Business Inteligence (BI) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu từ nhiều năm nay. Mặc dù ở VN vẫn còn đang ở dạng sơ khai, thị trường này cũng đã có sự góp của nhiều “đại gia” như Microsoft, Oracle, Cognos, Business Objects, Sap....

BI là một hệ thống các công cụ cho phép trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau ở cả dạng có cấu trúc như các cơ sở dữ liệu (CSDL) hoặc phi cấu trúc như các file Word, Excel, PDF, Email... để phân tích, tổng hợp thành báo cáo nhằm hỗ trợ việc ra quyết định. BI là một bộ phần mềm dùng để thu thập thông tin trong và ngoài doanh nghiệp sau đó kết hợp phân tích những thông tin này để có thể phác họa bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian ngắn nhất giúp người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời. BI phù hợp với mọi lãnh vực hoạt động của công ty, từ kế toán đến sản xuất.

Một sản phẩm thuộc dạng BI sẽ phải trả lời các câu hỏi: Mất bao nhiêu thời gian để có thể cho ra một báo cáo theo yêu cầu? Độ xoay chuyển, vận hành dữ liệu của BI như thế nào? Hệ thống Visual của sản phẩm ra sao? (vì các manager thì không phải là dân kỹ thuật, nhưng đây là người trực tiếp đưa ra yêu cầu cho phần mềm BI). Thiết kế báo cáo của dễ như thế nào? Tốc độ sử lý số liệu của phần mềm ra sao?

Trên thực tế, BI cần cho mọi doanh nghiệp có nhu cầu tích hợp dữ liệu và phân tích thông tin. Đối với nhà quản lý, đây là hệ thống phân tích hoạt động doanh nghiệp một cách chính xác và toàn diện nhất do thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn trong doanh nghiệp và tiết kiệm được chi phí cho việc khảo sát, nghiên cứu.

Đặc biệt trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi chưa có điều kiện sử dụng một phần mềm quản lý nào đó hoặc có nhưng còn hạn chế thì có thể chưa có CSDL hoặc CSDL đó không đầy đủ. Những dữ liệu có cấu trúc được lưu trong các CSDL chỉ chiếm khoảng 20%. Còn lại là những dữ liệu phi cấu trúc được tồn tại ở nhiều loại như những tờ trình, báo cáo tổng kết của một cá nhân, một bộ phận, các email chào hàng hay phàn nàn của khách hàng ... mà phần này lại chiếm tới 80% tổng số thông tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nhận biết được điều này, nên các công ty lớn trong lĩnh vực này như Microsoft, Oracle, Nogos, Business Objects, Sap ... đã bước đầu xâm nhập vào thị trường, trong đó mỗi hãng đều đưa ra các bộ công cụ giải pháp quản trị thông minh nhất định. Trong đó, các sản phẩm của Microsoft và Oracle được nhắm vào những doanh nghiệp cỡ trung trở lên và đòi hỏi nhiều điều kiện về tài chính và nhân sự còn bộ sản phẩm BI của Business Objects được đánh giá là thích hợp với thị trường Việt Nam hơn hẳn vì Business Objects có một dải sản phẩm với các mức độ từ cơ bản đến nâng cao, rất phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang chiếm đến 90% tỉ lệ các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Trong bộ sản phẩm BI của Business Objects có công cụ tự động thu thập dữ liệu từ nhiều loại tệp tin trên các máy tính được cài và tự động phân nhóm dữ liệu theo các từ khóa, cấu trúc đã được cấu hình để từ đó đưa những dữ liệu phi cấu trúc thành dữ liệu có cấu trúc và được quản lý như một CSDL để từ đó đưa ra các báo cáo tổng hợp dữ liệu. Đặc biệt, do xác định thị trường của mình là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ thông tin, trình độ quản lý còn yếu nên Business Objects đã đưa vào trong bộ sản phẩm BI của mình tính năng tùy biến báo cáo rất hiệu dụng mà không đòi hòi nhiều về trình độ tin học của người sử dụng cũng như hạ tầng thiết bị.

Hiện thị trường có Cognos 8 Business Intelligence do CMCSoft phân phối, bộ sản phẩm BI của Business Objects do FPT phân phối và các bộ sản phẩm được phân phối trực tiếp từ Microsoft Việt Nam và Oracle ở Việt Nam. Giá các sản phẩm BI của Business Objects cũng mềm hơn so với các sản phẩm cùng loại. Sản phẩm rẻ nhất của Business Objects là Crystal Report có giá chỉ 500 USD và bộ sản phầm tầm trung có giá 2500 USD. Trong khi đó, các sản phẩm cùng loại của các hãng khác có giá ít nhất là 8000 USD.

Theo Dân Trí



Bình luận

  • TTCN (0)