Tỷ lệ giữa chiếu sáng giữa ánh trăng và đèn đường thay đổi một cách phù hợp theo diễn biến của tuần trăng, kết hợp lại thành độ sáng trong thành phố.

TP. San Francisco đang thực hiện dự án trả lại ánh trăng cho thành phố nhằm tạo ra cảnh quan đầy quyến rũ và lãng mạn, đồng thời tiết kiệm điện chiếu sáng. Đó là nhờ loại đèn đường có thể điều chỉnh độ sáng theo tuần trăng...

Một dự án trả lại ánh trăng cho thành phố đang được thực hiện rất được chú ý vì có nhiều tác dụng: tạo ra cảnh quan đầy quyến rũ và lãng mạn, tiết kiệm được từ 80 đến 95% năng lượng điện dành cho chiếu sáng, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm ánh sáng mà càng ngày người ta càng rõ tác hại…

Ý tưởng về loại đèn đường tự phản ứng theo sự thay đổi của ánh trăng để tự động điều chỉnh độ sáng của mình theo chu kỳ của tuần trăng không phải là mới. Người ta cũng đã từng áp dụng nhưng mục đích chỉ để bật đèn đường sớm hơn và muộn hơn theo độ dài của ngày trong các mùa trong năm.

Mục tiêu của dự án có tên gọi “Ánh sáng đường phố cộng hưởng với mặt trăng” (Lunar- resonant streetlight) phức tạp và thú vị hơn nhiều. Nó không những cho phép thay đổi độ sáng của đèn đường trong một giới hạn nào đó theo độ sáng của bầu trời mà còn biết “cân nhắc” nhiều điều kiện khác nữa. Các nhà thiết kế cho biết vào những đêm rằm hoặc mười sáu âm lịch, trời trong vắt và ánh trăng vằng vặc có thể tắt điện hoàn toàn.

Ảnh
Phần trên - Thiết bị chiếu sáng gọi là Lunar-resonant street light (bóng đèn): 1. cảm biến ánh sáng bên ngoài, 2. cái điều chỉnh độ sáng, 3. cụm diod quang. Phần dưới: Phản ứng của hệ khi trăng lên và và tạm thời có mây che (trục ngang là công suất của đèn, biến thiên từ 0 đến 1, trục dọc - thời gian). 1 - mặt trời lặn 2 – trăng lên 3 – mây che 4 - mặt trời mọc.

Sơ đồ nhóm thiết kế nghĩ ra có vẻ đơn giản nhưng lại tiết kiệm được từ 80 đến 95% điện năng dùng để thắp sáng trên đường phố, mà theo thống kê điện chiếu sáng công cộng tại Mỹ chiếm đến 40% tổng số điện năng dùng để thắp sáng trong toàn quốc.  

Để bảo đảm được sự chiếu sáng bình thường trong thành phố (theo đúng tiêu chuẩn đã quy định), mục tiêu của dự án Lunar- resonant streetlight chẳng những phải nhạy cảm với tuần trăng (cũng như thời điểm giao thời lúc mặt trời mọc) mà còn phải nhạy cảm cả với sự thay đổi của thời tiết. Những đêm trời nhiều mây, u ám thì đèn phải tăng độ sáng và từng chi tiết nhỏ nhặt trong từng ngày đều phải tính đến trong sơ đồ làm việc của hệ thống. 

Ảnh
Cùng một góc phố vào lúc trăng tròn và trăng khuyết sau khi thực hiện dự án

Thiết bị chiếu sáng - với chức năng của một bóng đèn - cũng gọi là Civil Twillight gồm nhiều đi-ốt quang sáng chói thay vì đèn thường (riêng điều này đã tiết kiệm được bao nhiêu năng lượng).   Bên trong “đèn” là một mạch in đơn giản để điều chỉnh độ sáng của nó theo tuần trăng có tính đến độ sáng tự nhiên ngoài phố, và để làm được điều này phần trên của thân đèn có lắp một cảm biến quang học hướng lên bầu trời..

Điều rất thú vị là sau khi thực hiện dự án Lunar-resonant streetlight thành phố sẽ có vẻ thanh bình và giống với nông thôn hơn.   Vào những đêm trăng tròn, cảnh quan thật lãng mạn khác hẳn ánh điện nhân tạo, ánh trăng trong và xanh, từ trên trời cao toả xuống, rộng khắp hơn, đồng nhất hơn, dát vàng lên những khối phố làm bóng tối như chìm sâu hơn và không gian mở rộng hơn.  Dự án đã được trao giải đặc biệt trong cuộc thi “Những thành phố lớn thế hệ sau” (Metropolis Next Generation) với chủ đề “Năng lượng, tiết kiệm và nguồn thay thế”.

(Theo Vietnamnet/membran.ru)



Bình luận

  • TTCN (2)
bui thu huyen  1

Hay ghe

Du an ne rat hay ma lai tiet kiem. Diem 10!!!

nhat nghe tinh

mach cam bien den duong

cho tớ hỏi làm sao mà biết được mạch cảm biến đèn đường được đây.tìm mãi trên mạng mà không thấy có ai giúp tôi với thankyou!~