Với hầu hết các nhà quản lý kinh doanh, Facebook giống như một điều gì đó xa vời và có một chút bí ẩn, trong lĩnh vực online. Nhiều nhà quản lý tỏ ý nghi ngờ rằng Facebook có liên quan tới “thương mại thực sự”. Rốt cuộc, đó không chỉ dừng lại ở một nhóm sinh viên chia sẻ hình ảnh và kết bạn với nhau hay sao? Mạng xã hội này giờ đây là chìa khoá cho sự đổi mới và trải nghiệm.

Facebook hiện có 66 triệu người sử dụng. Trong khi có nhiều người trong số họ là sinh viên và mới tốt nghiệp, những tài khoản của các thành viên từ 35 tuổi trở lên chiếm hơn nửa số truy cập hàng ngày mới là mạng lưới phát triển nhất. Hiện tại trung bình mỗi thành viên online trên Facebook 2,5 giờ mỗi tháng, theo thống kê tháng 2/2004, và có giá trị 15 tỉ USD khi Microsoft mua lại 1,6% cổ phần 3 năm sau đó.

Facebook vẫn là 1 môi trường xã hội lớn nơi mà có những giao dịch thương mại rất nhỏ diễn ra. Thực tế, nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự quan ngại với tỉ lệ người click vào các banner quảng cáo trên những mạng xã hội như vậy. Các sản phẩm thường không được mua hay bán trên Facebook, nhưng nó trở thành một site quan trọng cho khả năng sáng tạo và giúp người kinh doanh có cái nhìn và xây dựng mạng lưới.

Nếu loại bỏ Facebook vì nó không thích đáng cho kinh doanh sẽ là một sự thiển cận nguy hiểm. Nó ở cạnh trên của những hoạt động thương mại truyền thống, nhưng đó là nơi những người mới bước vào kinh doanh được đánh giá và tinh lọc. Như những khía cạnh khác của thương mại trên thế giới, nhìn Facebook giống như bên lề trung tâm, nhưng nó có khả năng đánh giá lại công việc kinh doanh một cách khá tổng quát

Đây là mảnh đất màu mỡ với kinh doanh thời kỳ mới vì người tham gia chỉ phải bỏ ra một ít tiền và thời gian. Năm ngoái, nhà tâm lý học B. J. Fogg dạy 1 lớp ở ĐH Stanford trong đó ông chỉ định sinh viên phát triển các ứng dụng cho Facebook. Trong 10 tuần, 73 sinh viên đã phát triển các ứng dụng như Kiss Me, Oregon Trail, và Secret Admirer, tính ra đã có 25 triệu lượt cài đặt và, vào cuối khoá học, đã thu hút khoảng 1 triệu người mỗi ngày. Những ứng dụng này đã kiếm được hơn 500.000 USD trong tổng thu nhập quảng cáo kể từ tháng 9. Ít nhất đã có 3 công ty được thành lập bởi sinh viên trong lớp.

Thay vì từ chối chấp nhận các hình thái mạng xã hội phát triển trên Internet, các nhà quản lý sẽ nhận thức được rằng sự tương tác xã hội đôi khi còn đi trước các hoạt động kinh tế. Các công ty kinh doanh theo kiểu truyền thống sẽ rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm của Facebook?

Facebook thành công vì họ đã làm thoả mãn nhu cầu bức thiết của 1 xã hội muốn kết nối và được chấp nhận với nền tảng công nghệ dễ sử dụng. Facebook cũng xử lý một cách cẩn thận công việc kinh doanh của họ để tránh việc làm phật lòng khách hàng. Khi xảy ra sự cố, họ nhanh chóng khắc phục kịp thời.

Là người kinh doanh tiên phong bước vào lĩnh vực xã hội mới này, họ đã nỗ lực trong việc định nghĩa lại các ứng dụng và quảng cáo theo cách có thể, tạo thành một hình thái kinh doanh mới rộng lớn hơn. Họ hiểu rằng xã hội, công nghệ và kinh tế là không thể tách rời.

(Theo Dantri/Businessweek)



Bình luận

  • TTCN (1)
Nemo Nguyen  21665

Trong xã hội phương Tây, 1 người thường chỉ có mối quan hệ xã hội (bạn bè) với 1 số ít người (do tính độc lập, do quan niệm, do văn hóa...). Mạng xã hội như 1 cánh cửa, giúp họ vượt qua một số rào cản về văn hóa và quan niệm, để kết nối dễ dàng với thật nhiều bạn bè. Đó là mấu chốt thành công của Mạng xã hội dạng kết nối như FaceBook.

Đông Á (hay VN) thì hơi khác 1 chút, 1 người thường có quá dư các mối quan hệ (quan hệ chồng chéo...) và cũng rất dễ dàng kết bạn (đi đâu cũng kết bạn). Đây là lý do khiến mạng xã hội dạng kết nối "chưa" thành công nhiều tại Đông Á - thị trường có số người dùng Internet lớn nhất thế giới (dạng viết Blog thì thành công hơn)