Ngày ATTT tại TP.HCM hy vọng nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người dân về An toàn thông tin. Ảnh: Lê Mỹ.

Theo khảo sát của VNISA, trong số các doanh nghiệp đã dùng phần mềm diệt vi rút, đa số sử dụng hệ thống không có bản quyền hợp pháp.

Sáng qua, ngày 18/11/2009, “Ngày an toàn thông tin Việt Nam” lần thứ hai đã diễn ra tại TP.HCM với chủ đề “Bảo vệ tài nguyên thông tin hôm nay, vì ngày mai phát triển”. Sự kiện do Sở TT&TT TP.Hồ Chí Minh và Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp tổ chức.

Tại hội thảo trong khuôn khổ “Ngày an toàn thông tin Việt Nam”, VNISA dóng lên cảnh báo tình trạng an toàn thông tin (ATTT) ở Việt Nam rất yếu kém, đặc biệt các doanh nghiệp phía Nam hiện đang ở dưới mức trung bình do đầu tư vào hệ thống phòng thủ an ninh mạng chưa được quan tâm, chưa chú trọng nâng cao nhận thức nhân viên về ATTT trong doanh nghiệp.

Theo kết quả khảo sát của VNISA hơn 200 doanh nghiệp ở phía Nam, có đến 80% sự cố ATTT do yếu tố con người nhưng lại không một doanh nghiệp nào chú trọng đầu tư nâng cao về nhận thức cho nhân viên. 50% doanh nghiệp không có quy trình xử lý sự cố và 74% doanh nghiệp không có chính sách cho lĩnh vực ATTT.

38% doanh nghiệp không hề biết là hệ thống mạng của mình có bị tấn công hay không và 45% không có hệ thống an ninh mạng có khả năng ghi nhận được các cuộc tấn công. Đặc biệt, khi bị tấn công thì 68% doanh nghiệp không thể ước lượng được mức độ thiệt hại của chính mình.

Cũng theo khảo sát của VNISA, đa số doanh nghiệp xây dựng chính sách ATTT còn ở mức thấp và chưa được quan tâm đúng mức. Các cuộc tấn công vào doanh nghiệp phần lớn phát hiện được đều liên quan đến diệt vi rút. Đáng nói là trong số 100% doanh nghiệp đã dùng phần mềm diệt vi rút để bảo vệ, đa số lại sử dụng hệ thống không có bản quyền hợp pháp.

Cùng với ý thức ATTT yếu kém, cách xử lý của doanh nghiệp khi bị xâm hại ATTT cũng còn lúng túng. Cụ thể, theo khảo sát của VNISA, khi bị tấn công, chỉ 10% doanh nghiệp sẵn sàng báo cho cơ quan pháp luật trong khi có tới 60% doanh nghiệp đã giấu kín với lí do sợ ảnh hưởng đến hình ảnh.

Trước tình hình đó, với Ngày An toàn thông tin 2009, VNISA hi vọng rằng tình hình an toàn thông tin trong những năm tới sẽ có những thay đổi tích cực hơn. Trong đó kiến nghị tới cơ quan nhà nước nên hoàn thiện hệ thống pháp luật, thành lập đầu mối thống nhất dưới dạng một Trung tâm ứng cứu sự cố máy tính để làm điểm tựa cho các cơ quan, doanh nghiệp. Nghiêm khắc hơn với tội phạm công nghệ cao… Riêng với các doanh nghiệp, cần phải thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT để xây dựng một hệ thống quản lý ATTT theo tiêu chuẩn, nhận thức được đúng đắn về tầm quan trọng của công tác này trong chính tổ chức của mình.

Theo ICTnews



Bình luận

  • TTCN (6)
Hải Nam  30903

Nước ngoài còn xài AV free mà VN thì khoái xài chùa Big Grin Cứ Avast, Avira hay AVG (3 chữ A :D) mà dùng đi.

38% doanh nghiệp không hề biết là hệ thống mạng của mình có bị tấn công hay không” - Cái này còn tùy khảo sát DN nào nữa. Khảo sát 200 DN, trong đó có 190 DN vừa và nhỏ, 10 DN lớn. Nếu cả 10/10 DN lớn đều làm tốt, thì họ cũng bị xếp vào nhóm 38% đó thôi Smile Còn DN có 4-5 người thì có cài phần mềm diệt vi rút cũng tốt rồi.

tuan  12

xai` chua`!

hehehe! có ai chiu bo ra may' chuc dô 1nam ma` mua dau@ toàn xài bản rack,còn ko thì nhè free mà xai`!

Đại Hùng

dùng miễn phí thôi

nghe loáng thoáng : bê kít nói : bkav chiếm 98% thị phần việt nam,sao ko bảo là 100% luôn đi. đảm bảo đa số các máy tính ở việt nam đều có lưu trữ bkav, nhưng mà không cài đặt(bản bk home). chiếm 98% tính về thị phần thì chắc là đúng, nhưng mà tính theo người sử dụng thì chắc là 2%.
mình nghĩ đa số người dùng việt nam dùng bản miễn phí, chứ không phải là xài chùa.
tại sao lại phải mua bk pờ rồ giá gần 300k mà không mua kaspersky với giá tương đương.
tại sao phải tốn mớ tiền để mua kaspersky trong khi ta có thể dùng avira, avg... bản free, hoặc chính kaspersky, avira, mcafee... có bản quyền nhưng được nhà cung cấp cung cấp dưới dạng miễn phí, khuyến mãi...
hay là mua phần mềm bản quyền, nếu có vấn đề gì thì sẽ nhờ nhà cung cấp xử lý => có mà chờ sang năm

hoàn  2

tiền xài bản quyền dùng để làm việc khác!
còn việc kiểm địng và đánh giá ở VN như bài trên nói thì có lẽ.......

kiubie

điếc không sợ súng

chi phí cho phần mềm virus quá cao nên các DN không chú trọng đầu tư, một phần là DN chưa thấy được sự nguy hại khi bị mất dữ liệu vì từ trước đến nay ít có trường hợp nào tổn hại DN vì lỗi đánh mất dữ liệu (nếu có thể thì vẫn còn bản sao lưu). Nhưng trong tương lai các DN nên cẩn thận, tội phạm công nghệ cao gia tăng. Đến lúc đó thiệt hại sẽ rất lớn

XM131  34

Phải nói là ...

Đa số DN Việt “xài chùa” phần mềm. (không chỉ là phần mềm diệt virus) ^^