Theo đó Consumentenbond đã khởi kiện Samsung vào năm 2016 do công ty này đã không cung cấp hai năm cập nhật cho một số mẫu smartphone nhất định. Tuy nhiên đến nay vụ kiện mới được đem ra xét xử tại Tòa án Hà Lan.
Nhóm quyền lợi người tiêu dùng đang cố gắng để nhà sản xuất như Samsung đảm bảo cập nhật cho hai năm sau khi người tiêu dùng mua hàng. Theo Consumentenbond, hầu hết các nhà cung cấp smartphone hiện không cung cấp thông tin cập nhật cho khoảng thời gian này.
Samsung là công ty có chính sách như vậy. Tuy nhiên Consumentenbond chỉ ra rằng khoảng thời gian hai năm được Samsung sử dụng bắt đầu từ khi điện thoại ra mắt thị trường, và ai đó có thể mua điện thoại một năm sau khi điện thoại phát hành, có nghĩa họ chỉ còn một năm cập nhật.
Vì vậy để xác định rõ ràng sự khác biệt ở đây, Consumentenbond muốn xem cập nhật được cung cấp trong hai năm sau khi mua điện thoại, không phải là chính sách của Samsung.
Đối với Samsung, công ty giải thích rằng chính sách của hãng chỉ là một hướng dẫn và chỉ ra rằng các phiên bản Galaxy S hàng đầu nhận được cập nhật hệ điều hành trong một khoảng thời gian dài. Ví dụ, Galaxy S4 được phát hành vào năm 2013, Galaxy S5 được phát hành vào năm 2014 và Galaxy S6 phát hành vào năm 2015. Cả ba điện thoại này đều được cập nhật vào năm 2017.
Trong thời gian điều tra, Consumentenbond dự kiến sẽ đưa danh sách hỗ trợ cập nhật iOS mà Apple áp dụng cho các phiên bản iPhone. Tuy nhiên Samsung chắc chắn sẽ đáp lại bằng cách nói rằng Apple sản xuất cả phần cứng và phần mềm cho iPhone, mang đến cho họ lợi thế hơn so với các nhà sản xuất thiết bị Android khác.
Theo Dân Việt.
Bình luận