Cảm biến 41 Mpx, ống kính zoom quang học 10x là những dấu hiệu khởi đầu cho cuộc chạy đua về công nghệ chụp ảnh giữa các nhà sản xuất điện thoại thông minh.

Trước đây camera chính 3,2 Mpx đã từng được xem là một bước tiến lớn của công nghệ máy ảnh trên điện thoại. Tuy nhiên, giờ đây thì các nhà sản xuất như Nokia và Samsung đang tiến tới một nấc thang mới của công nghệ chụp ảnh trên điện thoại với mục đích đưa các tính năng hiện đại của máy ảnh compact lên điện thoại thông minh.

Nokia sản xuất Lumia 1020 với cảm biến hình ảnh lên tới 41 Mpx cùng với bộ phần mềm cho phép lưu trữ hình ảnh có độ nét cao nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm không gian lưu trữ. Trong khi đó, gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc cũng đã cho ra mắt chiếc Galaxy S4 Zoom, smartphone đã gần như bị "nhồi nhét" vô số tính năng của một chiếc máy ảnh compact với ống kính zoom quang học 10x.

Hai ví dụ của những chiếc điện thoại cao cấp kể trên cho thấy tính năng chụp ảnh hiện đã vượt ra ngoài những trải nghiệm cũng như khả năng xử lí hình ảnh thông thường của một chiếc điện thoại. Trong tương lai, công nghệ máy ảnh trên điện thoại hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều, một kỉ nguyên mới của những chiếc điện thoại máy ảnh với hàng loạt công nghệ mới là điều mà giới công nghệ hoàn toàn có thể dự đoán được.

Cảm biến 55 Mpx

Vào thời điểm hiện tại, hầu hết điện thoại thông minh trên thị trường có camera với độ phân giải từ 5 đến 13 Mpx, nhưng một ngày không xa người sử dụng có thể sẽ được sở hữu một chiếc điện thoại với máy ảnh 55 Mpx.

Ảnh
Lumia 1020-"quái vật" thực thụ với cảm biến 41 Mpx.

Tuy nhiên, thay vì đơn thuần đua về độ phân giải như các năm trước, chỉ trong nửa đầu năm 2013, một số hãng đã tìm ra những điểm mới để khiến sản phẩm của mình trở nên nổi bật và khác lạ. Trong công nghệ máy ảnh thì thấu kính quang học và cảm biến hình ảnh đóng một vai trò rất lớn, nhưng những yếu tố khác đằng sau đó như chip xử lí hình ảnh và tốc độ ghi cũng như truy xuất hình ảnh cũng không kém phần quan trọng.

Ví dụ như bộ vi xử lí Snapdragon 800 của Qualcomm đang bắt đầu được tích hợp trong những chiếc smartphone cao cấp mới xuất xưởng như Galaxy S4 phiên bản Hàn Quốc, Sony Xperia Z Ultra, hay chiếc LG G2 vừa ra mắt. Snapdragon 800 sử dụng hai bộ vi xử lí tín hiệu hình ảnh (ISP) vào chipset. Tất cả các điện thoại thông minh sử dụng bộ vi xử lí này trên lí thuyết đều có khả năng hỗ trợ xử lí hình ảnh lên đến 55 Mpx - tất nhiên là với phần cứng và phần mềm cần thiết trên điện thoại thì mới có thể làm điều đó.

Nokia là nhà sản xuất đầu tiên mở đầu cho xu hướng công nghệ này với chiếc Lumia 1020 cảm biến 41 Mpx của mình, và trước đó là chiếc 808 PureView chạy trên nền tảng Symbian, nhưng số "chấm" rất cao này mới chỉ là ngoại lệ mà chưa phải là tiêu chuẩn có thể được áp dụng chung đối với bất kì nhà sản xuất nào.

Công nghệ chụp ảnh thông minh sẽ tiếp tục khiến kích thước của các tập tin hình ảnh ngày càng lớn hơn, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ được thấy một "ngã rẽ" khác, đó là công nghệ giúp ghi lại hình ảnh có dung lượng lớn rõ nét đến từng chi tiết nhưng được lưu lại với kích thước chỉ tương đương với các bức ảnh 4, 5 và thậm chí 6 Mpx, điển hình như công nghệ "Ultrapixel" của HTC, giúp chia sẻ và tải ảnh lên mạng xã hội dễ dàng.

Thêm số lượng camera trước và sau trên cùng một smartphone

Ngoài việc quyết định kích thước của các tập tin hình ảnh, bộ vi xử lí của điện thoại thông minh còn quyết định số lượng camera mà các nhà sản xuất có thể lắp ráp trên một chiếc smartphone. Chip snapdragon 800 mạnh nhất hiện nay có khả năng hỗ trợ đến bốn máy ảnh trên một thiết bị có nghĩa là điện thoại trong tương lai có thể có thêm nhiều camera ở phía trước và phía sau hơn là việc đơn thuần chỉ có một ở trước và một cái ở sau như hiện nay.

Tất nhiên, việc có thể hỗ trợ bốn camera như của Snapdragon 800 không nhất thiết báo hiệu sự trở lại của những chiếc điện thoại có khả năng chụp ảnh 3D như LG Thrill hoặc HTC Evo 3D, mặc dù chắc chắn đó cũng là một tính năng hoàn toàn có thể có.

Hai camera ở mặt trước có thể được sử dụng để ghi lại những cử chỉ giúp bạn có thể điều khiển giao diện của điện thoại, và nếu kết hợp với tính năng điều khiển bằng bằng giọng nói thì người dùng sẽ hoàn toàn có thể điều khiển thiết bị của mình mà không cần chạm vào màn hình.

Nhiều máy ảnh hoặc thậm chí là một mảng các ống kính trên cùng một mô-đun máy ảnh (như trên công nghệ của Pelican), có thể giúp thu thập nhiều thông tin về thế giới xung quanh. Theo dõi khuôn mặt, ánh mắt và một bản đồ phác thảo đường nét trên khuôn mặt tốt hơn có thể cải thiện những tính năng như tập trung và chỉnh sửa tự động dựa trên cấu trúc khuôn mặt thay vì chỉ dựa vào chuyển động từ hai mắt.

Công nghệ Ultra HDR

Chế độ HDR trên điện thoại thông minh nhằm mục đích cân bằng ánh sáng tại các vùng chụp có độ sáng tối khác nhau, để chắc chắn rằng không một vùng nào trong tấm hình bị thiếu sáng hay thừa sáng. HDR đặc biệt hữu dụng khi quay/chụp ở các điều kiện ngược sáng.

Nhưng mới đây, công ty như Rambus đang tiến hành những dự án phát triển để đưa công nghệ HDR lên một tầm cao mới. Công nghệ mới được gọi là Ultra HDR, phiên bản kế tiếp của tính năng này sẽ giúp lấy lại các chi tiết thường bị mất khi chúng ta chụp hình trong bóng tối.

Ảnh
Chụp HDR với công nghệ Binary Pixel của Rambus.

HDR hiện tại mới chỉ là một chế độ riêng biệt mà người sử dụng có thể bật thông qua phần cài đặt của ứng dụng máy ảnh mặc định hoặc một ứng dụng của bên thứ ba - và hiện nó cũng đã có mặt trên tất cả các nền tảng di động.

Tính năng HDR ngày nay thường hoạt động bằng cách kết hợp hình ảnh được chụp ở ba mức độ ánh sáng khác nhau vào một hình ảnh duy nhất. Thế hệ tiếp theo của HDR sẽ được xây dựng thành một bộ cảm biến CMOS, vì vậy nó sẽ được tích hợp luôn vào thành tính năng mặc định của máy ảnh trong tương lai - mặc dù vậy người dùng cũng như nhà sản xuất vẫn có thể thiết lập HDR hoặc tắt tính năng này thông qua phần mềm.

Ultra HDR cũng sẽ hoạt động trong thời gian thực với chỉ một lần chụp duy nhất mà không cần chụp ba hình ảnh khác nhau để kết hợp lại nữa. Rambus hi vọng kiến ​​trúc Ultra HDR của họ dành cho cảm biến máy ảnh trên điện thoại sẽ được đưa vào các smartphone trong nửa đầu của năm 2015.

Trang bị nhiều hiệu ứng "khủng" hơn

Những chiếc điện thoại thông minh hàng đầu như HTC One, Samsung Galaxy S4, và LG Optimus G Pro đều tích hợp các tính năng "khủng" như cho phép ghép tất cả các hành động của chủ thể chuyển động vào trong một khung hình duy nhất hoặc xóa các hình ảnh không mong muốn ra khỏi khung hình.

Ảnh
Chế độ Drama trên Galaxy S4.

Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ là những công cụ này có thể khá phiền phức, và thường không đem lại hiệu quả cao như người dùng mong đợi. Các tính năng này yêu cầu người dùng phải "dàn dựng" cũng như sắp xếp các vị trí của chủ thể trước khi chụp, thay vì ghi lại các khoảnh khắc một cách tự nhiên. Và nếu các hiệu ứng đặc biệt này không làm việc, không phải lúc nào cũng có thể hủy bỏ hiệu ứng để lưu lại ảnh chụp ban đầu.

Nắm bắt thực tế này, các nhà sản xuất hứa sẽ tiếp tục cải tiến những hiệu ứng cao cấp để sớm tới tay người dùng, và tất cả công nghệ xử lí hình ảnh mới sẽ được áp dụng quy trình quy trình máy tính điện toán. Phần "hậu kì" để tạo ra các bức ảnh toàn cảnh panorama, HDR thông thường, và cân bằng sáng tự động cho ảnh và video,... tất cả đều thuộc công nghệ máy tính điện toán này, và số lượng hiệu ứng đặc biệt như thế sẽ được tăng lên sau mỗi năm.

Nâng cấp công nghệ chụp 3D

Các máy ảnh DSLR cao cấp thường không cần nhiều ống kính để có thể chụp ảnh 3D, và trong tương lai, điện thoại thông minh cũng sẽ làm được điều đó. Hiệu ứng này còn có thể áp dụng cho video và ảnh toàn cảnh trên điện thoại thông minh.

Chất lượng hình ảnh trên điện thoại thông minh đã được cải thiện rất nhiều nhờ vào các tính năng và công nghệ giống với các dòng máy ảnh chuyên dụng. Bên cạnh đó, các nhà phát triển cũng đang hướng tới phát triển các công cụ tăng cường khả năng tương tác cũng như trải nghiệm của người dùng đối với máy ảnh trên điện thoại thông minh. Và dù bằng cách nào đi nữa, người sử dụng vẫn mong muốn các smartphone snhững tấm hình ngày càng chân thực, sắc nét và hỗ trợ nhiều hiệu ứng ấn tượng hơn.

Theo VnReview




Bình luận

  • TTCN (16)
dragonlance  291

"nhưng một ngày không xa người sử dụng có thể sẽ được sở hữu một chiếc điện thoại với máy ảnh 55 Mpx" và hi vọng một ngày không xa họ nhận ra rằng họ không thể phân biệt được tấm ảnh nào là 41 hay 55 Mpx khi cho nhìn cùng với các tấm 8,12 Mpx.

Trương Hoàng Long  11

Có chứ, vấn đề sử dụng hàng ngày sẽ làm cho họ phân biệt được. Ví dụ lúc dùng Facebook, tôi đôi lúc cần phóng to để crop avatar hay chỉ lấy một phần hình quan trọng (loại bỏ người đi đường hay những vật thể xấu xung quanh...), lúc đó ảnh chụp với 55Mpx sẽ cho tôi ảnh đẹp hơn so với 8Mpx lúc zoom ra.

dragonlance  291

Đồng ý là ảnh crop ảnh (với tỉ lệ rất nhỏ) thì có sự khác biệt giữa 8 Mpx và 55 Mpx, nhưng >20 Mpx vẫn thật sự overkill, vô ích. Phần lớn màn hình các máy tính là 1920x1080 (xấp xỉ 2 Mpx), nếu bạn crop 1 tấm ảnh 20 Mpx ở tỉ lệ 1/10 thì bạn sẽ được 1 tấm crop 2 Mpx và độ phân giải vẫn đủ khít toàn màn hình, 1 tấm crop 1/10 từ tấm 55 Mpx là 5.5 Mpx, sẽ bị thừa pixel và bị màn hình downscale đpg xuống thành cũng chỉ 2 Mpx => không có sự khác biệt. Mình xét tỉ lệ 1/10 vì đó là tỉ lệ crop rất nhỏ, hiếm khi người ta crop nhỏ cỡ đó, ngay cả các example của các bài review camera thì cũng crop tới 1/8 là cùng. Nói cách khác dù có crop đi nữa, thì khi xem ảnh toàn màn hình thì 2 ảnh crop vẫn nét như nhau, còn nếu mà bạn zoom các ảnh crop đó nữa thì sẽ thật ngớ ngẫn, bởi vì mục đích crop ảnh chỉ để lấy phần bạn muốn, nếu bạn zoom ảnh crop >2Mpx (bình thường thôi là đã toàn màn hình) thì ảnh sẽ mất đi một phần của "phần bạn muốn" đó.
Ai mà nói xuông phân biệt được ảnh 55 Mpx và 8 Mpx trên 1 màn hình có đpg thấp hơn chúng là chém gió (cho dù có "sử dụng hàng ngày" đi nữa), nếu có phân biệt được thì cũng chỉ là nhờ sự khác biệt độ sáng, độ bão hòa màu sắc hay nhiệt độ tông màu,...của sensor, chíp xử lí digital thôi, chứ không phải nhờ ĐỘ NÉT của đpg (nói cách khác, chúng nét như nhau khi hiển thị toàn màn hình).
Đó là chưa kể quá nhiều pixel trên cùng 1 sensor nhỏ như của Lumia 1020 sẽ làm các pixel quá nhỏ sẽ khó thu được chi tiết, ánh sáng của cảnh vật, mà lại lưu noise, artifacts. Mời bạn tham khảo thêm:
http://bit.ly/13RLAoR
Wow, hèn chi không có gì ngạc nhiên khi mấy ảnh của Lumia 1020 khi xem ở tỉ lệ 1:1 (xem ở đpg gốc) nhiễu hạt và mờ hơn khi xem ảnh 1:1 của các điện thoại khác. (right click->open in new tab).

Nguyễn Tuấn Anh  126

Bác này cứ đùa ! Vậy đố bác dùng một máy đt bt với camera 8Mpx chụp ở " góc xa" như vậy mà khi muốn zoom tới góc độ "gần" như vậy mà còn được nét như vậy đấy !
Người ta để độ phân giải cao là khi muốn chụp những "bức ảnh toàn cảnh" với độ nét cao, để sau đó về có thể zoom lên để lấy những "vùng tuỳ thích" mà vẫn đảm bảo độ sắc nét & chi tiết. ( tuy nhiên với độ phân giải rất cao mà lại tích hợp vào trong một chiếc cảm biến với ống kính rất bé như vậy thì cũng không thể tránh khỏi được sự nhiễu khi zoom lên với tỉ lệ 1:1 như bác nói là " mờ hơn so với những chiếc đt khác có độ phân giải nhỏ hơn", thì điều này cũng dễ hiểu thôi; Và với người dùng bình thường thì mình nghĩ cũng ít khi người ta chụp một bức ảnh 41Mpx mà phải zoom lên tới tỉ lệ 1:1 để sử dụng cả -> Có đôi chút sự khác biệt như vậy thì mình nghĩ rằng hoàn toàn có thể chấp nhận được !
Còn để có thể so sánh một cách chi tiết hơn, chuyên sâu hơn về chất lượng hình ảnh thì còn phải so sánh dựa vào rất nhiều yếu tố ( như chip xử lý hình ảnh, thấu kính, độ tương phản, .. ), điều này thì lại hoàn toàn khác & nó không liên quan gì tới " số chấm" của máy ảnh cả !
Nhưng với người dùng thông thường, thì chỉ để thay vì đi đâu cũng phải cầm theo một chiếc máy ảnh Compact, thì với việc tích hợp một chiếc máy ảnh có độ phân giải khủng ( để thoả mãn những người thích khám phá ) & với chất lượng hình ảnh " tạm ổn" vào một chiếc điện thoại nhỏ gọn & luôn có thể mang theo bất kỳ nơi đâu được như vậy thì mình nghĩ rằng cũng đã tạm thoả mãn được nhu cầu của họ rồi !
Còn nếu để có thể vừa lòng được cả những nhiếp ảnh gia hoặc những người dùng khó tính thì có lẽ họ vẫn nên tìm tới các dòng máy ảnh DSLR chuyên nghiệp, hoặc không thì chờ vào sự tiến bộ của công nghệ trong tương lai vậy ! :v

Hải Nam  30903

Wow, hèn chi không có gì ngạc nhiên khi mấy ảnh của Lumia 1020 khi xem ở tỉ lệ 1:1 (xem ở đpg gốc) nhiễu hạt và mờ hơn khi xem ảnh 1:1 của các điện thoại khác.

Cái này bình thường mà bác. Đâu phải ảnh 56 Mpx thì nó bằng 7 cái ảnh 8 Mpx ghép lại đâu. Ai nghĩ vậy thì bị cuộc chạy đua megapixel đánh lừa thôi. Ngay cả ảnh kia cũng không phải ảnh gốc (33,5 Mpx thôi), vẫn mờ hơn. Nhưng dù sao nó vẫn chứa nhiều chi tiết hơn ảnh 8 Mpx (cảm biến nhỏ hơn).

Còn để phân biệt trên màn hình, lấy cái màn hình Full HD thì nó cũng chỉ 2 Mpx thôi, quá nhỏ so với ảnh 8 Mpx. Nhưng tương lai thì khác. Chẳng hạn cái laptop Chromepixel (article/45659) giờ có độ phân giải 4,5 Mpx rồi (màn hình chưa đến 13"), do đó khi chụp người ta có xu hướng chọn độ phân giải cao nhất. Mình dùng máy ảnh DSLR dòng entry-level thôi, nhưng chụp cũng để 18 Mpx, sau này đỡ tiếc. Ảnh đâu phải chỉ chụp và đưa lên Facebook là xong đâu. Vài tháng trước, mình chép ảnh cũ trong chiếc Nokia mua năm 2005 (nắp gập, dòng gì không nhớ, bộ nhớ 8 MB, hồi đó thuộc loại xịn), xem ảnh trên smartphone (720p) còn thấy nhỏ xíu, đừng nói xem trên máy tính.

dragonlance  291

@Nguyễn Tuấn Anh: Bạn biết sự thật phủ phàng gì không? Bọn "những nhiếp ảnh gia hoặc những người dùng khó tính" trên dpreview tiếc nuối và cho rằng Lumia 1020 sẽ chụp còn đẹp hơn nếu giữ nguyên những cái khác, chỉ giảm đpg xuống 20 Mpx, khi đó mỗi pixel to hơn, thu nhiều ánh sáng hơn, dynamic range, color depth rộng hơn, blah blah blah...(lol không chuyên sâu lắm nến cũng không hiểu rõ lắm bọn nó nói gì). Nhưng nếu Nokia làm vậy thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy mình muốn mọi người nhận ra là vì thế. Mình không kị gì đối với đpg lớn cả, mình chỉ muốn nói tới sự không đồng bộ giữa các bộ phận chỉ làm giảm chất lượng ảnh mà thôi (sensor<1 inch mà đpg 41 Mpx=máy tính cpu 8 nhân 3.6Ghz chạy với 512MB RAM). Nếu 41 Mpx mà sensor APS-C thì được, không thì nên để 20 Mpx thôi, nếu không chất lượng giảm đi và dung lượng file ảnh to ra vô ích. Ngoài ra mục đích của đpg cao là để in ảnh kích thước lớn chứ không phải mục đích như bạn nói, mục đích đó được giải quyết bằng zoom quang.
http://bit.ly/16KBCWL
@Hải Nam: Dĩ nhiên đpg lớn hơn chứa nhiều chi tiết hơn rồi, và chỉ nhiều chi tiết hơn. Nhưng chất lượng của 2 tấm ảnh là còn liên quan nhiều yếu tố nữa chứ không chỉ chi tiết. Chắc chắn rằng nếu Lumia 1020 chỉ có 20 Mpx thì sẽ chụp đẹp hơn (nhất là cảnh thiếu sáng hay chênh lệch ánh sáng nhiều, do các điều kiện đó thể hiện rất rõ ưu điểm của các pixel to) nhiều ảnh 41 Mpx (xem toàn ảnh), nhưng nếu zoom đủ sâu thì sẽ xấu hơn. Và phần lớn chúng ta cần 1 tấm ảnh đẹp khi nhìn toàn ảnh chứ không phải đẹp khi zoom sâu vào.

Trương Hoàng Long  11

Nokia không ngu để làm camera khủng mà không mang lại gì cho người dùng thông thường. Hãy dùng 1020 hoặc ít nhất xem các bài viết về so sánh ảnh chụp bằng 1020 v.s iPhone5 / SS S4, và tự nghiệm ra lý do nào mà ảnh của 1020 đẹp hơn?

dragonlance  291

uh...ai nói iPhone 5 và S4 chụp ảnh đẹp hơn thế? Mình chỉ trích đpg thừa của 1020 không có nghĩa là mình không công nhận nó là điện thoại chụp đẹp nhất. Trả lời cho câu hỏi của bạn là vì sensor (cảm biến) của nó to nhất trong tất cả các điện thoại chứ không phải do đpg của nó lớn nhất, sensor quyết định chất lượng hình ảnh là chủ yếu (do nó ảnh hưởng rất nhiều yếu tố) trong khi đpg chỉ ảnh hưởng đến độ chi tiết. Nhưng như mình đã nói, sensor 1020 tuy lớn nhất trong các smartphone nhưng vẫn quá nhỏ cho đpg lớn như thế => dẫn đến các pixel quá nhỏ, giảm hiệu quả của cảm biến, và mình cũng đã nói là nếu 1020 vẫn giữ cảm biến đó, giảm đpg xuống 20 Mpx thì sẽ chụp đẹp hơn nhiều. Tóm lại Nokia biết thế nhưng vẫn lợi dụng sự đam mê số "chấm" của đại đa số người dùng và hiểu lầm nghiêm trọng của họ là: đpg giải quá cao có thể vô ích nhưng không làm giảm chất lượng hình ảnh.

Trương Hoàng Long  11

Mình hiểu ý bạn giống như chíp Qualcomm 4 core từng nói Mediatek 8 core là dump chứ gì. Và mình hiểu cái gì làm cho ảnh đẹp như bạn nói là chưa đủ "sensor quyết định chất lượng hình ảnh là chủ yếu" --- Nó phải là cả ba: Pixel Size, Pixel Density, Sensor Size.

"pixel size, pixel density and sensor size all contribute to how well a camera deals with low-light situations (high ISO performance) and how well it sees range of light (dynamic range). Read more: http://bit.ly/143PBGQ"

Cho nên bạn sẻ không thuyết phục được việc "giảm đpg xuống 20 Mpx thì sẽ chụp đẹp hơn nhiều" nếu không chứng minh được việc giảm Pixel Density xuống 2 lần, tăng Pixel Size/Sensor Size lên 2 lần thì ảnh đẹp hơn trừ phi có các kiểm nghiệm thực tế.

Tôi nghĩ Nokia lần này (là lần sống còn) rất nghiêm túc và thận trọng khi cho ra đời công nghệ này trong PureView 808, rồi đến L1020, họ với những chuyên gia dư sức cân nhắc cái mà bạn vừa nói, cho nên tui nghĩ nó không phải thuộc hàng "mì ăn liền" vì đơn giãn nếu nó là mì ăn liền, Samsung/Sony dư sức tạo ra các "mì ăn liền" khác ngay.

dragonlance  291

lol bạn tự đào mộ trôn mình rồi:
1. 3 yếu tố mà bạn nói chính là 3 thông số của sensor và mình đúng khi nói "sensor quyết định chất lượng hình ảnh là chủ yếu".
2. Chính bài đó cũng nói "Pixel size is a very important attribute of a sensor’s overall performance – typically the larger the pixel, the better the overall performance. Pixel density is closely related to the pixel size – larger pixels equal lower pixel density, smaller pixels equal higher pixel density." => kích thước pixel càng to thì chất lượng chung của sensor càng tốt, mà để kích thước pixel to thì pixel density phải nhỏ =>đpg phải giảm.
3. Tiêu đề của bài đó nói "Lợi ích của cảm biến đpg cao". Bạn hiểu "cao" là cao như thế nào không? Cao là như 1 ví dụ trong bài là Nikon D800 xài sensor APS-C 1.7 inch với đpg 36 MP, huống hồ 1020 có sensor còn chưa tới 1 inch mà đẩy đpg lên 41 MP, mà như thế thì sao, mời bạn quay lại đoạn 2 phía trên để có sự giải thích của chính bài viết bạn đưa mình.

Trương Hoàng Long  11

Một ảnh 10240px7800px bị scale trên trình duyệt thì không đẹp bằng nó được 1 app như photoshop resize lại thành 1024px780px. Trên nguyên tắt ảnh càng có nhiều thông tin thì càng chính xác và đẹp.

dragonlance  291

"nguyên tắc" nào thế? Nguyên tắc ảnh chất lượng đẹp là nhiều chi tiết (thông tin) NHƯNG không có các pixel nhiễu, mờ ở tỉ lệ 1:1, dynamic range rộng (thể hiện độ sáng tối chính xác phù hợp từng khu vực trong ảnh), color depth rộng (giải màu thể hiện rộng và màu sắc tự nhiên, thực tế), trường ảnh DoF (Depth of Field) sâu,...và còn nhiều yếu tố khác. Trong các yếu tố trên, đpg chỉ ảnh hưởng 1 (độ chi tiết), phần lớn còn lại là do kích thước sensor và độ mở ống kính (aperture).

Trương Hoàng Long  11

Bạn vừa trả lời giúp tôi một phần rồi. Ý tôi thật muốn nói là "Nguyên tắc ảnh chất lượng đẹp là nhiều chi tiết (thông tin) nhưng không có các pixel nhiễu, mờ ở tỉ lệ 1:1"

Và tôi nghĩ cảm biến 1020 đang đi theo hướng đó ;). Lấy 1 hình làm ví dụ: kích thước original của nó 3,072px × 1,728px. Từng pixel có rõ ràng không? hay là mờ như bạn nói, bạn có thể nêu ra pixel nào là mờ mà cảm biến này làm cho có để dụ khách hàng không?

Ngoài ra hãy xem nó như thế nào khi dùng Photoshop resize lại 800 x450p. Có gì chưa hài lòng nhỉ?

dragonlance  291

Hahaha, bạn đang bảo kê cho camera 41 MP của 1020 mà sao lại lấy ảnh chỉ có 5 MP thôi vậy? Sợ gì à? Mình có đưa 1 ví dụ đây (mở qua tab khác nhé):

Phải, Nokia đẩy đpg lên 41 MP để dụ khách hàng. Đpg hồi giờ vẫn được cho là "marketing trap". 1020 đã có thể đẹp hơn, nhưng như thế thì không kiếm được nhiều lời bằng "41 MP". Không riêng Nokia, nhiều công ti khác cũng biết nhiều trò vô ích nhưng vẫn làm, vì chỉ cần trò đó lừa được đại đa số khách hàng, kiếm được nhiều tiền là đủ (cpu 8 nhân, 1080p screen, etc...).

Trương Hoàng Long  11

"Hahaha, bạn đang bảo kê cho camera 41 MP của 1020 mà sao lại lấy ảnh chỉ có 5 MP thôi vậy" tôi không thấy có gì để cười "Hahaha" cả? D có vấn đề gì ah? Tôi không có thời gian hay tiền để mua rồi chụp và gửi cho D, tôi nói về ý tưởng chứ không đi vào chi tiết như vậy được, chẳng ích gì để thay đổi quan điểm người khác!

"Phải, Nokia đẩy đpg lên 41 MP để dụ khách hàng." <-- bạn cứ như là giỏi Steve Jobs để nhận định vậy đó, cảm tính lắm? Bạn ở trên trời rồi, tôi không thích bàn luận với người trên cao như vậy. Xin chào.

dragonlance  291

*sigh* Ai "trên trời"? Mình, những người chịu khó tìm hiểu và toàn bộ những người đam mê hoặc trong ngành photography, hay toàn bộ những người dùng tin vào chiến thuật marketing của các công ti? À, mà cũng phải thôi nếu người dùng mà dễ phát hiện ra thì đâu còn là chiến thuật marketing hiệu quả nữa.
PS: ảnh trên mình kiếm trên mạng thôi chứ không phải "mua rồi chụp".