Ảnh minh họa: blogspot.com.

Nghiên cứu cho thấy những kì thủ tập đánh cờ trong nhiều năm sử dụng não hoàn toàn khác so với người chơi cờ nghiệp dư.

Xiaohong Wan, một nhà khoa học làm việc tại Viện Nghiên cứu Não Riken ở Nhật Bản, cùng các đồng nghiệp dùng máy quét cộng hưởng từ để so sánh hoạt động trong não các kì thủ nghiệp dư và chuyên nghiệp khi họ chơi các ván cờ tướng, Discovery News đưa tin.

Kết quả cho thấy, trong lúc kì thủ chuyên nghiệp chơi cờ, một số vùng trong não họ phát sáng (nghĩa là hoạt động), song hiện tượng đó không xảy ra trong não của kì thủ nghiệp dư.

Khi nhóm nghiên cứu yêu cầu kì thủ nghiền ngẫm kĩ nước cờ tiếp theo, vùng hậu thùy đỉnh phát sáng mạnh hơn. Vùng hậu thùy đỉnh xử lí hình ảnh và trí nhớ phân đoạn.

Nếu kì thủ chuyên nghiệp bị ép phải tính toán thật nhanh nước cờ, vùng nhân đuôi trong não họ hoạt động mạnh hơn. Đây là vùng điều khiển các hành vi mang tính định hướng của con người.

“Vùng hậu thùy đỉnh và vùng nhân đuôi trong não kì thủ nghiệp dư và người bình thường không hoạt động khi họ tính toán nước cờ”, nhóm nghiên cứu viết trên tạp chí Science.

Nhóm nghiên cứu tin rằng, trong quá trình kì thủ chuyên nghiệp tập luyện, mạch thần kinh nối vùng nhân đuôi và vùng hậu thùy đỉnh của họ hoạt động ngày càng hiệu quả. Nhờ đó mà kì thủ chuyên nghiệp nhận định cục diện của ván cờ một cách nhanh chóng, đồng thời tính ra phương án hợp lí nhất cho nước cờ tiếp theo.

“Ý tưởng về nước cờ được tạo ra rất nhanh và hoàn toàn tự động, nghĩa là hầu như không cần tới hoạt động tư duy”, nhóm nghiên cứu giải thích.

Theo VnExpress.



Bình luận

  • TTCN (1)
Kaitou

Hy vọng nhóm nghiên cứu thành công trong việc bắt vùng hậu thùy đỉnh và vùng nhân đuôi của não bộ người bthg hoạt động như các kì thủ.

Khi đó loài người sẽ có một bước tiến rất dài.