Cứ 6 đứa trẻ thì 1 trong số chúng thích dành thời gian cho viết email, truy cập mạng xã hội và gửi SMS hơn là đọc sách - theo một cuộc khảo sát bởi National Literacy Trust.

Nhưng đứa trẻ thuộc thế hệ 9X đang ngày càng tập trung vào công nghệ hơn là so với những người anh, người chị thuộc thế hệ 8X. Phần lớn trong số đó đang tiếp xúc với ngôn ngữ và chữ viết thông qua các phương tiện truyền thông xã hội - như Facebook và Twitter bên cạnh việc gửi SMS cho bạn bè.

Theo thống kê từ hơn 18.000 trẻ đang đi học tại Anh, ít hơn 50% số trẻ trong độ tuổi 8 - 17 đọc một cuốn tiểu thuyết mỗi tháng bên ngoài lớp học. Tuy nhiên, cứ 1 trên 6 đứa trẻ nói rằng chúng hiếm khi đọc sách ở nhà. Một cuộc khảo sát khác cho biết cứ 1 trong 8 trẻ tuyên bố chúng không bao giờ đến một hiệu sách và 7% nói rằng chưa bao giờ vào thư viện. Trong khi những người trẻ tuổi đang ngày càng đọc ít đi so với trước đây thì các kiểu văn bản để đọc lại rất phong phú. Đó có thể là tin nhắn văn bản, tạp chí, email, các trang mạng xã hội như Facebook - đứng đầu trong danh sách lựa chọn trong khi e-book lại được xếp cuối cùng. Trẻ em gái thích đọc lời bài hát, bài thơ trong khi con trai thích đọc những tác phẩm không hư cấu như báo, tạp chí.

Ảnh
Những chàng trai thích đọc truyện tranh và báo chí

Jonathan Douglas - giám đốc của Trust cho biết: "Yêu cầu trẻ em đọc sách và giúp chúng thấy đó là một công việc ưu thích là cách để thay đổi cuộc sống xung quanh trẻ và khiến chúng có thêm những cơ hội và khát vọng mới". Liệu có thực sự cần làm như thế? Và việc trẻ không còn quan tâm đến đọc sẽ ảnh hưởng đến khả năng biết chữ và tư duy khi lớn lên.

Có 2 vấn đề chính ở đây

Blog và giải trí trực tuyến

Thế hệ 8X và 9X là những người "nghiện" các phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi Facebook chiếm ưu thế như là mạng xã hội lớn nhất thế giới thì nhiều trẻ em dưới 13 tuổi vẫn bị hạn chế và phải tìm đến những nơi khác để thể hiện bản thân mình.

Nếu như vấn đề đọc được nhấn mạnh ở nghiên cứu này thì vẫn còn những thứ khác như viết - cũng quan trọng không kém. Nhiều người thích bày tỏ chính mình thông qua các trang blog hay tiểu blog như Twitter.

Viết có thể bộc lộ cảm xúc nhiều hơn là tìm kiếm ý nghĩa qua các trang sách và những người trẻ cần viết ra cảm xúc của mình, qua đó kích thích tư duy.

Sự tiến hoá của ngôn ngữ

Sự lây lan của ngôn ngữ hiện đại có thể mang đến những lợi ích cho người trẻ tương tự với việc đọc sách vậy.

Các từ mới như "LOL", "retweet", làm phong phú thêm cho ngôn ngữ hàng ngày của người dùng và thậm chí đã được đưa vào từ điển Oxford. Sự kết hợp của ngôn ngữ hiện đại và ngôn ngữ truyền thống mang đến một sự dịch chuyển văn hoá cần thiết cho nhiều người.

Có lẽ việc biết đọc và biết viết của những người trẻ trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai sẽ có một phần đóng góp không nhỏ của công nghệ, của internet. Vấn đề là ở chỗ nhà nước, các cơ quan và gia đình sẽ tận dụng điều đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

Theo ZDnet



Bình luận

  • TTCN (1)
Trần Quốc Trung  453

Cũng dễ hiểu thui mà, xã hội và công nghệ càng phát triển thì dẽ càng dễ du nhập vào trẻ em thui. Chúng luôn tò mò và thích thú những thứ bắt mắt và những trò hay hơn là phải ngồi đọc sách.