ư?

chẳng biết thế nào chứ bạn bè của mình toàn dùng crack ko ah? chẳng ai chịu bỏ tiền ra mua bản quyền đâu?

À tiện cho mình hỏi sao memb viết bài mà không shown ra được vậy?thông cảm memb mới

Hoàng Chánh  11

Vi phạm bản quyền ở đây chỉ mới nói tới doanh nghiệp, công ty thôi chứ chưa tính cá nhân đâu bạn.