Hình chụp quảng cáo phim Avatar - bộ phim khoa học viễn tưởng đạt doanh thu kỷ lục 2009

Dù bộ phim nào đoạt giải hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Oscar 2010 ngày 8/3 tới chăng nữa, vẫn có một chiến thắng đảm bảo cho Autodesk và Nvidia.

Hai công ty phần mềm đồ họa và card đồ họa nói trên ở trong khu vực Vịnh San Francisco (Mỹ) đã trang bị công nghệ cho tất cả ba lĩnh vực đề cử Oscar 2010: “Avatar”, “District 9” và “Star Trek”.

Khi các bộ phim dựa vào kỹ xảo kỹ thuật số nhiều hơn, ngành công nghiệp phim Hollywood đang hướng đến phía Bắc, tới Silicon Valley (bang California) để nâng cấp bối cảnh, đưa các nhân vật vào cuộc sống và thậm chí đưa toàn bộ thế giới trở lại thời điểm xuất phát.

“Avatar”, bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại cũng là bộ phim đòi hỏi ở công nghệ nhất. Việc tạo ra các hiệu ứng cần 35 nghìn lõi xử lý vi tính xử lý và ngốn dung lượng lưu trữ bằng ba bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” cộng lại. Mục đích: Làm cho bộ phim trông quá thật đến nỗi người xem không thể nghĩ rằng có công nghệ dính líu vào.

“Việc làm phim truyền thống đã bắt đầu ở Hollywood, nhưng việc làm phim kỹ thuật số bắt đầu ở khu vực Vịnh San Francisco”, Richard Kerris, giám đốc công nghệ công ty Lucasfilm ở San Francisco nói. Công ty này đứng sau các bộ phim “Star Wars” và “Indiana Jones”.

Phần mềm của Autodesk cho phép các nhà làm phim “Avatar” xem các diễn viên sẽ xuất hiện thế nào trong môi trường kỹ thuật số ngay lập tức. Nó như thể máy tính hiển thị một cảnh trò chơi video trực tiếp, giúp các đạo diễn có khả năng sửa lỗi lập tức.

Các trải nghiệm thế giới thực 

“Chúng tôi cung cấp công nghệ cho phép người dùng ban đầu tạo các trải nghiệm thế giới thực kỹ thuật số - trải nghiệm mà chính xác và ảnh thực nhất có thể - và trong một số trường hợp là hơn cả ảnh thực”, Maurice Patel, một trưởng phòng của San Rafael đóng tại California – công ty sản xuất các chương trình thiết kế kỹ thuật lớn nhất thế giới.

Weta Digital, công ty hiệu ứng hình ảnh New Zealand làm việc cho “Avatar” đã chạy tất cả các bộ xử lý máy tính của mình liên tục để tạo ra các cảnh như thực trong không gian ba chiều (3D). Các bộ xử lý đồ họa của Nvidia đã giúp cắt giảm thời gian Weta sản xuất các cảnh trong phim.

“Các cảnh được tạo ra cho bộ phim Avatar là phức tạp hơn bất cứ thứ gì Weta Digital đã từng làm trước đó”, Danny Shapiro, một giám đốc tiếp thị ở Nvidia nói. “Chúng không chỉ có thời gian để đạt mức độ phức tạp mà còn cả chất lượng để đảm bảo hạn chót phát hành”.

Các công cụ để sáng tạo

Một công ty ở California đã làm việc với Weta để phát triển một cỗ máy điện toán mới, được gọi là PantaRay có thể tạo ra các cảnh phức tạp nhanh hơn trong khi chỉ cần sử dụng ít bộ xử lý hơn.

“Tất cả là về tạo ra các công cụ cho phép các phim trường sáng tạo”, ông Shapiro nói.

NetApp Inc., đóng tại California, đã giúp các nhà làm phim lưu trữ và quản lý tất cả các terabyte dữ liệu phát sinh. Khi các nhà làm phim “Avatar” cần tập trung vào một chi tiết của cảnh phim, như các bộ mặt xanh của người Na’vi, mối đe dọa là tạo ra một nút cổ chai thông tin. Điều đó có nghĩa một cảnh có thể đòi hỏi hàng giờ hoặc hàng ngày để xử lý.

Không có công nghệ của NetApp, “Avatar” hẳn sẽ mất nhiều năm để sản xuất và đắt đỏ hơn rất nhiều, Patrick Rogers, một phó chủ tịch của công ty nói. Thực ra, bản thân bộ phim cũng đã không hề rẻ chút nào: Chi phí làm phim Avatar là khoảng 237 triệu đô la, theo dữ liệu từ Internet Movie Database.

Nhiều năm?

“Kết quả có thể sẽ là hoặc bộ phim sẽ mất bốn năm để hoàn tất, sẽ gấp đôi chi phí làm phim hoặc anh sẽ không có những hình ảnh như đời thực”, ông Roger nói.

Các con chip từ Intel và AMD cũng giúp xử lý rất nhiều các công việc phía sau bộ phim. Các bộ xử lý của họ vận hành các máy chủ được sử dụng tại cái gọi là các trang trại của các nhà làm phim. Khi hãng Lucasfilm mở trung tâm mới của mình ở San Francisco năm 2005, nó bao gồm một trang trại máy chủ sử dụng chip AMD có thể chạy 24 giờ/ngày.

Giải thưởng điện ảnh Viện hàn lâm Oscar bắt đầu có lĩnh vực hiệu ứng hình ảnh (hay kỹ xảo hình ảnh) từ năm 1963 mặc dù thời đó nó được gọi là giải cho “những hiệu ứng đặc biệt”. Năm đó, người thắng cuộc là phim “Cleopatra” do Elizabeth Taylor thủ vai chính. Năm 2009, giải này thuộc về bộ phim “The Curious Case of Benjamin Button”.

Thời hoàng kim của phim khoa học viễn tưởng

Cả ba đề cử Oscar cho giải kỹ xảo hình ảnh năm nay đều là phim khoa học viễn tưởng và đều đạt doanh số cao. Bộ phim “District 9” của Sony Corp tốn kém khoảng 30 triệu đô la và thu về hơn 200 triệu tiền vé, theo trang web Box Office Mojo của IMDB. Bộ phim của Viacom Inc. là “Star Trek” có chi phí sản xuất khoảng 140 triệu đô la và thu về gần 400 triệu đô la. Trong khi đó, bộ phim Avatar của hãng News Corp. do James Cameron đạo diễn thu về hơn 2,5 tỷ đô la trên toàn cầu.

Nhưng không chỉ các bộ phim khoa học viễn tưởng mới cần nhiều đến công nghệ hiệu ứng. Các bộ phim nay ngày càng phụ thuộc vào đồ họa máy tính.

Theo ICTNews (Bloomberg)



Bình luận

  • TTCN (0)