Một nhóm nhà khoa học Ý đã đạt được tốc độ truyền dẫn số liệu không dây là 1,2 Terabit/s trong một thí nghiệm suốt 12 tiếng liên tục. Một khi kỉ lục về truyền dẫn không dây của nhóm nhà khoa học này được chính thức xác nhận bởi những cơ quan có liên quan đến việc xác lập kỉ lục thế giới thì có thể nó sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh mới của truyền dẫn bằng sợi quang.

Tốc độ này đã đánh bại kỉ lục tốc độ truyền số liệu không dây trước đó của người Hàn Quốc (160 Gigabit/s). Những nhà khoa học Ý còn cho rằng tốc độ này trước đó chỉ có thể đạt được với truyền dẫn bằng sợi quang. Nhưng xem xét ra cả hai phương pháp truyền dẫn trên đều liên quan đến truyền thông với ánh sáng.

Trong một bài báo gốc, Phòng thí nghiệm truyền thông băng rộng Harvard đã đưa ra lời giải thích về việc truyền thông quang trong không gian tự do này cũng như cái nhìn thấu đáo bên trong để giải thích lí do tại sao phương pháp này không thể hoạt động tốt trừ khi dưới những điều kiện tối ưu:

Truyền thông quang trong không gian tự do là công nghệ theo tầm nhìn thẳng (LOS), nó truyền đi một chùm sáng nhìn thấy hoặc hồng ngoại trong khí quyển. Đây là cách tương tự như truyền dẫn trong sợi quang, truyền dẫn quang trong không gian tự do sử dụng nguồn LED hoặc laze để truyền số liệu. Tuy nhiên trong không gian tự do, chùm năng lượng được chuẩn trực và truyền đi trong không gian chứ không phải được dẫn bởi cáp quang. Những chùm sáng này hoạt động ở phần phổ tần TeraHertz. Chúng được tập trung trên một ống kính thu. Ống kính thu này được kết nối với bộ thu có độ nhạy cao thông qua sợi quang.”

Dạng truyền dẫn không dây này gặp rất nhiều trở ngại và nó chỉ thực sự có được tốc độ tối ưu ở những nơi như trong vũ trụ. Mưa, sương mù, tuyết có thể ảnh hưởng đến việc truyền dẫn trên trái đất.

Huyền Nga (theo gizmodo)



Bình luận

  • TTCN (3)
Nemo Nguyen  21665

Trên hình thì có thêm 1 đồng chí châu á người Nhật nữa (ban đầu cứ mong đó là người VN :D)

Neo  8

bao h mấy công nghệ này mới phổ biến nhỉ?... download đỡ khổ... mạng nhà thỉnh thoảng ì ạch có 1.2 Kb/s...

Nemo Nguyen  21665

Tiếc là công nghệ laser qua không khí này chỉ có thể dùng tốt trong vũ trụ thôi bạn ah Big Grin