Nhà tài trợ cho cuộc khảo sát xã hội học về ảnh hưởng của game online lại là một nhà cung cấp dịch vụ game online.

Tôi rất ngạc nhiên khi đọc thông tin về “Kết quả khảo sát xã hội học về game online” do Viện Xã hội học tiến hành mà các báo đăng tải ngày 20/10.

Cuộc khảo sát tiến hành ở 6 địa phương là các thành phố lớn trong nước và đặc biệt là cuộc khảo sát này được sự tài trợ của... một doanh nghiệp kinh doanh game online trong nước. Chả trách mà kết quả chỉ có 5,2% người được hỏi “có biểu hiện nghiện game online” (!?). Nhóm nghiên cứu kết luận nghiện game online không trầm trọng như các phương tiện truyền thông đại chúng đưa ra.

Thật thế chăng? Là người thường xuyên sử dụng Internet, tôi có nhận xét là cứ khoảng thời gian từ 5-7 giờ tối, đường truyền Internet trong thành phố mà tôi đang dùng đột ngột từ “hạ áp” tới nghẽn mạch. Đó là thời gian học sinh các trường từ tiểu học, cơ sở tới trung học tan trường, và các điểm game online tràn ngập khách hàng.

Tôi có đứa cháu ở tận một xã vùng bán sơn địa hưởng tiêu chuẩn miền núi, một xã rất nghèo (tới bây giờ vẫn thuộc diện xã nghèo). Cháu tôi mới học lớp 8 nhưng đã phải bỏ học, không phải vì gia đình không có tiền lo nổi cho cháu tiếp tục học, mà vì... game online "leo núi, vượt đồi lên vùng cao" đã khiến cháu phải bỏ học.

Hàng ngày, cha mẹ nghèo khổ lam lũ làm ăn, đâu có biết con mình vẫn nhận tiền đóng học phí, tiền học thêm hàng tháng nhưng không tới trường, cũng chẳng tới lớp học thêm, mà vào quán... game online. Ở đó, tất cả tiền học phí được cháu tôi sử dụng để học chơi game online. Món này chắc cháu tôi giỏi, nhưng các môn học thì không còn đường ngõ nào để vào đầu cháu tôi được nữa! Game online đã lên tới miền núi rồi đó, tới tận “vùng sâu vùng xa” rồi đó!

Trả lời lý do tại sao kết quả khảo sát đưa ra những tác động không đáng kể của game online tới người chơi, TS Trịnh Hoà Bình - chủ trì cuộc khảo sát nói trên,  cho rằng mình không phải cơ quan quản lý nên không lý giải nội dung này.

Không phải cơ quan quản lý mà lại đưa ra những nhận định vội vàng từ những kết quả khảo sát rất khó chứng minh sự trung thực, cách làm điều tra xã hội học như thế có thể mang lại những kết luận rất sai lạc với thực chất vấn đề cả xã hội đang hết sức lo ngại là game online.

Đã thế, vị TS xã hội học này còn nói: "Anh Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội có nói trong các trại giáo dưỡng có những trường hợp rất đau lòng liên quan đến game online, nhưng ở đây chúng tôi chỉ khảo sát về mặt xã hội và đưa ra đánh giá”. Không biết, “những trường hợp đau lòng” mà đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đề cập có nằm trong “xã hội” mà cuộc khảo sát này đánh giá không ?

Làm khoa học cũng rất cần tài trợ. Nhưng khi “khảo sát xã hội học” về tác hại của game online mà “nhà tài trợ” lại là một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ game online, thì chưa cần thấy kết quả, người ta đã đoán biết nó ra sao rồi!

Theo Vietnamnet



Bình luận

  • TTCN (108)
KITARO

3 bài trên, chủ yếu là 2 bài đầu, còn bài 3 chỉ mang tính phụ hoạ thôi

mà 2 bài đầu thì

bài 1:

Một nghiên cứu đồ sộ do Anderson và Bushman thực hiện vào năm 2001 trên một mẫu gồm 4.262 người cho thấy có năm mối quan hệ giữa các trò chơi bạo lực với hành vi của người chơi như sau: 1/ chơi game bạo lực làm tăng các hành vi gây hấn, 2/ làm tăng các quan niệm bạo lực, 3/ làm gia tăng các xúc cảm bạo lực, 4/ gia tăng tâm lý hận thù nơi người chơi và 5/ chơi nhiều game bạo lực sẽ làm giảm các hành vi hợp chuẩn mực xã hội.

bài 2:

Bài nghiên cứu này đã kết hợp một nghiên cứu ISU của 364 trẻ em Mỹ tuổi từ 9-12 với 2 nghiên cứu khác trên 1200 trẻ em tuổi từ 12-18 ở Nhật Bản. Kết quả cho thấy rằng việc bùng nổ chơi game bạo hành là nguyên nhân dẫn tới bạo lực và tính hung hăng ở trẻ.

cả hai công trình nghiên cứu trên mà bảo là

toàn đi lấy vài trường hợp cụ thể để phủ nhận một nghiên cứu thống kê. Nói cách khác thì các bài trên vô giá trị.

thì cái scientific nó nằm ở đâu Rolling On The Floor

Hải Nam  30903

Đấy, giờ đã biết cách trích dẫn thay vì đưa ra cả đống link Big Grin Cái trả lời ở trên là cho link đầu tiên. Còn 2 link sau có các nghiên cứu đáng tin cậy đấy. Nhưng nên nhớ đó là các nghiên cứu về ảnh hưởng của game bạo lực (trong 1 bài ghi sai là bạo hành). Trong khi nghiên cứu của nhóm VN là về game nói chung.

Chứ còn tác động xấu của game bạo lực ai tranh cãi làm gì nhỉ Smile Nhưng cũng chú ý luôn cái chữ "bạo lực" trong các nghiên cứu với chữ "bạo lực" tự gắn vào các game chưa chắc cùng mức độ đâu.

KITARO

cái này là em nói với bác vinamilk mà bác Nam Rolling On The Floor

bác Nam chơi zầy sao em đỡ nổi Rolling On The Floor

em hiểu í bác rồi, í bác là VN chưa có chuẩn để khẳng định game nào là bạo lực chứ gì, í bác là VN tự cho game đó là bạo lực chứ thực tế chưa chắc nó là bạo lực chứ gì

cái này em cũng đã từng nói rồi, VN có thể tự đưa ra chuẩn bạo lực của riêng mình mà không cần phải liếc sang ngang mấy nước khác Rolling On The Floor

KITARO

ví dụ: bọn Tây uống 1 lít rượu mới xỉn, VN ta uống nửa lít là xỉn

nên chuẩn bạo lực nó cũng thế thôi Rolling On The Floor

Mr Milk

Mình uống rượu theo chuẩn Tây Big Grin

Hải Nam  30903

Chuẩn riêng là chuẩn nào? Chuẩn riêng thì mấy nghiên cứu của nước ngoài cũng không dùng được đâu. Cái đó dễ hiểu, nhỉ? Tự đi gán mác "bạo lực" vào một mớ game, rồi đem nghiên cứu về những cái "bạo lực" thực sự nhét vào thì... Big Grin Chắc game Hái nấm cũng bạo lực nốt (đạp rùa, đạp vịt, đánh nhím) chỉ còn Lines, Kim cương... là an toàn thôi vì không có cảnh đánh, giết Rolling On The Floor

KITARO

cái này thì để khi nào rãnh em yêu cầu bác Lê Mạnh Hà tiết lộ bí mật mới được Rolling On The Floor

còn ở đây em và bác cũng chỉ đoán mò thôi, biết đâu mà lần

nên mình cứ cho là VN dựa theo chuẩn bạo lực quốc tế đi nha Rolling On The Floor

nên các nghiên cứu kia không vô giá trị đâu nhỉ Rolling On The Floor

Mr Milk

nghiên cứu đó ko vô giá trị, nhưng cũng chỉ có tính chất tham khảo chứ ko hơn. Vì như bác Nam đã nói rồi về việc định chuẩn với mấy cái kia. Còn 1 yếu tố khác đó là  chính việc nghiên cứu. Họ tổ chức nghiên cứu chung chung về sự khác nhau giữa người chơi và ko chơi, và nghiên cứu đó gần như ko đề cập đến các yếu tố như điều kiện tiếp xúc với GO, sự hướng dẫn của người lớn, tác động của các biện pháp quản lý và chính bản thân người chơi, độ tuổi, loại game...

Nếu tổ chức nghiên cứu cụ thể về nhiều yếu tố tác động thì mình nghĩ kết quả sẽ ko như thế. Mình thấy bản tính 1 người cũng phần nào thể hiện qua việc chọn game và chơi game, và mức độ nhập thần khi chơi của họ là tới đâu, thời gian chơi bao lâu cũng là yếu tố để xem xét. Tiếc là chưa có 1 nghiên cứu nào đủ để đánh giá được hết các yếu tố đó, cùng với phong cách quản lý của VN ta như bạn nói là tàn dư của ngày xưa kéo mãi tới giờ thành bệnh nặng ko thuốc chữa nên mới xảy ra sự xung đột quyền lợi khá lớn hiện nay trong việc quản lý. (cái này khi học lớp Quản lý nhà nước trước đây mình đã được chính các giáo viên than thở :)))

KITARO

cứ chờ đợi đi bạn, đến mùa xuân hoa sẽ nở Rolling On The Floor

Mr Milk

Một số yếu tố thì bác Nam đã phân tích, và thực tế mình ko hề phủ nhận tác động tiêu cực của MỘT SỐ GO, nhưng như từ đầu đến giờ mình vẫn ko tán đồng quan điểm tất cả cái xấu cứ đổ tội cho GO như hiện nay các cơ quan đang thực hiện, vì có game bạo lực và ko bạo lực. Vì hành vi bạo lực ko chỉ từ tác động của 1 phía GO gây ra mà do nhiều cái khác nữa. Và bên cạnh yếu tố bạo lực thì vẫn có những yếu tố khác có ích của GO. Như việc VinaGame bị yêu cầu ngưng toàn bộ hoạt động cung cấp game từ 22h, đồng nghĩa tất cả các game, trong đó có các game ko bạo lực.

Cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý, phụ huynh và bản thân chính người chơi, ko những thế cũng cần cân đối quyền lợi của tất cả các đối tượng. Sẽ là quá khó để đưa ra quyết định hoàn hảo tuyệt đối, nhưng ko phải là ko thể đưa ra những quyết định có thể làm tạm hài lòng đối với các bên.

Như việc cấm tiệm net cài game bạo lực, dần tiến tới kiểm soát độ tuổi bước vào tiệm net là 1 ví dụ. Nếu dừng lại ở đó có lẽ sẽ là 1 phương pháp ko tệ, vừa để kiểm soát chặt hơn việc chơi game bạo lực, vừa đảm bảo 1 lượng lớn người chơi game như chúng tôi có thể giải trí thực sự sau 1 ngày làm việc mệt nhọc. Đằng này lại đi xa hơn là bắt buộc các nhà cung cấp đương truyền internet cắt kết nối tới game, như thế ảnh hưởng tích cực chỉ ở chỗ ngăn trẻ em chơi, nhưng ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người lớn chơi game và quyền lợi nhà phát hành game. Tôi ko phản đối việc kiểm soát chặt hơn GO (ví nó vốn dĩ là bắt buộc phải kiểm soát) nhưng phản đối cái phương thức quản lý hiện nay.

KITARO

cái chuyện giết nhầm còn hơn bỏ sót có lẽ nó mang quán tính từ thời làm cách mạng Rolling On The Floor

nhưng cũng không sao, chịu khó chút đi, cứ coi đây là bản beta, còn nhiều lỗi, từ từ bản final sẽ xuất hiện, làm gì nôn nóng thế Rolling On The Floor

không nghe bác LM Hà tuyên bố sẽ đưa vào sử dụng thẻ ngân hàng để quản lí à, cái ý tưởng này nghe cũng hại điện đấy chứ Rolling On The Floor

mà chữ sẽ của VN thì không biết là bao giờ, cũng có thể nằm đâu đó trong khoảng 3 tháng-3 năm Rolling On The Floor

cứ đợi đi, cũng như tình iu í, càng chờ đợi nó mới càng có giá trị chứ lị Rolling On The Floor

Phạm Đăng Phước  169

chỉ là một đống spam ! chán

Mr Milk

Và quan trọng là chứng minh nó từ game bạo lực chứ ko từ các khía cạnh khác như truyện, phim...

Lục Đức Cường  7

Bạn nên đọc kĩ những gì tôi viết . Các em bé lớp 1 lớp 2 nó học chửi nhau ở trong game chứ đâu . Bạn cứ đọc hết mấy cái bài này đi nhé

article/20296#comment-24471

article/20296#comment-24472

hoàng trung duơng

thằng cha này tiêu cực quá. đáng chém.

........

KITARO

ủa con số thống kê này ở đâu ra vậy ta

do vina gâu tài trợ khảo sát là cái chắc rồi Rolling On The Floor

phamdangkhoa101087

Cho hỏi

Chơi game là để giải trí. nó chỉ có ý nghĩa khi người ta làm việc căng thẳng rồi giải trí 1 tý => những người chăm chỉ mới cần chơi game. tất cả các em học sinh học hành chăm chỉ thì hãy chơi game. còn lại những em học hành dưới 7 phẩy là toàn mấy em lo chơi nên mới thế thì đừng nên chơi game.

ƯỚC GÌ NHÀ NƯỚC MÌNH QUY ĐỊNH HỌC SINH/SINH VIÊN TRÊN 7 PHẨY ĐƯỢC CHƠI GAME.

CÔNG NHÂN/VIÊN CHỨC THÌ PHẢI CÓ CÔNG ĂN VIỆC LÀM ĐÀNG HOÀNG MỚI ĐƯỢC CHƠI GAME.

NGƯỜI GIÀ ĐÃ VỀ HƯU THÌ KỆ HỌ. THÍCH CHƠI BAO NHIÊU THÌ CHƠI ^^

Khách qua đường

Trước hết hiện tại CP chỉ cấm vài game mang yếu tố "Bạo lực" như CF, Biệt Đội... và yêu cầu chỉnh sửa nội dung của một số game. Tiếp đó CP 1. Cấm tiệm net cách trường dưới 100m 2. Cấm trẻ em đến tiệm net 3. Cắt IP các tiệm net sau 11h ở các thành phố lớn Chứ chưa có thông tin chính thức nào cấm GO. Với tình hình này thì theo tôi không cấm GO được bởi những lý do sau: Về mặt kinh tế: Vài năm trở lại đây GO góp vào ngân sách nhà nước số tiền không nhỏ. Ngoài ra không thể kể vai trò của nó trong việc góp phần thúc đẩy nền IT nước nhà. Về mặt xã hội: Hiện nay GO là hình thức rẻ nhất và phổ biến nhất VN. Bản chất GO là không có hại, hại hay không là nhận thức của bản thân người chơi. Có thể thấy 3 điều cấm trên đều tập trung vào trẻ em, thành phần chưa có nhận thức đầy đủ về tác động của GO. Đa phần người ta chơi game khi không có việc gì làm, nếu cấm game thì phải xem lại câu nói "Nhàn cư vi bất thiện", khi mà anh không hoặc chưa có hình thức giải trí tương tự để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Và tại sao tôi lại cho "Bạo lực" ở trên vào ngoặc kép? Nếu nói nên cấm GO vì quá nhiều bạo lực thì phải xem lại, thử hỏi 1000 vụ giết người thì có bao nhiêu vụ liên quan đến GO? Liệu phim ảnh, các trang web xấu, xì ke ma túy... không bạo lực?

Nhiều người nói CP ta cái gì không quản lý được thì cấm, tôi đồng ý. Hài nhất là cái vụ tiệm net cách xa trường học 100m và cắt IP tiệm net sau 11h đêm.

Đúng là không đâu như ở ta. Thật là nãn quá đi!

KITARO

cuối cùng cũng tìm ra chuẩn bạo lực của sở HCM:

3 nhóm tiêu chí với 6 mức độ bạo lực cơ bản theo quy định của Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM:
  1. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo vũ khí sử dụng và hoạt động đâm chém bắn giết đơn lẻ hay có tổ chức trong trò chơi: gồm 6 mức độ bạo lực.   - Mức 1: đánh nhau tay không (không có vũ khí), bao gồm cả đánh nhau đơn lẻ và đánh nhau có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội).   - Mức 2: đâm chém cá nhân, đơn độc (sử dụng vũ khí lạnh như dao, kiếm,…).   - Mức 3: đâm chém có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội,…, sử dụng vũ khí lạnh như dao, kiếm,…).   - Mức 4: bắn giết cá nhân, đơn độc (sử dụng vũ khí nóng như súng,…).   - Mức 5: bắn giết có tổ chức (tập hợp thành băng nhóm, bang hội,…., sử dụng vũ khí nóng như súng,…).   - Mức 6: giết người hàng loạt.
  2. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ theo đối tượng bị chém giết trong trò chơi: 3 nhóm đối tượng:   - Tiêu diệt các vật thể (máy bay, tàu vũ trụ,…).   - Tiêu diệt ác quỷ, quái vật.   - Tiêu diệt con người.   3. Nhóm tiêu chí bạo lực căn cứ vào góc độ nhập vai của người chơi: 3 góc độ:   - Góc độ nhập vai tích cực: cảnh sát, người tốt,…   - Góc độ nhập vai tiêu cực: kẻ khủng bố, người xấu,…   - Góc độ nhập vai không rõ ràng (đâm chém bắn giết không cần phân biệt tốt xấu – Ví dụ trong các game kiếm hiệp, giữa bang này với bang kia).  
còn đây là chuẩn ESRB
TEEN
Titles rated T (Teen) have content that may be suitable for ages 13 and older. Titles in this category may contain violence, suggestive themes, crude humor, minimal blood, simulated gambling, and/or infrequent use of strong language. MATURE
Titles rated M (Mature) have content that may be suitable for persons ages 17 and older. Titles in this category may contain intense violence, blood and gore, sexual content and/or strong language. ADULTS ONLY
Titles rated AO (Adults Only) have content that should only be played by persons 18 years and older. Titles in this category may include prolonged scenes of intense violence and/or graphic sexual content and nudity.
  chuẩn của sở hoàn tác khác chuẩn ESRB về cơ bản: - chuẩn của sở xác định nếu là game bạo lực (ở mức độ nào đó) thì cấm - còn chuẩn ESRB thì không cấm bạo lực, mà giới hạn độ tuổi chơi bạo lực tùy theo mức độ   có thể thấy ESRB không phù hợp với VN, nơi khác biệt về giáo dục cũng như sức đề kháng của XH so với phương Tây   cho nên sở phải tự mình đưa ra chuẩn riêng là điều tất yếu   và việc phân loại của sở có nhiều ưu điểm hơn về sự an toàn, bù lại là hạn chế về sự tự do của người chơi: - một khi game được sở xác định là bạo lực (xấu) thì nên cấm với mọi độ tuổi, vì đã cấm thì không ai được chơi, và dù ở độ tuổi nào thì cũng không sợ bị nhiễm - còn ESRB xác định game bạo lực xấu với độ tuổi thấp nhưng không xấu với độ tuổi cao hơn nên vẫn cho tuổi lớn hơn chơi, điều này là một sự mạo hiểm, bởi vì tính cách con người vốn khó lường, không ai đảm bảo lớn tuổi hơn sẽ miễn nhiễm, nhưng bù lại nó lại mang ý nghĩa về sự tự do theo tư tưởng hoá phương Tây   vậy tóm lại việc sở tự đưa ra chuẩn hoàn toàn phù hợp với quan niệm văn hoá XH VN, và việc đưa ra giải pháp dựa trên chuẩn đó cũng không bắt buộc phải giống phương Tây   trung lập một chút thì cần xét những game mà sở cho là bạo lực có thuộc 1 trong 3 nhóm TEEN, MATURE, ADULT ONLY hay không là đủ, đọc lại các định nghĩa ở trên của 3 nhóm này thì các game đang bị cấm tại VN không có game là không đủ tính bạo lực theo ESRB   vậy việc làm của sở khác với ESRB ở điểm cốt lõi: đánh đổi sự tự do để lấy sự an toàn   và quan điểm của sở hoàn toàn trùng với quan điểm của tôi   tôi cũng yêu thích sự tự do, nhưng phải theo chiều hướng tích cực, tôi đã từng nghe về khái niệm tự do phải đi đôi với an toàn, an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh   cũng vì định hướng như thế mà VN ta mới được thế giới đánh giá là một trong những đất nước bình yên, ổn định và an toàn, nơi các nguyên thủ quốc gia đến thăm mà không cần dùng xe chống đạn hạng nặng   tôi nghĩ các bạn cũng nên nhìn lại, chấp nhận truyền thống thay vì cổ xuý cho sự tự do không an toàn   tất nhiên vấn đề cấm giờ giấc ban đêm cũng thuộc an toàn thay cho tự do, vì hiện tại chưa có biện pháp nào tốt hơn, hi vọng sắp tới sẽ có giải pháp tốt hơn  Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor
Mr Milk

He he, nếu vậy pháp luật VN nên sửa đổi lại đi bạn ơi, vì làm theo cái cách tự do đi đôi với an toàn như bạn nói, cuối cùng là đánh đồng người lớn với trẻ em, thanh niên với thiếu niên và nhi đồng. Vậy thì trách nhiệm đứng trước pháp luật cũng cần đánh đồng chứ nhỉ????? Và nên chăng dẹp bỏ cái chuẩn 18 tuổi luôn? Và mọi người trước pháp luật đều bình đẳng?? 1 đứa bé 10 tuổi hành hung bạn mình cũng bắt xử khung phạt y chang 1 người 30 tuổi hành hung người khác?

KITARO

bác lại cố ý hiểu khái niệm tự do phải an toàn theo một hướng khác rồi

-ở đây í nói với những cái có nguy cơ tiêu cực xen lẫn trong đó, thì không nên nhân danh người lớn để đảm bảo sự an toàn, không nên nhân danh người lớn để đòi tự do, bởi vì không phải ai lớn thì cũng chín chắn, ví dụ : người lớn uống rượu nhiều người vẫn không tự chủ, hay thấy gái đẹp dù đã có vợ vẫn thích xơi,......
-còn bác nói xử đứa nhỏ như người lớn, thì khái niệm này không nhằm mục đích phục vụ cho việc như thế
- nói như bác thì ai nói cũng được: tôi lớn rồi, tôi có thể tự chủ, tôi có thể tiếp xúc ma tuý, mắc gì cấm, cấm ma tuý ở trẻ em thôi, cơn gì cấm người lớn

nên cái từ người lớn chỉ là tương đối, và không cái gì là vĩnh hằng, bất biến, nên nếu không có biện pháp ngăn chặn thì cái tốt sớm muộn gì cũng biến thành xấu, đặc biệt là khi môi trường thuận lợi cho cái xấu phát triển Rolling On The Floor

vàng 4 số 9 cũng vậy thôi, để ở nơi tốt thì còn giá trị, cho vào axit thì 4 số 9 cũng thành 9 số 4 thôi Rolling On The Floor

Mr Milk

Thì chẳng phải cái quy định như đang thực hiện là đánh đồng sao?, he he. Quay lại với ý thứ nhất của bạn, vậy sao cứ để nhà nhà nấu rượu, người người bán rượu, toàn dân uống rượu, quán nhậu thi nhau mọc lên thế nhỉ? Rolling On The Floor Ko nên nhân danh người lớn mà bán rượu chứ. Nó vốn có hại chứ có j đẹp đâu mà cứ để nhởn nhơ thế, bao nhiêu tai nạn với tệ nạn cũng từ đây mà ra rồi.

Cứ cho là ko phục vụ mục đích như thế đi (dù có vẻ khiên cưỡng vì chẳng có lý do gì giải thích được rõ ràng), nhưng cái ý thứ 3 bạn nói lại ko đúng rồi. Cái ma tuý đến giờ ai chẳng rõ rành rành nó là chất kích thích chi phối hoàn toàn hành động con người khi dùng nó, kể cả là có suy nghĩ hay ko suy nghĩ thì đều bị nó kiềm toả, chứ đâu có như game đâu mà so sánh được, so sánh thì phải so sánh rượu bia thuốc lá với game chứ (dù như thế đã là oan uổng cho game lắm rồi), he he.

Cái ví dụ về vàng 4 số 9 lại càng lệch lạc, vậy chắc game là môi trường axit? Vậy chắc hàng ngàn, vạn, triệu người trên thế giới đang chơi game như tôi đều là cặn bã xã hội rồi còn đâu. Mà đã như thế thì đời nào cái game nó phát triển mạnh mẽ đến ngày nay chứ :-ss

KITARO

thì rượu là 1 minh chứng cho thấy người lớn không phải lúc nào cũng ok, biết tỏng là hại mà vẫn cứ uống, cứ cho bán, sx, thuốc lá cũng thế, nhiều thứ khác nữa,.....

nhưng cái cốt lõi không phải tại sao không cấm, mà là có nên cấm hay không, bởi vì dù biết là nên cấm nhưng khi cấm lại không khả thi, vì hoàn cảnh hiện tại không thuận lợi

cái ví dụ ma tuý không có sai: lấy nó làm ví dụ là để minh chứng cho rằng không phải cứ lớn là có thể kiểm soát được mói thứ, ma tuý vẫn có người chơi những vẫn thoát được như Maradona, chứ không phải ví dụ là để cho rằng ma tuý tương đồng với game. do vậy nếu là game bạo lực, nếu xác định game bạo lực là xấu thì lứa tuổi nào chơi cũng đều xấu cả.

ví dụ vàng 4 số 9 cũng thế, không nhằm đánh đồng với game, mà để cho thấy cái tốt nằm trong một môi trường xấu đều có thể bị bào mòn, do vậy cái mác người lớn không đảm bảo an toàn tuyệt đối, nếu không muốn nói là chính nó tạo ra lổ hổng

Mr Milk

oạch oạch, để đợi người nghiện ma túy thoát được và đếm tỷ lệ thì bạn hãy nói, chứ hàng triệu người nghiện 1 người thoát thì kể làm gì? Chưa kể chú Maradona đấy chẳng ai dám chắc đã cai thật, vì bao phen chú ấy tuyên bố đã cai và 1 thời gian sau lại vào viện vì chơi quá liều Laughing Nó khác hẳn với cái game, bao nhiêu người chơi mới có 1 người nghiện, bao nhiêu người nghiện mới có 1 người vì nó mà giết người. Tại bạn xác định game bạo lực là xấu chứ đâu phải ai cũng kêu game bạo lực là xấu (nếu cần thì 1 tạp chí hay 1 chương trình uy tín nào đó mở bình chọn thì biết ngay xem có bao nhiêu % bảo nó xấu), xấu thì ngay từ đầu có ai dám cho cái xấu phát hành rộng rãi ko nhỉ? Chưa kể bạn tiếp tục quy chụp nó xấu thì lứa tuổi nào chơi cũng xấu, như thế thì biết bao con người (ngoài học sinh ko tính) thì đều là xấu hết bạn ạ.

Cái việc ko khả thi với hoàn cảnh ko thuận lợi thì thôi rồi, với lý do đấy thì làm bất cứ cái gì cũng được miễn có thích hay ko? Laughing Thế thì thôi còn đề bạt các bác lên làm quản lý làm gì nữa, đụng chuyện thì bảo hoàn cảnh này nọ. Cái mác người lớn ko đảm bảo an toàn tuyệt đối thì sao nhỉ? Người lớn tức là có đủ tuổi chiu trách nhiệm với hành vi của họ và chịu hoàn toán trách nhiệm khi đứng trước pháp luật rồi, họ sai thì có pháp luật sửa, còn nhận thức của họ tới đâu thì lật lại vấn đề giáo dục khi còn ngồi ghế nhà trường. Và cũng như thế, ko thể vì 1 số người ý thức kém lại quy chụp toàn bộ đều ý thức kém để cấm tiệt mọi người đúng ko?

Ở đây mình tiếp tục nhắc lại bài học về quản lý chứ ko tranh cãi về vấn đề bạo lực hay thế này thế kia. Dường như Sở VHTT TPHCM chưa làm ISO 9001 thì phải, hoặc có thì họ ko nắm được gì. Vì ngay từ đầu họ đã phải biết nằm lòng Quản lý là Hoạch định và Kiểm soát. Ở đây hình như họ tự biến mình thành cơ quan kiểm soát chứ ko phải cơ quan quản lý, vì họ ko đưa ra được những hoạch định, định hướng cho mình ngay từ ban đầu, mà họ chỉ chăm chăm kiểm soát nó, mà kiểm soát ko có hoạch định từ đầu nên tới đâu hay tới đó, đụng đâu cấm đó, cản đó nên dần mọi thứ mới rối lên mà thôi và bị ngày càng nhiều người chán ngán. Tình trạng chung của các ban ngành thì phải

KITARO

thì ví thế này cho dễ thấy: game có thể coi như nước đá chanh

ai cũng có thể thấy 2 mặt của game hay đá chanh, nhưng vấn đề không phải ai cũng tự chủ được nên mới buộc phải quản lí

tất nhiên cách quản lí hiện chưa phù hợp vì đây là giai đoạn quá độ

ôi trời nói mấy bữa nay mà lại cho em tự nói game bạo lực là xấu Rolling On The Floor

thế mấy cái nghiên cứu của nước ngoài nó đâu rồi, cộng thêm 72% dẫn Mĩ ủng hộ chống game bạo lực Rolling On The Floor thế mà dám nói không xấu Rolling On The Floor

cũng như một nhà hàng sau một thời gian phục vụ thấy lộn xộn quá, thấy cần thiết phải sửa chữa thiết kế lại, để làm việc đó họ phải...cấm cửa khách hàng trong một thời gian Rolling On The Floor

nên dù không ăn nhà hàng được thì ăn quán bình dân vậy, chẳng có gì phải ầm ĩ

còn việc cho rằng cấm game không có gì để giải trí sau khi làm việc thì e hơi lố: mấy CEO mấy tập đoàn lớn cỡ thế giới như Intel, Microsoft,....hay tại VN như HA Gia Lai, FPT ,.......họ làm việc như thế nào và sau mỗi ngày họ có buộc phải chơi game online bạo lực để xả stress không nhỉ, nay bị cấm game họ chết ? Rolling On The Floor

vì vậy, giải pháp hiện tại dù chưa tốt nhất nhưng cần thiết nhất trong lúc này, sẽ ì ạch trong một khoảng thời gian thôi, sau đó sẽ khác hoàn toàn, hợp lí hơn

vì vậy kết luận là gì: nên quản lí chặc game bạo lực, hiện tại chỉ có khuyết khuyết là cách quản lí chưa thảo đáng, nhưng chỉ là tạm thời

điều này cũng như chính internet trước đây thôi: chưa đủ khả năng quản lí thì tạm thời chưa mở, đợi chuẩn bị đào tạo cán bộ, nắm bắt công nghệ, chuẩn bị các công cụ quản lí cần thiết, sau đó thì...như bây giờ

nay game cũng vậy thôi: ai không tin là cấm tạm thời thì cá cược đê Rolling On The Floor

Đinh Anh Tuấn  8

@KITARO: lảm nhảm rác tai quá... thích châm biếm nó cũng vừa thôi, suốt ngày chêm mấy cái icon bỡn cợt vào rõ trẻ con!

KITARO

à ! thì ra hôm nay mình mới biết cái tai ngoài chức năng để nghe còn có thể dùng để chứa rác Rolling On The Floor

chắc tai này cũng phải to cỡ...tai lừa thì mới có thể chứa rác được bác nhỉ Rolling On The Floor

Khách qua đường

Bạn Kitaro cố công sưu tầm những tài liệu dẫn chứng để tranh luận, nhưng có vẻ như tôi thấy bạn hơi lan man.

Vậy kết luận cuối cùng của bạn về vấn đề này như thế nào ạ?

Đinh Anh Tuấn  8

@KITARO: lảm nhảm rác tai quá... thích châm biếm nó cũng vừa thôi, suốt ngày chêm mấy cái icon bỡn cợt vào rõ trẻ con!

KITARO

thì đọc không hiểu gì nên cứ gọi là rác cũng được Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor