Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.

9h sáng hôm qua (29/8), kênh VTC2 Đài Truyền hình VTC phối hợp cùng một số báo đã tổ chức buổi đối thoại với chủ đề: "Đi tìm lời giải cho bài toán quản lí game online". Buổi đối thoại được tường thuật trực tiếp trên Kênh VTC2 và VTC HD9, đồng thời tiến hành trực tuyến trên VTC News và các báo, trang tin điện tử.

3 vị khách cùng tham gia đối thoại với khán giả, độc giả, gồm: ông Đỗ Qúy Doãn - Thứ trưởng Bộ TT-TT, ông Lê Hồng Minh - Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Game và Nội dung số, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, thành viên HĐ thẩm định Game Quốc gia.

Ảnh
Buổi đối thoại: "Đi tìm lời giải cho bài toán quản lí game online". Ảnh: VTCnews.

Dưới đây là nội dung tóm lược của buổi đối thoại:

Khi nói đến những điều gọi là mặt trái, là tiêu cực của Game Online thì các vị khách mời của chúng ta có những suy nghĩ thế nào? Đầu tiên xin được mời Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn!

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Trước hết, cần phải khẳng định rằng Game online là một ứng dụng của Internet. Mặc dù Internet mới chỉ chính thức vào Việt Nam từ năm 1997 nhưng thời gian qua nó đã có một sự phát triển rất mạnh mẽ.

Hiện nay, số lượng người dùng của VN rất là cao, lên tới hàng chục triệu người.Game online là một hình thức để giới trẻ tiếp cận với Internet. Thông qua các trò chơi game online, giới trẻ có thể tiếp cận được những mặt tích cực, từ việc giải trí hợp lí, tiếp cận với các nội dung về văn hoá, lịch sử, truyền thống của dân tộc.

Thế nhưng, cũng như một con dao sắc, bên cạnh những mặt tích cực, Game Online cũng có có cả mặt hạn chế nếu như trò chơi đó có nội dung xấu, bạo lực sẽ khiến giới trẻ bỏ bê học hành, dẫn đến nghiện game.

Dù là game tốt, game hay nhưng nếu dùng thái quá thì dẫn đến bất cập. Đây là vấn đề chúng ta phải xem xét mọi mặt cả mặt tốt và xấu đề có được hướng phát triển đúng.

Ảnh
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Ảnh: VTCnews.
Thưa thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, mới đây Bộ TT&TT đã đưa ra 5 nhóm giải pháp cho vấn đề quản lí Game Online. Nhưng có lẽ hơn lúc nào hết, vào lúc này thì dư luận đang hướng nhiều hơn tới các giải pháp để giải quyết vấn đề ngay tức thì. Giải pháp đó như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Đúng là trong thời gian vừa qua xã hội rất bức xúc về game online. Cơ quan quản lí nhà nước phải suy nghĩ và thực sự cần có một biện pháp tổng thể trong vấn đề giải quyết game online thì phải có nghiên cứu và theo lộ trình.

Tuy nhiên, trước hết cần phải có những giải pháp tình thế trong lúc chúng ta chờ đợi những biện pháp lâu dài hơn. Biện pháp đầu tiên là ngừng ra game mới, thứ hai là yêu cầu những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ngừng đường truyền.

Giải pháp cần thiết là cần phải xây dựng văn bản thay thế thông tư 60 Thứ hai là khuyến khích sản xuất các trò chơi thuần Việt. Thứ ba là tuyên truyền, nâng cao nhận lực cộng đồng. Và về lâu dài, Bộ đã và đang đề xuất xây dựng luật an toàn thông tin trên mạng.

Ảnh
Các PV, BTV tại khu trực tuyến cùng độc giả giao lưu trực tuyến với khách mời. Ảnh: VTCnews.
Chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm trực tiếp từ Trung Quốc. Thưa thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, trong số các giải pháp dài hạn mà Bộ TT&TT đưa ra thì vấn đề học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác được đặt ra như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn: Như tôi đã nói, vấn đề Internet ở Việt Nam cũng như Game online cũng còn rất mới mẻ. Trong quá trình quản lí, chúng ta cần học tập sự đi trước của các quốc gia trong đó có Trung Quốc.

Nhưng người Việt Nam rất sáng tạo, chúng ta học tập và có những áp dụng cho phù hợp với Việt Nam. Ở Trung Quốc, trong việc quản lí giờ chơi, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên họ quản lí ngặt nghèo.

Rồi xây dựng cả những hệ thống quản lí nghiêm ngặt, đòi hỏi phải có chứng minh thư điện tử... Có nhiều bài học mà chúng ta có thể học tập từ nước bạn Trung quốc để áp dụng trong công tác quản lí của chúng ta.

Ảnh
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, thành viên HĐ thẩm định Game Quốc gia. Ảnh: VTCnews.
Thưa TS Trịnh Hòa Bình, game có ở Việt Nam từ mấy năm nay rồi nhưng tại sao bây giờ mới thấy nói nhiều đến game bạo lực, game thiếu lành mạnh, game cờ bạc… Phải chăng, trước đó các nhà thẩm định game, quản lí game đã buông lỏng và để thủng lưới”?

Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình: Những điểm nhấn trong một bức tranh thì ảnh hưởng của mầu tối thường gây tác động nhiều mặt về thị giác, cùng với đó là hiệu ứng về xã hội. Game online có yếu tố bạo lực, nhưng kích động bạo lực hay không lại là vấn đề khác.

Vì thế, theo tôi, cần có một khảo sát trên quy mô đủ lớn thì mới lượng hoá được. Tuy nhiên không thể lượng hoá một cách kĩ lưỡng và tỉ mỉ.

Xem ra thì Doanh nghiệp cung cấp game sẽ chịu tác động mạnh nhất từ 2 giải pháp Tạm dừng cấp phép game online mới và Cấm quảng cáo trên các phương tiện thông tin. Tôi muốn biết cảm nhận của ông Lê Hồng Minh, xin mời ông!

Ông Lê Hồng Minh: Tôi cũng xin đính chính lại, có hai giải pháp tình thế liên quan đến doanh nghiệp. 1 không có quảng cáo gameonline trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và không nhập game mới. Tất nhiên, giới hạn nào cũng liên quan đến lợi ích doanh nghiệp, nhưng vì hoạt động lâu dài nên doanh nghiệp cũng đồng thuận.

Trong thời điểm xã hội có ý kiến dư luận khác nhau thì chúng ta phải có biện pháp cho mọi người bĩnh tĩnh để mọi người thấy đang có sự đồng thuận giữa các bên.

Và sau đó, chúng ta sẽ xây dựng biện pháp lâu dài, chúng tôi kinh doanh chúng tôi cũng muốn phát triển lâu dài, những giải pháp tình thế chỉ gây ra ảnh hưởng tạm thời chứ không có vấn đề gì với doanh nghiệp kinh doanh game.

Ảnh
Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch CLB Doanh nghiệp Game và Nội dung số. Ảnh: VTCnews.
Ông Lê Hồng Minh, ông có nghĩ so sánh game online với Ma túy số là có phần cực đoan không?

Ông Lê Hồng Minh: Nếu doanh nghiệp game bị coi là tổ chức cung cấp ma túy thì những nhà cung cấp internet vận chuyển may túy, đại lí thì nơi sử dụng ma túy. Game có sức hấp dẫn rất lớn, tôi là người rất mê game và đó là một trong những lí do tại sao tôi lựa chọn ngành kinh doanh này.

Game là hình thức giải trí mới, tính tương tác, tính cộng động cao và nếu hiểu được bản chất tại sao game rất hấp dẫn thì nó sẽ khác hoàn toàn với chuyện nghiện ngập hay ma túy số.

Thực sự ngành game là ma túy số thì sẽ không được phát triển trên toàn thế giới, Mĩ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng sẽ không đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp game. Những tập đoàn lớn như Microsoft đầu tư vào game từ 1995; Sony thì sớm hơn, họ đầu tư vào game từ năm1992; Google đang chuẩn bị đầu tư hàng tỉ USD vào lĩnh vực game sắp tới.

Chuyện nhìn nhận ma túy số mang tính chất một chiều và hơi thái quá, mình nên có quan điểm toàn diện về vấn đề này.

Ảnh
Buổi đối thoại trực tiếp diễn ra trong 1h30 phút. Ảnh: VTCnews.
Một độc giả ở Thanh Hóa nhờ ông Lê Hồng Minh tư vấn: "Làm thế nào để tôi giải thích với gia đình về tính tích cực của game?"

Ông Lê Hồng Minh: Bạn có thể giải thích rằng người chơi game giỏi phải là 1 người có tư duy tốt, nếu việc học tập cũng hấp dẫn như chơi game thì kết quả học tập sẽ tốt như thế nào.

Ngay cả bản thân việc chơi game được sử dụng cho việc huấn luyện cho phi công khi họ giả lập đưa ra tình huống phán đoán. Game cũng được đưa vào y tế, game là hình thức giải trí lành mạnh nếu được sử dụng nó hợp lí.

Theo Gamek.



Bình luận

  • TTCN (26)
Mr Milk

Thứ trưởng có biết gì về game?

"Game Online cũng có có cả mặt hạn chế nếu như trò chơi đó có nội dung xấu, bạo lực sẽ khiến giới trẻ bỏ bê học hành, dẫn đến nghiện game." từ câu nói này của ông thứ trưởng tôi suy ra game có nội dung xấu đều khiến giới trẻ bỏ bê học hành và nghiện game? từ đó tôi cũng suy ra ông là quan chức quản lý nhưng không biết gì về cái mình đang quản lý. Vì việc trẻ bỏ bê học hành và nghiện game không xuất phát từ yếu tố game, nó xuất phát từ nền tảng giáo dục từ nhà trường và sự quan tâm chăm sóc của các bậc phụ huynh. Con trẻ sẽ không thể bỏ bê học hành nghiện game nếu nhà trường quản lý giáo dục các em tốt, chúng cũng không thể nghiện game nếu cha mẹ quan tâm nhắc nhở việc học của con thường xuyên, và đặc biệt sự mất an ninh trật tự xã hội không phải đến khi có game online thì mới xuất hiện, mà nó đã xuất hiện từ rất rất lâu, đến giờ game được dùng làm lý do biện minh cho sự quản lý yếu kém của các ông.

Nhocmym

Bạn nói hay quá??????????????????

Bạn có giỏi thì đi dạy đi,xem bạn có cản được học trò mình chơi game không?Tôi có rất nhiều học sinh ngoan,học giỏi,gia đình quan tâm hết mình nhưng vì mê game mà học hành sa sút đây này!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!1

Ui Oi

Bạn nói rất đúng!

Duc Nguyen

@Nhocmym Xin lỗi bạn Nhocmym. Không thể cản học sinh, trẻ em chơi game, nhưng có thể cho chúng biết mối quan hệ giữa việc chơi game và học hành như thế nào để dẫn chúng đi cho đúng. Nhiều học sinh ngoan,học giỏi, "gia đình quan tâm hết mình" không có nghĩa là học sinh đó đều được quan tâm một cách đúng đắn, được dạy dỗ một cách khoa học. Suy nghĩ về game một cách lạc hậu của một số phụ huynh, giáo viên chỉ làm họ thua cuộc trong thời đại này.

Không chỉ mê game mới học hành sa sút. Hy vọng bạn đánh giá lại vấn đề một cách có hệ thống để tìm ra cách dạy dỗ các em phù hợp hơn.

Ui Oi

Tôi không đồng ý với quan điểm của bạn

Tôi đã theo dõi các bài báo liên quan đến chủ đề này với nhiều giải pháp đã được đề ra, cá nhân tôi là nữ, cũng là một người nghiện game onl, tôi bỏ ăn, bỏ cả học, chỉ để tối ngày chơi game, mặc dù bản thân biết là không nên thế nhưng thực sự là không cưỡng lại được sức hút của game onl. Quan điểm của bạn Milk cho rằng"Vì việc trẻ bỏ bê học hành và nghiện game không xuất phát từ yếu tố game, nó xuất phát từ nền tảng giáo dục từ nhà trường và sự quan tâm chăm sóc của các bậc phụ huynh. Con trẻ sẽ không thể bỏ bê học hành nghiện game nếu nhà trường quản lý giáo dục các em tốt, chúng cũng không thể nghiện game nếu cha mẹ quan tâm nhắc nhở việc học của con thường xuyên" tôi hoàn toàn không đồng ý với bạn. Mẹ tôi là một người rất tâm lý, bà thường xuyên nhắc nhở tôi học hành, tôi vẫn ngoan, vẫn nghe lời mẹ nhưng khi chơi game thì tôi quên hết những lời bà nói, đôi khi vì ức chế trong game còn khiến tôi trở nên cục cẳn, tục tĩu hơn. Đến khi vào đại học, tôi vẫn nghiện game như trước, vẫn bỏ học...thử hỏi trường lớp nào còn có thể giáo dục quản lý nổi một người như vậy. Theo tôi, các vị cứ đưa ra các giải pháp, mặc dù có thể nó không được hoàn hảo, nhưng đối với những người trẻ nghiện game như tôi nó có thể hạn chế được một phần nào đó, vì cá nhân mình không thể cưỡng lại được thì nên để một tổ chức nào đó can thiệp.

Mr Milk

Xin lỗi bạn mình không phải là người hay ho gì, nhưng cũng xin góp thêm chút ý kiến với lập luận của bạn. Nhân tiện mình cũng để mail mình là [email protected], nếu có gì cần góp ý thêm bạn có thể trao đổi qua mail cũng được. Trước tiên cũng giới thiệu mình là nam, cũng đã và đang chơi game, và cũng có lúc chơi game 6h/ngày, có lúc hơn. Nhưng cuối cùng không phải là nghiện. Cái mình đang muốn nói tới ở đây là nền tảng và môi trường của trẻ. Vì mình quan niệm chắc chắn ko phải đến bây giờ có GO thì mới xảy ra tình trạng bạo lực học đường hay trẻ em bỏ học chơi game, hoặc tệ hơn là các tệ nạn xã hội khác. Quy trách nhiệm như thế là cực đoan và chụp mũ. Kế đến cái nền tảng và môi trường ở đây chính là những gì xung quanh đã và đang tác động lên việc hình thành suy nghĩ và nhân cách của trẻ. Cá nhân tôi thấy GO có nhiều cái hay bên cạnh cái xấu, cho nên cứ cách ko quản lý được thì cấm như nhiều ban ngành lâu nay vẫn hành xử thì tôi phản đối. Tôi cũng như bạn từng chơi game, chửi rủa và hòa mình vào game đó. Nhưng sau những giờ chơi đó tôi nghiền ngẫm và tự thấy mình ko nên thế, thế là cái thời gian chơi với những câu chửi rủa mạt sát người khác không còn trong tôi, và tôi làm quen được nhiều bạn bè tốt nữa. Vậy xin hỏi tôi có phải là 1 thành phần xấu đi vì game? Hay các bạn nếu có thời gian cứ thử lân la một vài diễn đàn game như CLB Đột Kích thì xem sẽ thấy, đa phần các bạn trẻ trên đó nói chuyện với nhau đều dần sửa đổi cách nói chuyện của mình cho có văn hóa hơn chứ không như những ngày đầu gia nhập. Vậy tôi dám khẳng định nếu người lớn biết cách hướng dẫn trẻ thì chắc chắn sẽ không có chuyện trẻ bỏ học lêu lổng vì GO. Cái nền tảng và môi trường hình thành nhân cách của trẻ ko vững thì ko có GO cũng sẽ có cái khác mà thôi. Đó là GO còn có thể quản lý khi trẻ chơi ở nhà, còn khi cấm thì đẩy 1 số lượng lớn ra ngoài đường, cạm bẫy XH chắc ai cũng thấy là lớn hơn rất nhiều so với gia đình.

Ui Oi

Nếu ai cũng như bạn thì đã không có bài toán như ngày hôm nay!

Bạn giành ra 6h/ngày hoặc hơn nữa nhưng không phải là nghiện, vậy là đam mê chăng? thử hỏi bạn chơi với mục đích gì? giải trí à? hay là thừa thời gian? Quan niệm của bạn cho rằng ko phải đến bây giờ có GO thì mới xảy ra tình trạng bạo lực học đường hay trẻ em bỏ học chơi game,...vậy theo bạn thì trước đây trẻ bỏ học đi đâu? Bạn có biết từ khi GO bùng nổ, cái chuyện gia đình quản lý các em rất khó, bố mẹ nào mà không quan tâm con, nhưng điều tôi muốn nói ở đây đó là sự đam mê, nói GO giống như thuốc phiện quả không sai, có người cai được, có người không cai được. Khi bạn đã lên cơn nghiện thì cái sự thông minh trong bạn nó cũng trỗi dậy, tôi đã từng nói dối cha mẹ đi học thêm ở lò luyện để lấy tiền đi chơi, rồi nói dối thầy cô em đau bụng để xin về, đứng trước một người con ngoan, trò giỏi như thế liệu ai tin rằng tôi sẽ bỏ học. Tôi đã chứng kiến một nhóm 4,5 thằng nhóc lớp 3 vào quán chơi CF chửi tục tĩu, tôi cũng không biết các em lấy tiền ở đâu ra, dĩ nhiên là cha mẹ sẽ không cho tiền đi chơi rồi, không lấy tiền học thì chắc cũng là đi ăn cắp, thế nên mới có chuyện giết bạn học lấy tiền đi chơi game, giết bạn vì những mâu thuẫn trong game...nếu sống bên ngoài thế giới ảo, liệu những nhóc kon như thế có dám văng tục chửi bậy không, chẳng qua chúng nghĩ là game onl không biết mình là ai tha hồ chửi tục tĩu, chửi nhiều thành quen, bạn nghĩ mấy em thiếu niên nhi đồng cũng sẽ thay tính đổi nết như bạn à, không có đâu bạn ạ.

Bùi Anh Tuấn  624

bạn nói đúng lắm ! tôi ủng hộ bạn 2 tay !!!

lâu lắm mới thấy nữ đại hiệp xuất hiện ! Rolling On The Floor Rolling On The Floor Rolling On The Floor

Mr Milk

6h/ngày mình chưa phải là nghiện, nghiện thì thời gian đó mình ko thể tốt nghiệp, ra trường và đi làm ổn định như bây giờ được. Bạn có biết trước khi có GO thì đã có rất nhiều chỗ cho trẻ đi ko? Đó là những bàn bida, những tụ điểm chơi đánh bạc trên máy điện tử, những tụ điểm chơi Play station 1, 2 mọc lên như nấm, những chỗ đó tui đều đã có mặt nên làm sao mà không biết được. Vả chăng với sự dễ dãi của các bậc cha mẹ hiện nay nên nhiều em dễ sa ngã hơn ngày xưa mà thôi. Hãy xem đa phần nhà nào khá 1 chút thì con họ bất kể bao nhiêu tuổi và cấp lớp nào cũng đều sẵn sàng tặng nó 1 cái di động, đồ trang sức... tiền quà vặt ngày xưa tui học cấp 3 ngày nào cao nhất là 5k kể cả ăn sáng, còn bây giờ trẻ em mỗi đứa 50k, 100k trong túi rất bình thường, có thể ai đó nói đời sống tăng cao thì như thế là bình thường, nhưng tui thấy nó ko bình thường với sự phát triển và hướng dẫn của cha mẹ. Chính vì sự cung cấp đầy đủ đến dư thừa về vật chất lại ít khi đi kèm sự hướng dẫn đúng đắn đối với con em mình mà vô hình chung nhiều bậc cha mẹ đã và đang tạo điều kiện cho chính con caí họ sa ngã. Và bây giờ tiến bộ xã hội luôn phải đi kèm với những bất cập. Sự ra đời và phát triển của GO là tất yếu thì nên chăng nền tảng xã hội ngồi lại đi tìm 1 phương hướng để định hướng cho GO phát triển đúng đắn và phù hợp với từng lứa tuổi chứ ko phải là ra các hình thức cấm. Làm sao mà cấm trong tiềm thức của con trẻ được chứ. Tôi và bạn bè hay đùa nhau rằng: giờ cấm nó chơi game, tụi nó vẫn lao đầu vào internet như thường, vì trên đó còn rất nhiều cái khác như game ở server nước ngoài, tranh ảnh văn hoa phẩm đồi truy nhan nhản ko khó tìm, các âm mưu lôi kéo các em vào các tổ chức này nọ cũng không hiếm; đến khi đó GO với các thứ đó, cái nào lợi hơn? Rõ ràng vạn vật đều có 2 mặt, không biết phát huy mặt tốt thì nên kìm hãm mặt xấu tìm cách phát huy mặt tốt chứ ko phải cấm tiệt như thế.

Ui Oi

Bạn nói thế cũng k phải là sai, nhưng bạn thử nghĩ lại hộ tôi xem, Bạn thử vào mấy quán bi-a, mấy quán PS xem lứa tuổi ở đấy là bao nhiêu tuổi, có các em 7 tuổi không? Bi-a còn là môn thể thao rất tốt cho mắt đấy ( tôi mà có con cũng cho đi chơi )Còn nữa, ai nói với bạn, thừa thãi tiền thì mới chơi được, nếu thế thì đâu cần phải ăn cắp, giết người. Như bạn nói thì hoá ra chỉ có các em gia đình khá giả, bố mẹ cung cấp cho lắm tiền, không kiểm soát mới là nạn nhân à? còn chuyện các bạn đòi chơi server nước ngoài à? ha ha, lý thuyết thế thôi bạn ạ, không kể mạng lag, vất vả lập ID, chửi tiếng việt nam không ai nghe...lại không gặp người Việt Nam, chơi mãi chẳng đứng top, không oai, cày làm gì cho mệt.

Mr Milk

Vậy mời bạn hãy thử tải trò Crossfire USA về chơi thử thì biết có ít hay nhiều người Việt nhé, tôi cũng đã từng chơi, sau 1 hồi nói tiếng anh rồi cuối cùng cũng nhận nhau người Việt hết cả, 1 server có rất rất nhiều room, thế mà tôi chỉ "vô tình" vào đại vài room đều gặp 2 3 người Việt đấy bạn à. Hoặc không bạn hãy thử lên google tìm hiểu về game CS 1.6 xem nào, chẳng cần máy chủ j mà thiên hạ vẫn dư sức chơi ầm ầm bạn à, đó chỉ là 2 ví dụ đó thôi, còn rất nhiều game khác bạn cũng có thể tìm hiểu, chưa kể các vấn nạn sex, phản động luôn đầy rẫy trên mạng, trẻ quen ra tiệm net giờ ko biết làm gì thì tôi cũng không biết chúng sẽ tìm hiểu những gì nữa. Vì thế cái cần kiểm soát là các tụ điểm internet chứ ko phải game, tại đó có vô vàn biến tướng, lực lượng tại địa phương không quản lý được dẫn đến tình trạng ở trên không có hướng quản lý nên cấm, đó là 1 sự không công bằng, ảnh hưởng khá nhiều đến những người đi làm cả ngày về muốn vào game thư giãn gặp bạn bè 1 chút cũng không được. Mà lượng người như tôi không phải là ít đâu bạn à, tôi có những người bạn 6x, 7x chơi game cùng mình, chứng tỏ game dành cho mọi lứa tuổi chứ không chỉ dành cho trẻ em. Vì thế quản lý tốt thì đi kèm với việc dung hoà được mọi thứ, chứ không phải là cấm tiệt như hiện nay đang làm.

Ui Oi

Bạn đứng ở khía cạnh nào mà nói kiểm soát các tụ điểm game hả? Nếu bạn là chủ 1 quán net thì bạn có cấm trẻ em vào chơi không? Làm như thế chỉ có những người kinh doanh internet là phải chịu thiệt, họ sẽ không bao giờ đồng ý. Còn chuyện giới hạn giờ chơi, thứ nhất bên kinh doanh game chịu thiệt, thứ 2 cũng chưa hoàn toàn hạn chế được trẻ nhỏ, vì nếu 1 game bị hạn chế giờ sẽ dẫn đến việc tìm game khác để chơi. Nói chung, bài toán này khá đau đầu. Bạn có tìm ra lời giải chưa?

Mr Milk

Không tự nghĩ ra được thì xin mời các bác đi du học 1 phen qua các nước đã xây dựng và kiểm soát sự phát triển của game khá tốt như Hàn Quốc đấy. Mình ko đứng trên tầm vĩ mô để đưa ra quyết sách quản lý, lại không giỏi giang gì nên cũng chẳng dám nghĩ cách, nhưng VN mình có 1 chính sách vẫn hay nêu ra : "Đi tắt đón đầu", vậy tại sao không 1 lần nữa đi học hỏi nước bạn mà lại cấm?

Ui Oi

Để học hỏi được mô hình của nước bạn thì điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng không cho phép, môi trường, tư duy hạn hẹp,....abc....

Mình không nói nhiều nữa, mời bạn vô đây đọc nhé :

http://bit.ly/dl5uHJ

P/S : Ai nói bạn Quản lý game chỉ là bài toán của Việt Nam?

Mr Milk

Vậy bạn đọc thấy sự khác nhau giữa 2 bên nhé. Ở HQ họ tìm các biện pháp để quản lý hữu hiệu hơn chứ họ không ra sức cấm đoán như VN mình. Các thẻ điện tử để quản lý tuổi, hàng rào tự động, giờ giới nghiêm, hệ thống giám sát tự động... đều là phương thức để giúp việc quản lý hữu hiệu hơn bạn à, không phải cấm đoán đâu. Những cái đó không phải VN mình không làm được mà là chưa dám làm hoặc chưa muốn làm. Trên hết mình vẫn chia sẻ trên quan điểm mong muốn cơ quan quản lý tìm được phương thức quản lý chứ không phải là cấm.

Ui Oi

Haizz, mình nghĩ có lẽ bạn không hiểu ý của mình. Mình nghĩ cuộc tranh luận nào cũng có hồi kết. Nhưng không có nghĩa là mình đồng ý với bạn.

Mr Milk

:D, rất vui đã tranh luận cùng bạn dù có thể ko hiểu hết ý của nhau. Big Grin

Ui Oi

Ha ha, hy vọng sẽ lại gặp bạn trong một chủ đề khác:D

Nguyễn Duy Đông  8

tại sao lai nói chung chung thế nhỉ

xin loi khi minh viet tieng viet bi loi nen khong viet duoc nhe, quan diem cua minh là nhu the nay:

1 quan lý game dua tren chung minh thu de duoc vao phong net la dieu phai thuc hien that ngiem tuc, va dang ky tai khoan game phai dua vao chung minh nhan dan chu, 1 cau be 13t ma van dang ky cac tk game la dieu khong the chap nhan

2 han che thoi gian choi la dung nhung phai nhu the nao: minh thi choi 4 tieng roi ngi 1 tieng, ban dem chi mo den 11 gio, minh di lam roi ban ngay dau co thoi gian choi.

3 ngay khi tao game moi phai kiem tra tinh bao luc hay gi gi do, de den khi phat hanh roi di cam la dieu khong the chap nhan duoc

Mr An

Vẫn còn nhiều thứ cần xem lại

Có người nói do game mà con em mình hư hỏng, đó có thể là lời biện minh cho sự thiếu quan tâm, nhắc nhở. Có người nói do nền tảng giáo dục không tốt nên các em mới xa ngã, mới mê chơi game hơn mê học.

Vâng, ai cũng có cái lý của mình.

Chúng ta cùng nhìn lại nào:

1. Nếu xã hội không có game, hoặc nếu có thì chỉ chơi được ở một số giờ nhất định thì trẻ em có cơ hội để ngồi chơi suốt ngày thậm chí hàng tuần không về nhà?

2. Nếu nhà trường, gia đình phối hợp giáo dục tốt hơn thì các em cũng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi những trò chơi online

3.... và còn rất nhiều thứ khác tác động

Nói chung, hậu quả ngày hôm nay là kết quả tất yếu của rất nhiều yếu tố từ con người, gia đình, xã hội của chúng ta

- Nếu một người phải đủ bản lĩnh, năng lực mới có được việc làm tốt, lương cao và gia đình không tạo cho các em thói quen ỷ lại về trách nhiệm bản thân thì các em có bỏ bê việc học, rèn luyện hay không? Các em tất nhiên phải học tập, rèn luyện bản thân nếu được giáo dục từ nhỏ về trách nhiệm đối với bản thân, mọi người xung quanh

- Nếu các nhà chức trách nhận ra vấn đề từ khi nó mới manh nha thì làm sao có nhiều game được nhập vào Việt Nam đến thế. Nếu quản lí tốt thì làm gì có chuyện mở ngày một nhiều server để mỗi ngày, mỗi giờ các em tranh nhau cái Top 10 ở mỗi server (nếu không online thì lập tức rớt hạng ngay), mà ở tuổi trẻ, cái tôi của các em rất lớn. Các em muốn thể hiện mình, và cách dễ nhất đó là nạp tiền và dẫn Top server!

Tôi đã từng tham gia một server game ở Malaysia. Ở đó rất yên tĩnh, thi thoảng mới gặp 1 vài char để nói chuyện. Trong game mọi người luôn giúp đỡ lẫn nhau làm quest, không giết người vô cớ và đặc biệt, rất ít server! Điều này cho thấy ở nước ngoài, game thật sự là trò giải trí của mọi người sau những giờ làm việc học tập.

Quay về server Việt Nam, phải nói là thật sự ngộp cả về số lượng người chơi ở mỗi server và số lượng server. Bên cạnh đó các nhân vật trong game rất hung hăng, rất dễ xảy ra "đồ sát" với đủ thứ lý do, theo đó là những lời lẽ văng tục không thể tưởng!

Điều đó nói lên điều gì?

Những nhân vật trong game thể hiện rất thật gamer đang điều khiển. Một thế hệ muốn chứng tỏ, muốn đẳng cấp, đứng top và ... hiếu chiến đang chuẩn bị làm chủ đất nước!

Kính thưa các vị lãnh đạo, các vị cha mẹ, quý Thầy Cô quý vị đã, đang và sẽ làm gì hay giao đất nước, xã hội chúng ta cho thế hệ này?

hoàng hải  1

Nên quản lý bằng số giờ chơi

Nên quản lý bằng số giờ chơi cho phép mỗi ngày bằng cách mỗi tài khoản game chỉ được chơi 1 hoặc 2 tiếng mỗi ngày (vd), đăng ký tài khoản bằng số chứng minh thư, mỗi số cmt chỉ được đăng ký 1 tài khoản, nếu tài khoản này vì 1 lý do nào đó bị đánh cắp thì cho phép đăng ký tài khoản khác nhưng sẽ bị huỷ quyền truy cập đối với tài khoản cũ. Kiểm soát số giờ chơi đối với 1 tài khoản là điều không hề khó chỉ có điều có muốn làm hay không thôi. Còn việc cấm các cửa hàng kinh doanh game hoạt động sau 11h đêm không hề có hiệu quả vì "cấm đêm thì ta cày ngày".

Song song với đó là trách nhiệm của gia đình, cần phải quan tâm đến đời sống của các em hơn. Xã hội cũng phải tạo điều kiện cho các em có những sân chơi bổ ích, hướng thiện hơn. Lý do chủ yếu để các em vùi đầu vào thế giới trên mạng là do thiếu sự đồng cảm, quan tâm của gia đình và những người thân. Tác hại đến các em thể hiện rất rõ ở cách ứng xử, lối sống, tinh thần. Đừng vì lợi nhuận kinh tế khổng lồ do kinh doanh game mang lại mà làm hỏng cả 1 thế hệ tương lai của đất nước.

nguyen duc son  41

tại sao phải coi nó là một bài toán phức tạp nhỉ?

mình nói thật có nên dành thời gian cho việc vớ vấn này không?

trong khi các nước đang giành thời gian cho kinh tế , quân sự , ...

mà nước mình lại đi lo game online . >< thật là phí.

VD: nước ta đang thiếu điện(do TQ chăn sông Mekong) vậy sau ta không lo đi nhỉ.

Game online muốn cấm thì cấm tại nhà cung cấp Game ý. khỏi cấm các đại lí chi cho mệt khó quản li, khó thực hiện.

Server mục đích phục vụ 24/24 mà tới 11h cắt mạng các đại lí internet or qui đinh chơi game 3h - 5h . Vậy nghĩ lại 24/24 phục vụ cho ai vức cái sever ấy đi cho rồi. khi nào chơi game thì user điện thoại lên bật server giùm e tí.

và phải nói nhờ Game mình mới đam mê CNTT chỉ thế thôi có gì xin nhẹ tay ^_^

Mình là một người nghiện game từ lớp 9-12 nhưng hiện giờ đã bỏ hẵn không chơi gì cả. ý thức mỗi người thôi. càng ra luật thì càng mất login +  phản khoa học

Thanh Linh

Mình thấy nhiều bài viết nói về game online và đưa ra giải pháp, nhưng hình như chỉ chung chung. Không biết hiện giờ có cơ quan quản lý nào nắm được số liệu người chơi game online, và thời gian chơi gameonine không? Như vậy mới đưa được những cách giải quyết hiệu quả.

Không biết bạn nào có số liệu trên không? Mình đang tính viết đề tài game online, nhưng không có số liệu cụ thể thì khó đưa ra giải pháp hợp lý và hiệu quả.

Vũ Hải Âu

Mình kinh doanh đại lý internet. Là 1 người trong cuộc ít nhiều mình cũng nhận thức được những nguyên nhân dẫn đến việc ngành kinh doanh trò chơi trực tuyến gây bức xúc cho xã hội như hiện nay. Mình xin đóng góp 1 vài ý kiến đồng thời cũng xin trình bày 1 số giải pháp có thể góp phần giúp cho ngành kinh doanh trò chơi trực tuyến phát triển lành mạnh, giảm thiểu những mặt tiêu cực đối với xã hội . Thông qua bức thư gởi đến Ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông , mình xin phép được trình bày dưới đây:

Thư gởi Ông Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông.

Tôi tên : Vũ Hải Âu , Sinh năm: 1974

Địa chỉ : Số nhà 362 Ấp 1 – TT. Giá Rai – H. Giá Rai – T. Bạc Liêu.

Kính thưa Ông Bộ trưởng !

Vừa qua, tôi có theo dõi suốt quá trình đối thọai trực tuyến qua VTC2. Tôi đồng tình với phần lớn vấn đề mà các nhà quản lý đã đưa ra trong buổi đối thoại. Tuy nhiên, có một số vấn đề vẫn còn khiến tôi phải băn khoăn chưa dứt ra được:

1.Tôi được tuyên truyền giáo dục là: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; công dân Nước CHXHCN Việt Nam sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền – trị dân bằng luật pháp, dần dần đã hình thành trong tôi ý thức “ Thượng tôn pháp luật”. Tôi thấy, để xảy ra việc trò chơi trực tuyến gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội 1 phần cũng là do việc thực thi pháp luật không nghiêm. Có những việc nếu thực hiện nghiêm túc theo quy định hiện hành cũng đã đủ giúp cho ngành nghề kinh doanh trò chơi trực tuyến đi vào nề nếp, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội đó là :

  • Xử phạt nghiêm minh các đại lý Internet vi phạm quy định về giờ đóng mở của theo tinh thần Nghị định 28 ;
  • Thực hiện nghiêm theo thông tư 60 “ Các đại lý internet kinh doanh trò chơi trực tuyến phải cách trường học tối thiểu 200m”;
  • Thực hiện nghiêm quy định về quản lý người chơi giờ chơi .v.v.

2. Qua nội dung các giải pháp tình thế do cơ quan quản lý nhà nước đưa ra tôi thấy có 1 số giải pháp hình như đã vô tình trái với những quy định hiện hành:

- Cắt đường truyền tất cả các đại lý internet từ 23h đến 6 giờ sáng ngày hôm sau mà không cần biết đại lý đó có vi phạm quy định về giờ đóng mở cửa hay không;

- Cấm quảng cáo game trực tuyến;

- Cấm những người trong độ tuổi đi học không được chơi game trực tuyến trong khoảng thời gian từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày, bỏ qua nhu cầu chính đáng được vui chơi, giải trí của lứa tuổi này. Thực tế, rất đông người trong độ tuổi này tranh thủ giải trí sau giờ học ; phần đông chỉ tranh thủ giải trí được 1-2 giờ , buổi tối phải ở nhà để làm bài và ôn bài .

- Điển hình là ở thành phố HCM đang triển khai việc cấm trò trơi đột kích: Bắt buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet phải chặn việc truy cập đến máy chủ trò chơi đột kích; bắt buộc các đại lý internet phải cấm khách hàng không được chơi trò chơi đột kích. Tôi được biết trò chơi đột kích sau khi được các cơ quan chức năng thẩm định nội dung đã được cho phép kinh doanh từ năm 2008 nghĩa là ra đời sau khi có Nghị định của chính phủ và thông tư liên bộ về quản lý trò chơi trực tuyến. Nếu trò chơi đột kích vi phạm về nội dung theo quy định hiện hành thì buộc phải ngừng kinh doanh trò chơi này. Tuy nhiên, đến nay trò chơi đột kích vẫn hoạt động chứng tỏ nó không vi phạm pháp luật của Nhà nước. Thế thì căn cứ vào đâu để 1 số địa phương thực hiện các biện pháp ngăn cản người chơi không được truy cập vào trò chơi đột kích. Biện pháp này cho thấy 1 số địa phương thiếu bình tĩnh, thực thi pháp luật theo cảm tính chứ không dựa vào luật.

Các quy định của nhà nước ban hành ảnh hưởng một lúc đến hàng triệu thậm chí hàng chục triệu người , 1 phần nhỏ trong số này là những cá nhân, hộ gia đình trông chờ vào nguồn thu nhập chính của họ là đại lý internet. Ước tính cả nước có khoảng 30 ngàn đại lý internet, khoảng 1 triệu máy vi tính với số vốn đầu tư khoảng 7.000 tỉ đồng, đảm bảo việc làm có thu nhập tương đối ổn định cho tối thiểu cũng khoảng 150.000 lao động. Đó là chưa tính đến số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến. Có bao giờ các cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành các văn bản quản lý về internet và trò chơi trực tuyến để tâm đến cuộc sống của 1 bộ phận không nhỏ công dân Việt Nam này hay không ?

Bình tĩnh nhìn lại thì vừa qua báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin quá đà về tiêu cực của game trực tuyến căn cứ vào khoảng dưới 100 vụ việc của Việt Nam và Quốc tế có liên quan đến game trực tuyến. Cùng 1 vụ việc các báo giấy, báo điện tử thi nhau trích dẫn ; Dưới 100 vụ việc với cách đưa tin như thế đã tạo nên làn sóng mạnh mẽ chống game trực tuyến trong toàn xã hội. Thử thống kê và so sánh về số lượng vụ việc tiêu cực có liên quan đến game trực tuyến so với hậu quả đem đến từ các vụ việc có liên quan đến các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, rượu, thuốc lá .v.v. thì các tiêu cực của trò chơi trực tuyến chỉ là con số rât nhỏ.

Với ý thức “Thượng tôn pháp luật” tôi chưa đồng tình với ý kiến của Ông thứ trưởng Bộ thông tin & Truyền thông khi cho rằng các nhà phát hành game, đại lý internet , những người chơi game trực tuyến phải chịu thiệt thòi 1 chút vì lợi ích chung của toàn xã hội trong việc thực thi các biện pháp tình thế trong thời gian chờ quy định mới quản lý trò chơi trực tuyến được ban hành. Theo tôi thấy có gì đó không ổn vì cuộc sống đâu có đừng lại chờ chúng tôi, hàng tháng chúng tôi phải đóng thuế cho nhà nước và nhiều khoản chi khác cho đại lý internet của mình, hàng ngày chúng tôi phải lo đủ thứ cơm, áo, gạo, tiền, việc học hành của con cái v.v.v nói như ông Thứ trưởng có vẻ thiên về cảm tính. Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền vì thế cứ theo luật mà làm, không thể vì lợi ích chung mà làm trái với các quy định hiện hành được, cụ thể ở đây là việc cắt đường truyền của tất cả các đại lý internet sau 23h00. Là 1 người kinh doanh đàng hoàng đúng pháp luật tôi chỉ yêu cầu các cơ quan nhà nước cũng thực hiện việc quản lý theo đúng pháp luật – nếu tôi không vi phạm về giờ giấc đóng, mở cửa thì không được cắt đường truyền của đại lý chúng tôi từ 23 giờ đến 6 giờ sáng vì thời gian đó gia đình chúng tôi cũng cần sử dụng đường truyền internet cho nhu cầu của mình ( cập nhật game, xem tin tức, giải trí v.v. ).

3. Qua theo dõi buổi đối thoại trực tuyến về quản lý trò trơi trực tuyến đồng thời tham khảo dự thảo quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến sắp ban hành tôi vẫn chưa thấy được các biện pháp căn cơ nhất có thể vừa góp phần làm hạn chế thấp nhất tác hại của trò trơi trực tuyến vừa có thể góp phần giúp cho ngành nghề kinh doanh trò chơi trực tuyến phát triển lành mạnh và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho 1 bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam.

Bản thân tôi thấy chỉ cần thực hiện nghiêm túc 1 số việc sau đây sẽ góp phần giúp cho ngành kinh doanh trò trơi trực tuyến đi vào nề nếp, phát triển lành mạnh đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực của trò chơi trực tuyến đối với xã hội.

Tạm thời ngừng cấp phép phát hành các game online mới cho đến khi các giải pháp dưới đây được thực hiện nghiêm chỉnh, đi vào nề nếp.

1./ Tái thẩm định tất cả các trò chơi trực tuyến hiện đang kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam, cương quyết ngừng kinh doanh đối với các trò chơi có nội dung kịch bản không đáp ứng đủ các yêu cầu theo điều 20 của dự thảo quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến .

2./ Thực hiện lại việc đăng ký kinh doanh đối với tất cả các đại lý internet trên toàn quốc đảm bảo yêu cầu là chỉ có các đại lý đáp ứng đủ các điều kiện mới được cấp phép hoạt động.

* Cần bổ sung 1 yêu cầu mới mang tính bắt buộc các đại lý internet phải đạt được đó là phải có giấy chứng nhận sử dụng bản quyền Windows hợp pháp theo đúng số lượng máy đã đăng ký kinh doanh thì mới được cấp phép vì hầu như các trò chơi trực tuyến hiện nay đều chạy trên nền Hệ điều hành Windows ( thực tế hiện nay đa số các đaị lý internet đều sử dụng windows lậu để kinh doanh trò chơi trực tuyến ). Yêu cầu này có 2 điểm lợi :

a./ Thể hiện được cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO là tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ góp phần làm giảm đáng kể vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm dùng cho mục đích kinh doanh, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

b./ Hạn chế việc phát triển các đại lý internet 1 cách ồ ạt, số lượng quá nhiều dẫn đến khó kiểm soát, quản lý.

3./ Đây là giải pháp căn bản nhất : đó là quản lý tốt người chơi và giờ chơi.

a./ Quản lý tốt người chơi : trong khi chưa thực hiện được chứng minh thư điện tử thì thực hiện tốt việc này sẽ góp phần rất hiệu quả để quản lý thông tin người chơi theo đúng quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến .
Bắt buộc các doanh nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến trong thời gian 2-4 tháng phải làm cho xong cơ sở dữ liệu về người chơi, phải đảm bảo thông tin người chơi chính xác đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin người chơi theo đúng quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến. Thực hiện tốt việc này sẽ góp phần quan trọng để thực hiện tốt việc quản lý giờ chơi theo đúng quy chế. Nếu các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến không thực hiện thì phải tạm ngừng kinh doanh cho đến khi làm xong mới thôi .
Cách thức thực hiện như sau : Tại các xã, phường, thị trấn trên cả nước nơi có đông người tham gia chơi trò chơi trực tuyến các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến phải đặt 1 diểm đăng ký thông tin người chơi . Tại đây sẽ thực hiện việc đăng ký lại cũng như đăng ký mới thông tin người chơi. Người chơi từ 14 tuổi trở lên ( tuổi được cấp CMND theo quy định ) khi đến đăng ký lại hoặc đăng ký mới tài khoản phải đem theo CMND để nhân viên có thể kiểm tra và xác thực thông tin 1 cách chính xác; Người chơi dưới 14 tuổi phải có Cha hoặc Mẹ hoặc người bảo hộ hợp pháp đem CMND theo dẫn đi đăng ký tài khoản .

Làm được việc nói trên không khó chỉ cần các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến có quyết tâm và phải tốn chi phí. Làm được việc này cũng thể hiện được rằng các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến có thực tâm muốn kinh doanh theo đúng quy định của Pháp Luật Việt Nam .
Số lượng người tham gia trò chơi trực tuyến hiện nay khoảng 8 triệu người , thật ra trong đó đa số chỉ là những người chơi ảo, tài khoản ảo. Đây là hậu quả sau nhiều năm các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến cho phép khách hàng đăng ký tài khoản 1 cách vô tội vạ, chẳng cần kiểm chứng thông tin, người chơi muốn khai gì khi đăng ký cũng được miễn sao thỏa mãn các mục thông tin trong bản đăng ký thì được coi là hợp lệ, muốn tạo bao nhiều tài khoản cũng được.

Thời gian 2 - 4 tháng đủ để các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến thực hiện xong việc này . Việc này nếu thực hiện nghiêm chỉnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến có 1 cơ sở dữ liệu về người chơi sát với thực tế, loại trừ triệt để các số liệu về người chơi và tài khoản ảo đã tồn tại nhiều năm trở lại đây.

b./ Quản lý tốt người chơi : Yêu cầu phải đảm bảo là : 1 người chơi với 1 số chứng minh nhân dân xác thực mỗi ngày thời gian được phép chơi trò chơi trực tuyến chỉ được tối đa 180 phút đối với mỗi trò chơi không ưu tiên và tối đa 300 phút đối với mỗi trò chơi ưu tiên. Muốn làm tốt được việc này thì phải thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin người chơi đã nêu ở điểm (a) .

Thực hiện việc này không khó, phụ thuộc hoàn toàn vào các giải pháp mang tính kỹ thuật của các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến.
Làm tốt được 2 việc trên kết quả mang lại sẽ là :

- Người chơi Nguyễn Văn A với số CMND được xác thực có tuổi là 15 thì không thể đăng ký tài khoản những trò chơi dành cho lứa tuổi từ 16 trở lên, đương nhiên người chơi này chỉ đăng ký được tài khoản đối với những trò chơi dành cho độ tuổi dưới 16 mà thôi.

- Người chơi Nguyễn Văn A có tài khoản toichoigame khi đăng nhập vào trò chơi A là trò chơi không uu tiên thì chương trình đăng nhập sẽ thực hiện trình tự các việc sau :

+ Kiểm tra tài khoản toichoigame nếu trước đó đã chơi hết 180’ thì từ chối đăng nhập;

+ Nếu trước đó đã đăng nhập vào trò chơi A và đã chơi được 30’ thì cho phép đăng nhập với thời gian còn lại được phép chơi là 150’ ; nếu chơi chưa hết 150’ thì thời gian chơi ở lần đăng nhập thứ 2 được cộng dồn với lần đăng nhập đầu tiên, phần thời gian còn lại sẽ được tính ở lần đăng nhập thứ 3 .v.v.

Đối với trò chơi ưu tiên thì cách thức kiểm tra cũng tương tự.

Như vậy, kết quả đem lại hoàn toàn phù hợp với quy chế về quản lý trò chơi trực tuyến : 1 người chỉ đăng ký được tài khoản trò chơi phù hợp với độ tuổi của mình và chỉ được chơi đúng thời gian được quy định.

4. Thực hiện tốt mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để quản lý học sinh.

5. Các bậc làm Cha Mẹ lưu tâm nhiều hơn đến con cái của mình, hướng dẫn, dậy bảo con cái mình tránh xa những mặt tiêu cực của trò chơi trực tuyến.

6. Tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về các mặt tác hại của trò chơi trực tuyến để nâng cao nhận thức của người dân, qua đó giúp người dân tự ý thức bảo vệ mình trước những tiêu cực của xã hội nói chung và trò chơi trực tuyến nói riêng.

Trên đây là những băn khoăn, trăn trở của 1 người đã kinh doanh đại lý internet nhiều năm. Với trình độ hạn hẹp của mình tôi biết những gì tôi trình bày không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Chỉ mong ông Bộ trưởng xem đây là những lời tâm huyết đóng góp một chút gì đó vào việc giúp cho ngành nghề kinh doanh trò trơi trực tuyến phát triển lành mạnh , ít gây hại cho xã hội .

Xin Ông vui lòng thứ lỗi cho tôi vì đã làm mất thời gian của Ông

Xin gởi đến Ông lời chào trân trọng .

AxAX

Không quản lý được thì cấm thôi!

Ở VN là vậy, cái gì mình không đủ năng lực quản lý là cấm thôi! Chắc gì mấy ông ... ngồi ghế nói dóc ở trên biết cái game online nó là gì? chỉ nghe nói độc hại - mà độc hại là cấm đâu cần biết nó độc hại như thế nào. Ký cái là ok!!!!!!!!!!!!!

didn't

Phim chiếu trong giờ Vàng thỳ game cũng nên có giờ Vàng chứ nhỷ?