Theo Rick Chin, Giám đốc cải tiến sản phẩm hãng phần mềm 3D SolidWorks, một số công nghệ đang tồn tại liên quan đặc biệt tới tương lai. Những công nghệ này sẽ không chỉ mạnh mẽ hơn, mà còn tích hợp trong nhau và hỗ trợ nhau.

Chúng giúp con người thông minh hơn, thực hiện các công việc hàng ngày dễ dàng hơn.

Smartphone (điện thoại thông minh)

Smartphone trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng. Ngoài màn hình đa chạm và bộ vi xử lí (CPU) tốc độ cao, smartphone còn sở hữu nhiều bộ cảm biến như máy ảnh, cảm biến con quay hồi chuyển (gyros), gia tốc kế, định vị GPS và la bàn. Chúng ta còn có thể tính toán và liên lạc mọi lúc mọi nơi.

Trong tương lai, smartphone sẽ phát triển thành máy tính di động cá nhân (personal mobile computer - PMC), nếu tốc độ CPU đạt ngưỡng ngang các siêu máy tính, mà điều này là hoàn toàn có thể. Những con số về độ chính xác và hiệu suất hoạt động của bộ đầu đọc cũng tăng lên, sự kết hợp của chúng mang lại độ nhạy cảm đáng kinh ngạc của thiết bị với môi trường bên ngoài.

PMC có thể nằm trên cổ tay và ngay bên trong đồng hồ của bạn. Màn hình hiển thị không cần thiết phải là giao diện (UI) chính của người dùng, do đó PMC có kích thước nhỏ, và thời trang như nhiều đồng hồ ngày nay. Thay vào đó, UI chính là thiết bị ngoại vi cá nhân, như kính thông tin và tai nghe. Bạn có thể tương tác tự nhiên bằng cả phần nhìn và phần nghe trực quan.

PMC và các thiết bị ngoại vi sẽ trở thành giao diện trên mọi máy tính, thiết bị khác mà bạn tương tác. Không chỉ cho phép bạn tương tác với thế giới kĩ thuật số (và vật lí), chúng cũng cung cấp những dấu hiệu tinh tế cho tiềm thức của bạn. Khi nhìn qua “kính thông tin”, một nhà hàng có thể phát ra tia sáng màu xanh ấm áp bởi nhận được những lời đánh giá tích cực, và bạn “cảm thấy” đó là một nơi dễ chịu để dừng chân.

Băng thông không dây 3G và 4G

Chúng ta thường xuyên kiểm tra cường độ tín hiệu trên smartphone bằng cách nhìn vào số “vạch” khi truy cập internet không dây. Kết nối do 3G và 4G mang lại ở mức “chấp nhận được” nhưng hay gián đoạn và tốc độ bình thường.

Ảnh
3G Microcell của nhà mạng AT&T (Mỹ)

Việc triển khai các tháp di động ngày nay khá chậm và tốn kém. Trong tương lai, hoạt động này sẽ diễn ra nhanh hơn và có hệ thống hơn. Các nhà cung cấp sẽ ghi tên vào hóa đơn hàng tháng của chủ nhà sở hữu thiết bị như 3G MicroCell của AT&T tại nhà (giải pháp cho phép khách hàng thực hiện cuộc gọi và truy cập dữ liệu wireless thông qua kết nối băng thông rộng tại nhà). Với số lượng vừa đủ, thậm chí cả hàng xóm và thị trấn có thể tận hưởng khả năng truy cập mạng không dây qua đám mây ổn định.

Vì thế trong tương lai, PMC không cần có cột thông báo tín hiệu, truy cập mạng không dây qua đám mây sẽ phổ biến và vô cùng nhanh chóng.

Điện toán đám mây

Ảnh
Dịch vụ điên toán đám mây Apple iCloud

Có nhiều lời cường điệu về công nghệ này, nhưng một số nhà cung cấp cũng đưa ra được vài dịch vụ thích hợp, đáng chú ý nhất là Google và Apple. Google Docs (ứng dụng hỗ trợ soạn thảo văn phòng trực tuyến của Google) được cho là ứng dụng nền tảng đám mây gây được tiếng vang, trong khi đó Apple iCloud (gói dịch vụ đám mây hoạt động xuyên suốt trên các ứng dụng của iPhone, iPad, iPod Touch, Mac hay PC) được đánh giá có tiềm năng vượt qua sự cách biệt về quan điểm và thu hút nhiều người dùng.

Với đám mây, chúng ta có thể truy cập mọi thông tin và ứng dụng cá nhân truy cập bất cứ lúc nào, đù đang chỉnh sửa tài liệu trên xe, hay điều chỉnh kế hoạch bán hàng tại văn phòng khách hàng, bạn không bao giờ lo thiếu thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Eye-tracking, ra lệnh bằng giọng nói

Ảnh
"Kính thông tin" Tobii

Công nghệ eye-tracking (theo dõi điểm nhìn – tự động theo dõi mắt và tự điều chỉnh, tối ưu khả năng hiển thị hình ảnh ở màn hình để người xem có hiệu ứng đạt chất lượng tốt nhất) từ các công ty như Tobii (chuyên cung cấp công nghệ eye-tracking) được dùng nhiều để nghiên cứu tính khả dụng, xác định điểm người xem quan sát nhiều nhất trên 1 website và chuyển động từ điểm này. Các sản phẩm nhận diện giọng nói như Dragon của Nuance (công ty cung cấp các phần mềm nhận dạng giọng nói) được sử dụng rộng rãi khi chuyển hóa giọng nói thành văn bản.

Trong tương lai, công nghệ này có thể kết hợp với công nghệ tương tác Augmented Reality (AR) (giúp người dùng tương tác trực tiếp với môi trường xung quanh trên điện thoại Android hoặc iPhone) để tạo ra giao diện tự nhiên “gần như trong suốt” cho PMC. Những thứ bạn đang quan sát, hay những từ bạn nói ra đều sẽ chuyển vào PMC, phân tích ý định, tìm và tính toán, sau đó truyền tải ngược lại các kết quả trực quan bằng hình ảnh hoặc lời nói. Hãy tưởng tượng, khi bạn đang lái xe, nhìn vào một nhà hàng và nói “Salad ở đó có ngon không”. Và sau đó, bạn sẽ nghe thông tin về những món salad được đánh giá cao nhất tại đây thông qua kính thông tin bằng hình ảnh trực quan hay giọng nói, tuy thuộc vào việc bạn đang làm tại thời điểm đó, như lái xe chẳng hạn.

Mạng xã hội

Những mạng xã hội như Facebook và Twitter đang dần trở thành 1 thứ không thể thiếu trong cuộc sống ngày nay. Nó cho phép bạn bè, người thân được gần nhau hơn, bất chấp những cách biệt về khoảng cách địa lý. Trong tương lai, cùng với sự phổ biến của smartphone và các thiết bị di động cũng như Internet băng thông rộng, mạng xã hội sẽ trở nên ngày càng phát triển hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong việc gắn kết và giao tiếp cộng đồng.

Công nghệ xe tự lái

“Càng hiện đại, con người càng lười biếng”, dường như nhận định này có vẻ chính xác về xu thế phát triển của công nghệ ngày nay. Ngày nay, các thiết bị định vị toàn cầu GPS cũng được tích hợp trên không ít thương hiệu xe, cùng với các hệ thống cảm biến và hỗ trợ lái, công nghệ tự đỗ xe đã được tích hợp trên nhiều chiếc xe hiện đại, nhiều hệ thống xe còn hỗ trợ phát hiện điểm mù khi lái xe, đưa ra cảnh báo và thậm chí tự phanh xe để tránh chướng ngại vật và người đi đường phía trước. Hiện nay, Google đang là hãng tiên phong trong việc phát triển và hoàn thiện chiếc xe tự lái Google Driverless Cars, với khả năng tự thực hiện nhiều chuyến đi dài trên những quảng đường thực tế.

Trong tương lai, khi những chiếc xe tự lái được hoàn thiện, người dùng sẽ có lựa chọn cho phép những chiếc xe tự lái hoặc chế độ lái bằng tay. Nghe có vẻ nguy hiểm khi trao mạng sống vào 1 hệ thống máy tính, nhưng thực chất, sự “cẩn trọng máy móc” được đánh giá còn an toàn hơn so với những trường hợp tự lái, tiêu biểu là hệ thống lái tự động trên những chiếc máy bay. Những hệ thống cảm biến trên xe sẽ không ngừng đánh giá môi trường xunh quanh, và đặc biệt sẽ không bao giờ bị… phân tâm trong lúc lái xe như con người thông thường.

Theo ICTnews



Bình luận

  • TTCN (1)
Lê Vũ  331

TTCN dạo này có nhiều bài giống nhau gê.article/28227