Nghị sĩ Mỹ Dennis Kucichi vừa giới thiệu một dự thảo luật mới thu hút sự chú ý của dư luận có tên Cell Phone Right To Know yêu cầu cho người sử dụng biết tác hại khi sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ).

Dự thảo này liên quan đến tất cả những người dùng và nhà sản xuất ĐTDĐ. Theo đó, các nhà sản xuất ĐTDĐ phải dán nhãn cảnh báo bức xạ trên mỗi thiết bị điện thoại, cho người dùng biết được họ đang sử dụng một thiết bị có mức độ phóng xạ cao hay thấp.

Đối với người sử dụng, việc có thêm một mẩu giấy nhỏ dán vào điện thoại của họ chẳng có gì to tát thì điều này ngược lại đối với những nhà sản xuất ĐTDĐ bởi họ sẽ phải hé lộ điều mà mình chẳng bao giờ muốn bởi nó dễ dàng dấy lên sự phẫn nộ của dư luận về vấn đề phóng xạ.

Dĩ nhiên, đạo luật mà nghị sĩ Dennis Kucichi đưa ra không chỉ có vấn đề nhãn bức xạ bởi nó cũng yêu cầu thực hiện các chương trình nghiên cứu cấp quốc gia nhằm tìm hiểu một cách toàn diện và chuyên sâu về tác hại của ĐTDĐ tới sức khỏe con người. Đồng thời, cơ quan bảo vệ môi trường EPA cần phải cập nhật nội dung của chỉ số xếp hạng SAR - chỉ số chỉ ra mức độ nguy hiểm của việc nhiễm phóng xạ. Mặc dù chưa có minh chứng nào cho sự nguy hiểm của ung thư não do sóng điện thoại tạo ra nhưng điều này vẫn nằm trong các nghi vấn lớn nhất của giới công nghệ, và mục đích của Kucichi rất có ý nghĩa cho người dùng cũng như tác động lớn đến ngành công nghiệp ĐTDĐ trên thế giới.

Theo PhoneArena, Cnet



Bình luận

  • TTCN (0)